5. Cấu trúc của khóa luận
3.4.2. xuất giải pháp tổ chức quản lý tiếp thị thương hiệu dul ịch thành phố Vũng Tàu
Vũng Tàu”.Youtube, instagram hiện không có tài khoản nào của cơ quan nhà nước, chủ yếu là các công ty du lịch và cá nhân.
Đối với kênh offline hiện đã phát hành cẩm nang du lịch Vũng Tàu; Mỗi khi có sự kiện hoặc vào các dịp đặc biệt thường có các bài báo, bài viết trên tạp chí và phóng sự trên truyền hình...Bộ nhận diện thương hiệu: Hiện tại vẫn chưa
xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất.
3.4.2. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý tiếp thịthương hiệu du lịch thành phốVũng Tàu Vũng Tàu
3.4.2.1. Xác định nhóm du khách mục tiêu cho tiếp thị
Mỗi loại hình du lịch sẽ phục vụ một nhóm đối tượng du khách nhất định, chính vì vậy khi tổ chức tiếp thị tới du khách cần chia thành nhiều chiến dịch khác nhau, mỗi chiến dịch nhằm hướng đến một nhóm khách du lịch hay một mục đích nhất định. Ví dụ sắp tới ngày Lễ Phật Đản thì du khách mục tiêu sẽ là những du khách theo đạo Phật, hoặc sắp tới thành phố Vũng Tàu tổ chức một sự
kiện thể thao thì nhóm du khách mục tiêu sẽ là người yêu thích thể thao, là những người trẻ, năng động,...
3.4.2.2. Xác định mục tiêu của chiến dịch tiếp thị
Tùy vào từng thời điểm mà mục tiêu của các chiến dịch quảng bá sẽ khác nhau:
- Mục tiêu tạo sự nhận biết: Mục đích là để càng nhiều khách hàng mục tiêu biết
đến du lịch Vũng Tàu càng tốt.
- Mục tiêu tạo sự quan tâm: Khách hàng quan tâm tới điều gì, ta cung cấp điều
đó. Ví dụ: Khách du lịch trẻ quan tâm: Ăn ở đâu? Chơi ởđâu? Ở đâu chụp hình
55
tuổi thì quan tâm tới những khu du lịch yên tĩnh, những resort thanh bình, các di tích, mức giá và hạng phòng ở tầm trung,...
- Mục tiêu cung cấp thông tin: Cung cấp các thông tin đầy đủ của một sản phẩm
nào đó để khách hàng mục tiêu nắm được. Ngoài ra mục tiêu này còn định vị
thương hiệu trên thị trường, giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn mình. Ví dụ mùa hè được coi là thời điểm vàng của du lịch biển, du lịch Vũng Tàu cần cung cấp các thông tin về du lịch biển để tăng tính cạnh tranh với các điểm du lịch biển khác, các thông tin như: môi trường biển sạch đẹp, một sốquy định cấm đối với du khách nhằm giữ môi trường xanh – sạch – đẹp, kêu gọi du khách chung tay bảo vệ môi trường, tình trạng phòng, mức giá, tình trạng an ninh – trật tự được kiểm soát ra sao, hỗ trợ du khách ở đâu, hotline là gì, du khách có thể đi
đến những điểm đến nào,... Sau khi khách hàng mục tiêu nhận được các thông
tin trên sẽcó cơ sởđánh giá và tin tưởng thương hiệu du lịch Vũng Tàu hơn.
- Mục tiêu củng cố thương hiệu: Đưa đến những nhận xét, cảm nhận từ phía du
khách. Đối với những nhận xét tiêu cực nên cam kết sửa đổi để hoàn thiện hơn,
sau khi sửa đổi đạt kết quả như mong đợi thì dùng những kết quả đó để tiếp thị
lại, giúp tăng sự tin tưởng của du khách.
3.4.2.3. Xác định kênh tiếp thị cho chiến dịch tiếp thị
Việc xác định kênh tiếp thị rất quan trọng trong mỗi chiến dịch quảng bá và tiếp thị, nếu xác định sai thì việc quảng bá sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí mà không mang lại hiệu quả cao. Tiêu chí là “khách hàng mục tiêu ở đâu thì tiếp thị ởđó”.
56
Đối với khách du lịch trẻ cần chọn kênh online làm tâm điểm:
- Trên website của thành phốVũng Tàu cần cung cấp nhiều thông tin hơn về các
các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm check-in, các điểm vui chơi
giải trí, xây dựng và cập nhật công nghệ GIS,...
- Thiết lập các trang chính thống trên các trang mạng xã hội: mạng xã hội là một trong những kênh có sức ảnh hưởng và lan truyền mạnh nhất hiện nay. Đặc biệt không thể bỏ qua các ứng dụng như: facebook, instagram, youtube, zalo,
viber,..., các trang này được đặt một tên duy nhất như: Vũng Tàu, Du lịch Vũng
Tàu. Các trang này để giữtương tác cần cập nhật thông tin mỗi ngày.
- Internet là một môi trường hoàn hảo để thể hiện ý tưởng của người làm marketing khi muốn đưa sản phẩm du lịch ở xa du khách đến ngay trước mặt họ
thông qua các hình thức phong phú như: Âm thanh, hình ảnh, viết nội dung, quay video,... Các điểm tham quan du lịch nên lựa chọn cách quay video để giới thiệu, video chất lượng tốt, không quá dài, lấy một số điểm nhấn của điểm đến.
Đối với các nhà hàng nên chọn quay video lồng ghép với hình ảnh món ăn, hình ảnh cần được chỉnh sửa để màu sắc bắt mắt hơn, hấp dẫn hơn. Các điểm check –
in nên sử dụng hình ảnh đểngười xem bắt được góc chụp, gây ấn tượng cao hơn.
Về âm thanh, video về vui chơi giải trí dùng âm thanh sôi động, video về điểm
đến tâm linh thì nhẹ nhàng sâu lắng.
- Liên kết với các công ty du lịch để thu hút nhiều khách hơn
Khách du lịch lớn tuổi nên tiếp thị qua: Báo, tạp chí du lịch, công ty du lịch, catalogue, tivi,...
Khách đoàn MICE tiếp thị thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế, triển lãm, sự kiện, các công ty sự kiện chuyên tổ chức cho các đoàn MICE,...
57
3.4.2.4. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu
Hiện tại thành phố Vũng Tàu vẫn chưa xây dựng được bộ nhận diện
thương hiệu cho riêng mình. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
- Nhận diện thương hiệu văn phòng: Tên thương hiệu, slogan, logo, phong
bì thư, tiêu đề thư, giấy viết thư, hóa đơn, thẻ nhân viên, danh thiếp, fax A4, bìa hồsơ, sổ công tác, thiệp chúc mừng, bìa đĩa, nhận diện đĩa CD, DVD, giấy note, banner tác giảail, thư mời, kẹp tài liệu,...
- Nhận diện thương hiệu đối ngoại: Catalogue, brochure, tờ rơi, tờ gấp, cẩm
nang, đồng phục nhân viên,...
- Nhận diện thương hiệu tại cơ sở kinh doanh: Băng rôn, biển quảng cáo, showroom, poster,...
Đằng sau màu sắc, logo, slogan, âm thanh của thương hiệu là một câu chuyện ý nghĩa, truyền tải một thông điệp, một triết lý nhất định tới du khách. Hãy cho du khách biết điều đó, điều này góp phần trong định vị thương hiệu du lịch thành phốVũng Tàu.
Đề xuất xây dựng logo, slogan cho du lịch thành phốVũng Tàu. Dưới đây là đề xuất của tác giả về hình ảnh logo và slogan du lịch Vũng Tàu.
58
Logo tác giả đề xuất là hình ảnh hai chữ cái “V” và “T” cách điệu được
lồng ghép vào nhau, đây là hai ký tự đầu của hai chữ “Vũng Tàu”. Chữ “T” là
hình ảnh ngọn hải đăng, hải đăng biểu tượng cho tài nguyên du lịch văn hóa, một trong những tài nguyên du lịch gắn với văn hóa lịch sử của người dân Vũng Tàu.
Ánh sáng của ngọn đèn chiếu ra nhiều hướng, luôn xoay tròn chỉ sự lan tỏa của nền văn hóa lâu đời của vùng đất biển đến những miền đất khác.
Bên dưới ngọn hải đăng là hình ảnh con sóng. Sóng là biểu tượng của biển, là tài nguyên quý giá mà thành phố Vũng Tàu đang sở hữu để phát triển du lịch, hình ảnh những lọn sóng mềm mại, không cuộn trào, không dữ dội chính là mô tả biển Vũng Tàu dường như luôn yên ả, ít chịu tác động của thiên tai như bão lũ; sự mềm mại của những lọn sóng đem lại cảm giác thư thái, thư giãn, dễ
chịu mà du khách cảm nhận khi về với đất biển Vũng Tàu.
Về màu sắc, logo là sự kết hợp của các màu: đỏ, trắng, vàng và xanh
dương.
Màu đỏ là màu tượng trưng cho năng lượng, nhiệt huyết và đam mê. Đó
cũng chính là những điều người làm du lịch cần có. Luôn tràn đầy năng lượng để
phục vụ du khách, luôn nhiệt huyết, năng nổ với nghề và biến công việc mình
đang làm trở thành đam mê. Bởi một khi làm điều gì đó vì đam mê con người ta
sẽ luôn có thật nhiều năng lượng.
Màu trắng là màu của sự tinh khiết và trung thực. Người làm du lịch
không nên “buôn gian bán dối”, chặt chém du khách.
Màu vàng là màu của ánh sáng, thể hiện sự lạc quan, tích cực, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người làm du lịch cũng cần có tố chất này đặc biệt là trong
59
những thời điểm gặp khó khăn, sự lạc quan sẽ giúp con người nhanh chóng vực dậy, lấy lại năng lượng và vượt qua những khó khăn đó.
Màu xanh dương là biểu tượng cho màu nước biển (tài nguyên biển Vũng
Tàu), màu xanh dương còn là màu của sự tin tưởng và trách nhiệm; trách nhiệm của cơ quan chức năng, trách nhiệm của người làm du lịch, trách nhiệm của
người dân trong việc phát triển du lịch, trong phục vụ du khách, trong nâng cao chuyên môn,... ngoài ra còn chỉ trách nhiệm của du khách trong việc bảo vệ môi
trường du lịch. Màu xanh dương là màu đem lại cảm giác bình yên, du khách sẽ
được thư giãn, giải tỏa căng thẳng khi đến Vũng Tàu.
Câu slogan “Không ngừng phát triền”. Phát triển ởđây là chỉ sự phát triển
đồng thời của lượng và chất. Lượng là số lượng: khách hàng tiềm năng, khách
hàng mục tiêu, khách hàng thực tế, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch, các sản phẩm du lịch, các chỉ số phát triển như GDP, các nhà đầu tư trong và ngoài nước,... Chất ởđây là: chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng các dự án đã-
đang-sẽ triển khai, chất lượng sống của người dân,... Đây chính là khát khao,
khát vọng của người quản lý, người làm du lịch không ngừng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa và lan tỏa những nét đẹp của vùng đất biển Vũng Tàu đến những miền đất khác.
3.5. Quản lý và kiểm soát việc thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch thành phốVũng Tàu
Hiện tại việc quản lý và kiểm soát các hoạt động của du lịch Vũng Tàu
được thực hiện bởi “Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu”. Để xây dựng thành
công thương hiệu du lịch thành phố Vũng Tàu cần sự cố gắng hơn nữa của Ban quản lý trong việc: hoàn thành tốt các nhiệm vụ hiện tại, giải quyết nhanh các
60
vấn đề còn tồn đọng, kết hợp nhịp nhàng với các cơ quan liên quan khác để hỗ
trợ du khách nhanh chóng, đánh giá định kỳ các kết quả đạt được so sánh với mục tiêu ban đầu; đồng thời cũng cần khéo léo, linh hoạt để phù hợp với thời
đại.
Trước khi bắt đầu một chiến dịch bất kỳ cần đánh giá, dự đoán và đưa ra
các chỉ số mục tiêu để có thể theo dõi, kiểm tra, giám sát; đồng thời dùng để đánh giá xem chiến dịch đó đã làm tốt hay chưa, hiệu quả ra sao. Nếu không hiệu quả thì tìm ra nguyên nhân để khắc phục, tránh tái phạm. Nếu hiệu quả thì tiếp tục phát huy.
61
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG