Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 36)

ngũ CBQL kinh tế của tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung nằm ở vị trí trung độ của cả nước, là một tỉnh vừa có vùng đồng bằng ven biển, vừa có vùng trung du, miền núi với diện tích tự nhiên 10.406 km2, dân số gần 1,5 triệu người, bao gồm 18 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 01 thị xã, 15 huyện); trong đó có 09 huyện miền núi cao. Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân trong công tác cán bộ, trong những năm vừa qua, Quảng Nam đã xây dựng được một đội ngũ CBQL kinh tế từ cơ sở đến tỉnh tương đối đồng đều, ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Tỉnh Quảng Nam có những thuận lợi nhất định trong phát triển đội ngũ CBQL kinh tế, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn.

2.1.1. Thuận lợi

- Quảng Nam là địa phương có truyền thống hiếu học, có nguồn nhân lực chất lượng khá tốt. Lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, người lao động chịu khó, có ý thức vươn lên trong công việc.

- Kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng cải thiện theo hướng tích cực, thu nhập bình đầu người ngày càng cao hơn, tổng sản phẩm trên địa bàn cũng ngày càng lớn hơn, chất lượng cuộc sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng lên.

- Toàn tỉnh có 02 trường đại học và nhiều cơ sở đào tạo nghề với các lĩnh vực đào tạo khác nhau. Quảng Nam cũng nằm gần các trung tâm đào tạo

nguồn nhân lực lớn như Đà Nẵng, Huế,... nên thuận tiện trong việc cung cấp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Lãnh đạo tỉnh có cam kết mạnh mẽ đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển đội ngũ CBQL kinh tế nói riêng. Trong đó, đã xác định ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ đột phá để tạo động lực phát triển địa phương và ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ CBQL kinh tế các cấp.

2.1.2. Khó khăn

- Quảng Nam nằm ở miền Trung, cách xa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên việc tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia, nhà quản lý giỏi của tỉnh gặp khó khăn, chi phí cao hơn.

- Địa hình tỉnh Quảng Nam phần lớn là đồi núi khiến cho giao thông đi lại khó khăn, khó phát trỉển kinh tế tại các vùng sâu, vùng xa; nằm trong vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạch định và thực hiện các hoạt động kinh tế.

- Đời sống người dân, đặc biệt là miền núi còn khó khăn; chênh lệch cao trong thu nhập giữa khu vực đô thị, đồng bằng và miền núi; tỷ trọng cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp còn cao, khu vực công nghiệp, dịch vụ phát triển với tỷ lệ thấp.

- Một số đặc tính con người Quảng Nam như tính cục bộ địa phương, duy tình, ngại thay đổi… cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 36)