5. Cấu trúc của khóa luận
3.1. Đánh giá thực trạng dul ịch thành phố Vũng Tàu
- Những kết quả đạt được của du lịch Vũng Tàu được thể hiện ở hai bảng 3.1 và 3.2 dưới đây:
Bảng 3. 1: Số liệu thống kê du lịch thành phốVũng Tàu năm 2018
NỘI DUNG NĂM 2018
Tổng sốlượt khách Gần 6 triệu lượt
Tỷ lệ khách bình quân Tăng từ 15 – 18 % so với năm trước
Tỷ lệ trong lĩnh vực ăn uống, hội nghị hội thảo
Tăng 35 – 40 % so với năm trước
Lượng khách lưu trú 3,6 triệu lượt
Tỷ lệlượng khách lưu trú Tăng 17 % so với cùng kỳ
Nguồn: Website thành phốVũng Tàu
(http://vungtau.baria-vungtau.gov.vn/web/guest/du-lich-vung-tau/) Bảng 3. 2: Số lượt khách tắm biển qua các năm
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 tính
đến 19/05/2019 Số khách
(lượt)
3,295,100 4,425,250 2,719,200
32
- Sốlượt khách tắm biển có sự biến động trong năm 2019 đặc biệt sốlượng
tăng cao vào các dịp lễ. Nhận thấy các kỳ nghỉ lễ dài ngày sô lượng tăng
gấp đôi các kỳ nghỉ lễ ngắn ngày. Theo dõi sự biến đổi của sốlượt khách tắm biển trong các dịp lễnăm 2019 thông qua biểu đồ3.1 dưới đây:
Biểu đồ 3. 1: Sốlượt khách tắm biển trong các dịp lễ năm 2019 Nguồn: Số liệu được Ban quản lý các khu du lịch Vũng Tàu cung cấp
Trong những năm gần đây, ngành du lịch thành phố Vũng Tàu đã có
những thay đổi đáng kể. Các bãi tắm lượng khách tăng đông nghẹt vì bãi tắm
không ăn uống, không rác và bịch ni lông, chai lọ, sạch đẹp cùng với thời gian
các ngày nghĩ lễ được kéo dài, thêm vào đó là uy tín về đảm bảo an ninh trật tự, những vụ gian lận thương mại, chặt chém du khách dần được đẩy lùi khiến Vũng
Tàu được nhiều du khách trong nước đặc biệt là khu vực phía Nam, cũng như
bạn bè quốc tế tìm đến ngày càng cao. Qua thống kê của Chi cục Thống kê Vũng
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 Tết Dương
Lịch Tết Nguyên Đán Giỗ Tổ Hùng Vương 30/04 - 1/5
Số khách (lượt)
33
Tàu, ngành du lịch Thành phố tỷ lệ khách bình quân tăng từ 15-18 % năm sau so
với năm trước, làm cho doanh thu dịch vụ ngành tăng cao, nhất là lĩnh vực ăn
uống và hội nghị hội thảo tăng đến 35-40% so với cùng kỳ, việc giữ cho bãi tắm
và nơi công cộng luôn sạch đẹp, cấm ăn uống dẫn đến doanh thu tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng cao, cùng với sức chi tiêu của khách du lịch ngày càng cao.
Có thể dễ dàng nhận thấy số lượng khách tắm biển các năm sau tăng rất nhiều so với năm trước. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy công tác quản lý, vệ sinh môi trường biển sạch sẽ của các cơ quan chức năng đã thực sự mang lại hiệu quả và lấy lại lòng tin của du khách.
Tại các cơ sởlưu trú, lượng khách và doanh thu, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố, lượng khách lưu trú năm 2018 là 3,6 triệu lượt, tăng 17%
so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc khách sạn Thanh Bình cho biết “ Khách phản ánh trực tiếp với mình lúc nào cũng khen, dạo này bãi biển rất sạch, xuống tắm biển không phải đạp các vỏ chai, lọ, vỏốc cộng với tình hình an ninh trật tự được kiểm soát, không bị chặt chém, chụp giật nên lượng khách ngày
càng tăng và full phòng”. Như tại các khách sạn Imperial, Pullman, Malibu, Green, Lan Rừng ngoài khách nội địa đi lẻ cùng gia đình, lượng khách quốc tế, Việt kiều, khách đoàn đi du lịch đến Vũng Tàu cũng tăng cao đặc biệt là các dịp
nghĩ lễ, mùa hè lượng khách tăng cao, công suất phòng bình quân cũng đạt 90%.
Còn tại bảo tàng vũ khí cố, năm 2018 lượng khách đến tham qua hơn 45.000 lượt
34
Mô hình SWOT đánh giá du lịch thành phố Vũng Tàu được nêu trong bảng 3.4:
Bảng 3. 3: Mô hình SWOT đánh giá du lịch thành phốVũng Tàu
ĐIỂM MẠNH:
- Các thế mạnh về tài nguyên du lịch: tự nhiên và văn hóa đã nêu ởchương 2. Các nét đẹp tự nhiên
và văn hóa được kết hợp một cách hài hòa.
- Nguồn nhân lực dồi dào, trẻ,
năng động; thành phốcó 2 cơ sở
đào tạo nhân lực là Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu và Cao đẳng nghề Du lịch.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật được đầu tư, đồng bộ. - Có sự tham gia của cơ quan Nhà
nước trong phát triển du lịch mà cụ thể là Ban quản lý các khu du lịch và Trung tâm hỗ trợ khách du lịch. ĐIỂM YẾU: - Các sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng
- Nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiệp vụ tốt, thông thạo các ngoại ngữ còn hạn chế - Lượng khách du lịch quốc tế còn ít - Công tác quảng bá du lịch chưa được chú trọng, đặc biệt là quảng bá online
- Thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, mức chi tiêu thấp - Một số kh vực trong trung tâm
thành phố còn hiện tượng ngập
nước khi mưa lớn như khúc giữa
tuyến đường Lê Hồng Phong
CƠ HỘI:
- Với vị trí thành phố Vũng Tàu
nằm trên đường hàng hải quốc
THÁCH THỨC:
- Phát triển nguồn nhân lực địa
35 tế, trung tâm khu vực Đông - Nam Á nên sẽ thu hút nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
về lĩnh vực cảng, đặc biệt là cảng du thuyền. Ngoài ra với tiềm năng phát triển du lịch còn thu hút các doanh nghiệp đầu tư
về nhà hàng, khách sạn, resort,... - Trong thời đại công nghệ, đầu tư
cho marketing sẽ là một đòn bẩy
để thu hút khách
- Các chính sách của Chính phủ, của tỉnh hiện đang chú trọng phát triển du lịch
tế trong bối cảnh lao động trong
khối ASEAN được phép dịch
chuyển giữa các quốc gia khiến doanh nghiệp có thể mất đi chất xám, số lao động còn lại có thể thua ngay trên “sân nhà”.
- Nếu không sử dụng công nghệ
trong thời đại 4.0 du lịch thành phốVũng Tàu sẽ bị lu mờ.
- Các đối thủ cạnh tranh trong
nước và quốc tế ngày càng gia
tăng và phát triển.
- Các yếu tố bất lợi về biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới thời tiết, một số hiện tượng có thể phá vỡ
cảnh quan du lịch như: bão, nước biển dâng, sạt lở, xâm lấn,...
3.2. Xác định khách hàng mục tiêu cho du lịch thành phốVũng Tàu
Xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong việc marketing
thương hiệu du lịch thành phốVũng Tàu, cần xác định đặc điểm đối tượng khách
hàng để cung cấp những thông tin họ cần, có mặt ở nơi họ thường có mặt để
36
đó, tăng hiệu quả marketing, giảm các chi phí không cần thiết. Mỗi một loại hình du lịch sẽ phù hợp với một đối tượng du khách nhất định, ở đó họ có những đặc
điểm chung và ta cần nắm được các đặc điểm đó.
Như đã nêu ở trên, các loại hình du lịch hiện có ở thành phốVũng Tàu bao
gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa,
du lịch MICE,...Vậy đặc điểm các du khách theo từng loại hình du lịch là gì?
3.2.1. Đặc điểm của khách du lịch nghỉdưỡng
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm đến những
nơi khí hậu dễ chịu, không khí trong lành, cảnh quan đẹp và yên bình…để thư
giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Loại hình du lịch này có tác dụng rất tích cực trong việc phục hồi và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, giúp lấy lại tinh thần và thể lực đểcon người trở lại với công việc và cuộc sống ngày thường chịu nhiều áp lực.
Đặc điểm của khách du lịch nghỉ dưỡng là:
- Độ tuổi: người trong độ tuổi lao động và người nghỉhưu
- Giới tính: nam và nữ
- Khu vực sống: thường sống ở những nơi thành thị ồn ào, tấp nập, đông đúc
- Tính chất công việc: căng thẳng, áp lực mệt mỏi, sức khỏe suy giảm,... - Du khách tìm kiếm thông tin qua các kênh:
+ Người trẻ: internet, người quen,...
+ Người lớn tuổi: báo, radio, người quen, công ty du lịch,... - Thời gian đi du lịch: ngắn ngày hoặc dài ngày
37
+ Người trẻ: thích chụp hình, không nghỉdưỡng đơn thuần mà còn kết hợp
vui chơi giải trí, khám phá,...
+ Người lớn tuổi: thường là du lịch nghỉdưỡng đơn thuần
Du lịch nghỉ dưỡng được xem là thế mạnh của Vũng Tàu với sự phát triển
đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cùng với các điểm
đến nghỉ dưỡng đẹp và đa dạng. Đối với nghỉ dưỡng biển Vũng Tàu có các bãi
biển đẹp như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, Bãi Vọng Nguyệt,... Nghỉdưỡng núi phải kể đến khu du lịch Hồ Mây. Hệ thống các resort, khu du lịch ven biển đẹp
như: Paradies, Intourco, Biển Đông, New Wave, Marina Bay... Ngoài ra, hệ
thống các nhà hàng ven biển cũng là địa điểm yêu thích của các đối tượng khách du lịch nghỉ dưỡng như: Gành Hào, Lâm Đường, Làng Chài, Sông Rạch Hào,...
Để phục vụ tốt đối tượng khách trên, các điểm đến cần: nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá, không chặt chém,...
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo
Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Theo
đó, mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đến năm 2020 xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu
thành một trong những trung tâm du lịch nghỉdưỡng và giải trí lớn của cả nước. 3.2.2. Đặc điểm của khách du lịch tham quan
Là loại hình du lịch mà du khách lựa chọn điểm đến là nơi có phong cảnh
đẹp, độc đáo, lạ; hay là nơi có nét văn hóa, kiến trúc đặc sắc,...(xem hình 3.1)
Đặc điểm của khách du lịch tham quan là:
38
- Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, người quen, báo, đài,...
- Thời gian đi tham quan: ngắn ngày, có thểlà đi trong ngày
- Hành vi, sở thích của du khách: Chụp hình, khám phá những nét độc đáo của
thiên nhiên và văn hóa
Các điểm tham quan mà du khách có thể tìm thấy tại Vũng Tàu như: Hải đăng , đồi Con Heo, Bạch Dinh, Bảo tàng vũ khí cổ, thiền viện
Chơn Không, tượng chúa Kitô, miếu
Hòn Bà,...
3.2.3. Đặc điểm của khách du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch tham gia vào những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, nhằm đạt được sự gia
tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình, tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo. Nói cách khác, khách du lịch đến một địa điểm hành hương có xuất xứ từ cội nguồn tâm linh mang yếu tố tín ngưỡng tôn giáo là cách giúp họ xây dựng cho mình một niềm tin về sức mạnh của nội tâm, tìm đến sự an lạc trong tâm tư, thăng hoa cuộc
sống hướng thượng… Đó cũng là mục đích cao nhất của các chương trình du
lịch tâm linh.
Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội ngày càng hiện đại
thì con người lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Du lịch
tâm linh là xu hướng phát triển tất yếu trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia
Hình 3. 1: Bạch Dinh –Điểm tham quan độc đáo với nét kiến trúc Pháp
39
Châu Á ảnh hưởng Phật giáo lâu đời như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt
Nam…
Đặc điểm của khách du lịch tâm linh là:
- Tính chất công việc: là những người tin, theo một tôn giáo nhất định
- Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, báo, tổ chức mà họ tham gia,... - Thời gian đi tham quan: ngắn ngày
- Hành vi, sở thích của du khách: kết hợp với du lịch tham quan, không tham gia nhiều vào hoạt động vui chơi giải trí, thành tâm hướng vềđức tin của họ,...
Du khách đi theo loại hình tâm linh sẽ được thỏa mãn khi tới thành phố Vũng Tàu bởi là nơi hội tụ của nhiều ngôi chùa cổ kính, kiến trúc đặc sắc; ngoài ra một số ven biển có cảnh quan rất đẹp. Một số chùa tại Vũng Tàu là: Thích Ca
Phật Đài (nằm trên sườn Núi Lớn với điểm nhấn là bức tượng Thích Ca Mâu Ni), Niết Bàn Tịnh Xá, Linh Sơn Cổ Tự (xem hình 3.2), Tịnh Xá Ngọc Bích, chùa Quan Âm Nam Hải, các chùa nằm ở khu vực Bến Đình,...
40
Đối với du khách theo đạo Thiên Chúa có thể tìm đến: Nhà thờ Vũng Tàu, nhà thờĐức Mẹ Bãi Dâu, Tượng chúa Kitô,...
Thành phốVũng Tàu có tiềm năng du lịch tâm linh rất lớn bởi sự đa dạng
các điểm đến tâm linh, trong mỗi điểm đến luôn có sự kết hợp giữa các nét kiến
trúc đặc sắc và cảnh quan núi, biển đẹp, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên,
thư giãn, quên đi bộn bề của cuộc sống. Cùng với sự phát triển của cơ sơ hạ tầng,
hàng năm thành phố Vũng Tàu là nơi uy tín tổ chức Đại Lễ Phật Đản thu hút
nhiều tăng ni, phật tử hội tụ về đất biển. 3.2.4. Đặc điểm khách du lịch văn hóa
Theo định nghĩa của WTO, du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục
đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn
hóa của một cộng đồng.
Đặc điểm khách du lịch văn hóa là:
- Khu vực sống: Là những nơi có nét văn hóa khác với văn hóa điểm đến - Du khách tìm kiếm thông tin qua kênh: internet, báo, đài, người quen,... - Thời gian đi tham quan: ngắn ngày
- Hành vi, sở thích của du khách: tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc trong cuộc sống của người dân bản địa, các di sản, kiến trúc, lễ hội, ẩm thực,...
Nói về du lịch văn hóa là một phạm trù rất rộng. Du khách có thể đi tới
Vũng Tàu vì yêu thích các điểm đến di tích lịch sử, ẩm thực, các lễ hội nơi đây, bao gồm lễ hội truyền thống hoặc lễ hội hiện đại. Lễ hội truyền thống tiêu biểu
đã liệt kê ở trên như: Lễ hội Trùng Cửu, lễ hội Đình Thần Thắng Tam, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành, lễ giỗĐức thánh Trần Hưng Đạo,... Tuy
41
nhiên, các lễ hội truyền thống chưa thực sự đủ sức hút, sức hấp dẫn của khách du lịch, cần sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan chức năng để các lễ hội không bị mai một, tạo sức hút góp phần thúc đẩy du lịch.
Thành phố Vũng Tàu còn đăng cai tổ chức các lễ hội hiện đại như:
Festival diều quốc tế (xem hình 3.3), Festival ẩm thực, Festival biển,... Tuy nhiên, thực trạng chung của các lễ hội vẫn còn thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ
chức, các lễ hội có sự tham gia của các đơn vị nước ngoài dần kém thu hút đối với người tham gia và du khách.
Ẩm thực Vũng Tàu thu hút du khách bởi các món ăn được chế biến đa
dạng từ hải sản tươi sống. Ngoài ra còn một vài món mà du khách không thể bỏ