Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cấp tỉnh của tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam. (Trang 67 - 79)

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025

3.3.1. Nhóm giải pháp về đổi mới xây dựng quy hoạch

- Quy hoạch CBQL kinh tế cần được nhận thức là một nội dung trọng yếu để bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Để triển khai thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ CBQL kinh tế của tỉnh Quảng Nam có hiệu quả, các cơ quan quản lý cán bộ tỉnh cần hoàn thiện việc xây dựng quy hoạch riêng đối với đội ngũ CBQL kinh tế của tỉnh. Quy hoạch này nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu, yêu cầu của chiến lược phát triển đội ngũ CBQL kinh tế của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL kinh tế theo nguyên tắc “động” và “mở”, có tầm nhìn xa, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược của tỉnh. Coi trọng công tác quản lý và thực hiện quy hoạch, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ. Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch, đào tạo, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ. Nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa công tác quy hoạch với công tác nhân sự; xác định rõ cơ cấu, độ tuổi trong quy hoạch cán bộ, bảo đảm cơ cấu giữa 3 độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, nhóm vị trí việc làm; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, bảo đảm tính thực chất, khả thi của đề án quy hoạch cán bộ.

- Giữ vững nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan trong công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phải công tâm, khách quan, coi quy hoạch đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phát triển nhân lực và phát triển cơ quan, đơn vị.

3.3.2. Nhóm giải pháp về đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển

3.3.2.1. Về công tác tuyển dụng:

- Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ CBQL kinh tế các ngành theo vị trí việc làm, khung

năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, giảm số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế. Thực hiện nghiêm chủ trương về CBQL kinh tế không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

- Tuyển dụng CBQL kinh tế theo chuyên môn đã được đào tạo phù hợp với chức trách, nhiệm vụ chuyên môn được giao theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh CBQL kinh tế của tỉnh theo 2 nội dung: Xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển dụng; Tuyển “nhân tài” bổ sung cho đội ngũ CBQL kinh tế.

3.3.2.2. Về bố trí, sử dụng, bổ nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL kinh tế bao gồm kế hoạch đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào vị trí khác nhau…; bố trí sử dụng theo nguyên tắc 6 đúng (đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng thời gian, đúng cơ cấu, đúng quy trình).

- Gắn việc bố trí, sử dụng cán bộ với yêu cầu của vị trí việc làm; luôn phải bảo đảm vì mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác chuyên môn; đồng bộ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo ra đội ngũ CBQL kinh tế có cơ cấu phù hợp, chất lượng cao.

- Trong sử dụng CBQL kinh tế cần lưu ý làm tốt hơn nữa công tác miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ,

thường đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, để cơ quan, đơn vị được giao phụ trách xảy ra các vụ việc nổi cộm, bức xúc kéo dài.

- Chủ động bổ nhiệm cán bộ trong diện quy hoạch đã qua đào tạo, bồi dưỡng và được đánh giá đủ tiêu chuẩn; ưu tiên cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, con gia đình chính sách, có chuyên môn cao và có triển vọng tốt về năng lực.

- Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ: Nắm chắc lịch sử chính trị và tập trung vào vấn đề chính trị hiện nay. Nắm chắc quy định để xử lý, sử dụng những trường hợp có vấn đề về chính trị. Không xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử khi chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị.

- Đổi mới việc bổ nhiệm bằng cách tiếp tục xin chủ trương và tổ chức thi tuyển vào các chức danh CBQL ở một số Sở, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế của tỉnh.

- Tập trung kiểm tra, rà soát về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình quy hoạch, luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử các chức danh CBQL kinh tế theo phân cấp và chỉ đạo bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi các quy định, quyết định về công tác CBQL kinh tế không đúng quy trình, không phù hợp, chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm, không có “vùng cấm” trong công tác cán bộ.

3.3.2.3. Đối với công tác điều động, luân chuyển:

- Thực hiện nghiêm túc việc điều động và luân chuyển CBQL kinh tế cấp tỉnh. Xây dựng và thực hiện quy định về luân chuyển cán bộ đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết TW 4 khóa XI và các quy định của Bộ Chính trị, trong đó xác định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch; tiếp tục thực hiện Kế hoạch luân chuyển cán bộ về công tác tại cơ sở nhằm tạo điều kiện để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ.

- Khi tiến hành điều động, luân chuyển CBQL kinh tế cấp tỉnh cần thống nhất chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung sau: Phải xác định rõ mục tiêu điều động, luân chuyển cán bộ. Chỉ thực hiện luân chuyển đối với những cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển, nhằm tạo nguồn CBQL kinh tế cho lâu dài.

- Chủ động xây dựng kế hoạch luân chuyển ngắn hạn và dài hạn, phải thực sự gắn với quy hoạch, có tính khả thi và đặc biệt cần sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo trong việc triển khai.

3.3.3. Nhóm giải pháp đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng

- Trước hết cần căn cứ vào quy hoạch tạo nguồn CBQL kinh tế để xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng một cách hợp lý. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL kinh tế theo yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch đào tạo, lộ trình và xác định thứ tự ưu tiên đối với từng loại cán bộ được đào tạo, đảm bảo hài hòa giữa công tác đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ, tránh tình trạng cùng một lúc cử nhiều cán bộ đi học hoặc học những ngành nghề không gắn với yêu cầu vị trí việc làm gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

- Tập trung đổi mới nội dung đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu, không dàn trải; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải được nghiên cứu soạn thảo công phu, khoa học trên cơ sở mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật thông tin và những kiến thức mới tiên tiến, hiện đại, phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và đòi hỏi quản lý kinh tế hiện nay và định hướng thời gian đến.

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước có chất lượng để nghiên cứu xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, đào tạo lại,

bồi dưỡng CBQL kinh tế hiện nay và đội ngũ cán bộ kế cận của tỉnh.

- Khuyến khích phương thức cán bộ tự rèn luyện và tự học thường xuyên trên cơ sở có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng… Để tu dưỡng, rèn luyện đạt kết quả, đòi hỏi trước hết mỗi cán bộ phải tự giác tu dưỡng đạo đức, chấp hành nghiêm túc và gương mẫu quy định về đạo đức và kỷ luật công vụ; đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị.

3.3.4. Nhóm giải pháp về đánh giá, xếp loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục chú trọng công tác đánh giá hiệu quả hoạt động thực tiễn của mỗi CBQL kinh tế:

- Việc đánh giá đội ngũ cán bộ này phải khách quan, công tâm; phải dựa vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ và mức độ đạt được các tiêu chí; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và bằng sản phẩm hoặc so sánh với chức danh tương đương làm thước đo để đánh giá. Đánh giá CBQL kinh tế trước khi bổ nhiệm, bầu cử và hết nhiệm kỳ phải chú trọng đến tính lịch sử, toàn diện, cụ thể, phát triển. Quá trình đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ cần phải phân loại một cách rạch ròi theo 4 loại: tốt, khá, trung bình, kém.

- Tiếp tục thực hiện việc cấp trên đánh giá cấp dưới; người đứng đầu đánh giá

những người thuộc quyền quản lý; cấp trên trực tiếp đánh giá người đứng đầu cấp dưới; bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ theo thẩm quyền.

- Thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách, chế tài sau khi đánh giá cán bộ đảm bảo hài hòa giữa trách nhiệm và quyền lợi, tạo động lực để cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ hoặc có tính ren đe, làm gương trong công tác cán bộ.

Đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc diện tinh giản biên chế do sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc do tự nguyện, không còn nguyện vọng cống hiến cho cơ quan, đơn vị.

3.3.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảm bảo tạo động lực, khơi nguồn sáng tạo, thu hút nhân tài

Đây là một trong những nội dung quan trọng cần quan tâm đúng mức, cụ thể là: - Rà xét lại thang bậc lương của đội ngũ CBQL kinh tế trên địa bàn để từ đó đề xuất Trung ương hoặc quyết định bổ sung sửa đổi chế độ phù hợp, khắc phục tình trạng hiện nay nhiều cán bộ trong đội ngũ này thu nhập tiền lương còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao và chênh lệch lớn về lương thưởng từ doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh.

- Quy định chính sách đề bạt cần đảm bảo người được đề bạt phải là đủ tiêu chuẩn, khắc phục tình trạng hiện nay nhiều trường hợp đề bạt không đúng quy định hoặc “nợ tiêu chuẩn”. Rà soát cụ thể để thu hồi, huỷ bỏ các quyết định bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình, không đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, lịch sử chính trị.

- Thực hiện tốt chính sách khen thưởng, tuyên dương những cá nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế trên từng lĩnh vực cụ thể. Mở rộng các hình thức thi đua, khen thưởng, khuyến khích cả về mặt vật chất và tinh thần đối với cán bộ.

• Tiếp tục rà soát, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ như: chế độ thăm hỏi, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng, đào tạo...

3.3.6. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát cán bộ

của cấp ủy, cơ quan, đơn vị; người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, đơn vị cần có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch, thường xuyên và đột xuất kiểm tra, giám sát công tác xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện quản lý.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đối với CBQL kinh tế. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra của Đảng với thanh tra của nhà nước, giữa tự kiểm tra của mỗi cấp ủy, chính quyền, đơn vị với kiểm tra của tổ chức đảng, thanh tra nhà nước.

- Thực hiện công khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự; cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu. Xác minh, xử lý kịp thời, hiệu quả, hợp lý thông tin phản ảnh từ các tổ chức, cá nhân và phương tiện thông tin đại chúng. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất, theo chuyên đề, chuyên ngành, của cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới giám sát cấp trên. Coi trọng cả cảnh báo, phòng ngừa và xử lý sai phạm. Kịp thời phát hiện, có biện pháp uốn nắn, khắc phục những khuyết điểm, xử lý nghiêm đối với tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính; khuyến khích tinh thần hăng say, phấn đấu lao động để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc. Nghiêm chỉnh thực hiện biện pháp chế tài đủ mạnh mang tính ren đe đối với cán bộ không thực hiện chức danh được giao, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về những điều đảng viên, cán bộ không được làm.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, phát triển kinh tế nói riêng, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam luôn khẳng định CBQL kinh tế là nhân tố quyết định đến sự thành bại, là khâu then chốt cho sự ổn định, phát triển. Quá trình xây dựng đội ngũ CBQL kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cơ bản đã được quan tâm đúng mức đối với đội ngũ này, tạo điều kiện để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế của tỉnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Luận văn “Phát triển đội ngũ CBQL kinh tế tỉnh Quảng Nam" đi sâu nghiên cứu và khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn trong việc phát triển đội ngũ CBQL kinh tế trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng số lượng, chất lượng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển và các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL kinh tế trong thời gian qua, từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và đề xuất một số phương hướng, giải pháp sát thực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng việc phát triển đội ngũ CBQL kinh tế tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề từ lý luận, thực tiễn dựa trên những căn cứ, tình hình thực tế, tham khảo tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL kinh tế. Bằng phương pháp tiếp cận từ cơ sở, thu thập số liệu từ các ngành có liên quan và để hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những vấn đề bất cập trong việc thu tập thông tin, số liệu, giải pháp…. nên đã ảnh hưởng đến chất lượng của luận văn. Vì vậy, học viên rất mong nhận được những góp ý chân

thành của quý thầy cô, cũng như những người quan tâm đến vấn đề này.

Để triển khai các giải pháp tại Luận văn này, học viên đề xuất các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để xem xét quyết định hoặc tổ chức triển khai thực hiện:

- Đối với Bộ Nội vụ

Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan đến đội ngũ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam. (Trang 67 - 79)