cấp tỉnh
2.3.1. Về quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ
Trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch CBQL nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 bảo đảm đúng theo các quy định của Trung ương và
của tỉnh. Đã khắc phục được một bước những hạn chế, tồn tại trong công tác quy hoạch cán bộ như: công khai, dân chủ, khách quan, công tâm trong việc phát hiện nguồn; quy trình thực hiện quy hoạch chặt chẽ, đúng quy định, thực hiện đúng thẩm quyền quyết định phê duyệt và công khai quy hoạch. Chất lượng CBQL đưa vào quy hoạch được nâng lên và có tính khả thi; việc quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” được thực hiện tốt hơn, nhất là đối với các CBQL được luân chuyển về địa phương, cơ quan, đơn vị đều được cấp có thẩm quyền rà soát, bổ sung vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của địa phương, cơ quan, đơn vị mình, đã cơ bản khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín trong quy hoạch cán bộ; đã tạo được nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn để kiện toàn, bổ sung giữ các chức danh quản lý của tỉnh.
- Về quy hoạch CBQL cấp tỉnh:
+ Nhiệm kỳ 2015 - 2020: Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 68 đồng chí; Ban Thường vụ Tỉnh ủy 13 đồng chí; Bí thư 02 đồng chí; Phó Bí thư 08 đồng chí; Chủ tịch HĐND 04 đồng chí, Phó Chủ tịch HĐND 05 đồng chí; Chủ tịch UBND 02 đồng chí, Phó Chủ tịch UBND 12 đồng chí; Giám đốc Sở, ngành và các đoàn thể chính trị xã hội 72 người, Phó Giám đốc 198 người, Trưởng phòng 220 người, Phó trưởng phòng 437 người.
- Về quy hoạch cán bộ nữ:
+ Nhiệm kỳ 2015-2020: Số cán bộ nữ quy hoạch ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh là 12/68 đồng chí; quy hoạch ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy là 02/13 đồng chí (tỷ lệ 15,38%); quy hoạch các chức danh: Phó Bí thư Tỉnh ủy là 01/08 đồng chí (tỷ lệ 12,8%); Phó Chủ tịch HĐND là 02/05 đồng chí (tỷ lệ 40%); Phó Chủ tịch UBND là 01/12 đồng chí (tỷ lệ 8,33%); Giám đốc sở, ban, ngành và tương đương là 8/72 người (tỷ lệ 11,1%); Phó Giám đốc sở, ban, ngành và tương đương là 51/198 người (tỷ lệ 25,76%).
Bảng 2.4. Chất lượng quy hoạch CBQL kinh tế tỉnh Quảng Nam Đơn vị tính người, tỷ lệ % PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG, CHỨC DANH QUY HOẠCH Tổng số cán bộ được quy hoạch Số lượng cán bộ đương nhiệm Hệ số quy hoạch (hoặc số người cho một chức danh quy hoạch) Cán bộ nữ Tỷ lệ % Cán bộ người Dân tộc thiểu số Tỷ lệ % Trình độ chuyên môn Tiến sĩ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Hệ chính quy Hệ không chính quy 1- Giám đốc sở (tương đương) 72 29 2,47 8 11,1 2 2,8 3 31 35 3 0 0 2- Phó Giám đốc sở (tương đương) 198 87 2,28 51 25,7 2 1,01 4 55 109 30 0 0 3- Trưởng phòng và tương đương thuộc sở 220 145 1,52 72 33,7 5 2,3 4 60 130 24 2 0 4- Phó Trưởng phòng và
tương đương thuộc sở 437 293 1,49 174 39,8 17 3,9 2 32 339 62 2 0
Tổng cộng 927 554 1,67 305 32,9 26 2,8 13 178 613 119 4 0
38
Nhìn chung, tỷ lệ cán bộ quy hoạch cơ bản đã đảm bảo theo tỷ lệ quy định (hệ số đạt 1,67 trong khi quy định của Trung ương là từ 1,5 đến 2 lần); trong đó tỷ lệ cán bộ nữ tương đối cao (32,9%) nhưng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số (2,8%), cán bộ có trình độ tiến sỹ (1,4%) còn tương đối thấp so với tổng số cán bộ được quy hoạch.
Bảng 2.5. Tình hình quy hoạch CBQL kinh tế tại một số cơ quan, đơn vị
Đơn vị tính người, tỷ lệ %
Cơ quan, đơn vị
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Sở Tài chính 23 90 29 97 29 97 28 97 Sở Kế hoạch và Đầu tư 19 98 22 92 22 92 21 94 Sở Công Thương 58 99 58 91 58 91 61 98 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 115 97 107 97 112 94 136 98 Thanh tra tỉnh 16 99 14 96 14 96 18 98 Sở Tài nguyên và Môi trường 23 85 20 84 20 84 21 88 Sở Lao động, TB và Xã hội 30 98 31 97 31 97 32 98 Sở Giao thông vận tải 21 84 21 86 21 86 20 90 Sở Văn hoá, Thể thao và DL 30 86 34 90 34 90 30 92
Cơ quan, đơn vị
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Sở Xây dựng 15 92 18 91 18 91 17 93
Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai 20 95 19 94 19 94 24 96 Ban Dân tộc 10 94 11 96 12 98 12 98 Văn phòng HĐND tỉnh 14 90 15 90 15 90 12 88 Văn phòng UBND tỉnh 33 93 39 92 39 92 31 94
Nguồn: Báo cáo công tác quy hoạch cán bộ tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2018
Qua phân tích, tỷ lệ cán bộ được quy hoạch cho các chức danh quản lý kinh tế tại từng cơ quan, đơn vị qua từng năm có tỷ lệ cao nhưng không ổn định. Năm 2018 do đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm số lượng các Phòng chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị dẫn đến tỷ lệ cán bộ được quy hoạch trên tổng số người làm việc cao hơn các năm trước.
Lãnh đạo tỉnh đã quan tâm xây dựng quy hoạch cho CBQL kinh tế tại từng cơ quan, đơn vị. Nhờ vậy đội ngũ này phát huy được khả năng của mình trên cơ sở đã được quy hoạch cụ thể theo các lĩnh vực QLNN về kinh tế. Đồng thời, qua công tác quy hoạch đã tạo ra sự phấn đấu tích cực của những cán bộ thuộc diện quy hoạch.
Đại bộ phận xây dựng quy hoạch CBQL nhà nước trên địa bàn tỉnh đều dựa vào việc bỏ phiếu tín nhệm ở các cấp cơ sở. Do vậy những người thuộc diện quy hoạch đều phát huy được năng lực trình độ.
2.3.2. Về tuyển dụng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ
- Tuyển dụng:
Thời gian qua công tác tuyển dụng CBQL kinh tế đã tiến hành cơ bản đúng quy trình. Do đó những cán bộ được tuyển dụng đa số đáp ứng yêu cầu trình độ phẩm chất. Trong 04 năm từ năm 2015 đến năm 2018, tỉnh Quảng Nam đã tuyển dụng mới được 193 CBQL kinh tế. Trong đó: 16 người có trình độ sau đại học, 174 người có trình độ đại học, 01 người có trình độ cao đẳng và 02 người có trình độ trung cấp.
- Bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm:
Lãnh đạo tỉnh đã ban hành nhiều nội dung quy định về công tác cán bộ và đã chỉ đạo thực hiện nghiêm quy trình 05 bước khi đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu CBQL kinh tế ứng cử đối với nguồn nhân sự tại chỗ; đối với nguồn nhân sự từ nơi khác đến, chuẩn bị ít nhất từ 02 đến 03 phương án để tập thể lãnh đạo xem xét, thảo luận và quyết định bằng phiếu kín, đảm bảo dân chủ, khách quan, công tâm trong việc lựa chọn nhân sự. Nhất là đã chú ý kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ đúng theo quy định. Chỉ đạo xử lý nghiêm và bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi các quyết định về công tác cán bộ không đúng, không phù hợp; đồng thời, chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong công tác cán bộ.
Trong 04 năm, đã kịp thời củng cố, kiện toàn 49 chức danh CBQL kinh tế ở một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Văn hóa - Xã
hội HĐND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh, Ban Quản lý các dự án Đầu tư xây dựng tỉnh, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh).
Năm 2015: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 21 cán bộ thuộc diện BTV TU quản lý, 27 cán bộ thuộc diện UBND tỉnh quản lý; 116 chức danh thuộc Sở, ngành quản lý;
Năm 2016: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 13 cán bộ thuộc diện BTV TU quản lý, 14 cán bộ thuộc diện UBND tỉnh quản lý; 107 chức danh thuộc Sở, ngành quản lý;
Năm 2017: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 32 cán bộ thuộc diện BTV TU quản lý, UBND tỉnh quản lý; 125 chức danh thuộc Sở, ngành quản lý;
Năm 2018: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 44 cán bộ thuộc diện BTV TU quản lý, UBND tỉnh quản lý; 62 chức danh thuộc Sở, ngành quản lý.
Tổng số cán bộ nữ được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Ban, ngành và tương đương (kể các cơ quan khối Đảng) trong giai đoạn 2015-2018 là: 13 đồng chí (tỷ lệ 13,8%). Trong đó: năm 2015: 09
đồng chí, năm 2016: 03 đồng chí và năm 2017: 01 đồng chí.
- Điều động, luân chuyển:
Căn cứ vào tình hình thực tế lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã điều động gần 35 CBQL kinh tế chuyển công tác từ cơ quan này đến cơ quan khác để làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu QLNN về kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh đã làm tốt công tác luân chuyển cán bộ nhằm tạo ra môi trường mới, động lực mới, điều kiện mới thúc đẩy đội ngũ CBQL kinh tế phát
huy khả năng của mình trong quá trình xâm nhập và thực hiện nhiệm vụ từ đó đúc rút kinh nghiệm từng trải. Trong thời gian này đã luân chuyển gần 115 CBQL kinh tế. Trong đó: luân chuyển 13 đồng chí từ tỉnh về huyện, thị xã, thành phố giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND (trong đó có 12/13 đồng chí không phải là người địa phương); luân chuyển 21 cán bộ nữ (tỷ lệ 18,1%).
Nhìn chung, việc luân chuyển, bố trí cán bộ đã kịp thời tăng cường CBQL kinh tế chủ chốt cho một số địa phương và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, góp phần tích cực giúp các địa phương, các ngành ổn định tổ chức, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị; tạo điều kiện cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có triển vọng, trong quy hoạch được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn; khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. Các cán bộ được luân chuyển đều phát huy được năng lực, trí tuệ, tích lũy được kinh nghiệm trong thực tế; sau thời gian luân chuyển đều được bố trí giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch.
2.3.3. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL kinh tế được các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động hơn trong việc xác định đối tượng cử đi đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, chú trọng đào tạo cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.
Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tương đối toàn diện cả về lý luận chính trị, kỹ năng quản lý, điều hành; cập nhật kiến thức mới, giúp các cấp ủy đảng chủ động trong công tác bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và chuẩn bị nhân sự của tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Bảng 2.6. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng CBQL kinh tế cấp tỉnh
Đơn vị tính người, tỷ lệ %
Năm
Tiến sỹ Thạc sỹ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLKT liên quan đến lĩnh vực cụ thể Tổng số Nữ DT TS Tổng số Nữ DT TS Xây dựng chính quyền Khoa học xã hội Khoa học tự nhiên Luật, Nội chính Tài chính Khác 2015 4 1 0 23 11 3 43 79 121 14 26 3 2016 3 1 0 19 7 3 55 85 100 12 18 1 2017 2 0 0 4 2 0 49 87 162 13 75 11 2018 4 1 0 16 7 3 6 79 2 13 49 5 Cộng 13 3 0 62 27 9 153 330 385 52 168 20
Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2018
- Đào tạo về lý luận chính trị: Có 226 lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo Cao cấp, Cử nhân chính trị. Trong đó, cán bộ nữ 68 người, tỷ lệ 30,2%; dân tộc thiểu số 21 người, tỷ lệ 9,5%.
- Đào tạo về trình độ chuyên môn: Có 103 cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên môn; trong đó, đáng chú ý nhất là thạc sỹ 62 lượt, tiến sỹ 13 lượt.
Năm 2015: 04 tiến sỹ, 23 thạc sỹ; 81 lãnh đạo cấp phòng, 26 lãnh đạo cấp Sở tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý;
Năm 2016: 03 tiến sỹ, 19 thạc sỹ; 96 lãnh đạo cấp phòng, 28 lãnh đạo cấp Sở tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý;
Năm 2017: 02 tiến sỹ, 04 thạc sỹ; 87 lãnh đạo cấp phòng, 31 lãnh đạo cấp Sở tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý;
Năm 2018: 04 tiến sỹ, 16 thạc sỹ; 34 lãnh đạo cấp phòng, 25 lãnh đạo cấp Sở tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý.
- Đào tạo cán bộ thông qua luân chuyển: Các đơn vị đã thực hiện tốt kết hợp việc đào tạo bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để rèn luyện thực tiễn, từ năm 2015 đến năm 2018 đã luân chuyển 103 CBQL kinh tế để đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn.
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức: Công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh từ thực tiễn được tăng cường. Từ năm 2015 đến nay hầu hết CBQL kinh tế đều tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.
2.3.4. Về xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá cán bộ
Công tác đánh giá cán bộ hằng năm được các cấp thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chặt chẽ, dân chủ, khách quan, tập hợp được nhiều kênh tham gia nhận xét, đánh giá. Đã cơ bản thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ, nhất là việc cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp.
Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khắc phục tình trạng nể nang, xuê xoa, ngại va chạm; trách nhiệm người đứng đầu được đề cao; đã giúp cán bộ nhận thức đầy đủ ưu điểm để phát huy, kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm và những mặt còn hạn chế để phấn đấu vươn lên. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ đã tạo cơ sở quan trọng cho tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ.
- Năm 2015: Cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 75,7%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 22,8%; hoàn thành nhiệm vụ 1,5%; không hoàn thành nhiệm vụ 0%.
- Năm 2016: Cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 76%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 23,2%; hoàn thành nhiệm vụ 0,8%; không hoàn thành nhiệm vụ 0%. - Năm 2017: Cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 71,26%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 26,57%; hoàn thành nhiệm vụ 0,97%; không hoàn thành nhiệm vụ 1,21%.
- Năm 2018: Cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 72,6%; hoàn thành tốt