Kiến nghị các giải pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Qui chế thương nhân ở Việt Nam (Trang 93 - 105)

III. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2. Kiến nghị các giải pháp

Từ các định hướng nêu trên, để bảo đảm thực hiện được các chủ trương và phân đấu đặt các mực tiêu do Đảng và Nhà nước khởi xướng, các giải pháp sau cần phải được xem xét và tiến hành:

Giải pháp thứ nhất: Học hỏi kinh nghiệm của các nước có mội trường

kinh doanh truyền thống, thông thoáng, lành mạnh. Theo Ngân hàng Thế giới:

“Những nền kinh tế được xếp hạng cao về môi trường kinh doanh có xu hướng kết hợp các hệ thống quy trình hiệu quả với một nền tảng pháp lý chặt chẽ để bảo vệ

quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhìn chung, các nước thu nhập cao OECD có hệ thống quản lý thân thiện với người dùng nhất ở tất cả các khía cạnh. Các vùng Đông Á, châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Bắc Mỹ có quy trình pháp lý khá hiệu quả nhưng vẫn còn thiếu nền tảng pháp lý vững mạnh về quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp những quy định tiến bộ về kinh doanh mà nhiều chính phủ đã áp dụng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của mình:

- Tạo điều kiện gia nhập thị trường dễ dàng

+ Áp dụng quy trình đăng ký trực tuyến + Bỏ quy định về vốn tối thiểu

+ Xây dựng hệ thống đăng ký một cửa

- Tạo điều kiện đăng ký quyền sở hữu dễ dàng

+ Sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử + Cung cấp thông tin trực tuyến

+ Triển khai quy trình thủ tục nhanh chóng

- Bảo vệ nhà đầu tư

+ Cho phép hủy bỏ các giao dịch gây thiệt hại của bên liên quan

+ Quy định chấp thuận các giao dịch của bên liên quan

+ Yêu cầu công khai chi tiết

+ Cho phép tiếp cận tất cả thông tin của doanh nghiệp trong thời gian xét xử

+ Yêu cầu kiểm tra độc lập các giao dịch của bên liên quan

+ Cho phép tiếp cận tất cả tài liệu của doanh nghiệp trước khi xét xử

+ Xác định rõ nghĩa vụ của giám đốc

- Tạo điều kiện nộp thuế dễ dàng

+ Cho phép tự đánh giá

+ Cho phép nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến + Xây dựng cơ sở một thuế/thuế

- Tạo điều kiện giao thương qua biên giới dễ dàng

+ Cho phép nộp và xử lý hồ sơ điện tử

+ Áp dụng các biện pháp thanh tra trên cơ sở đánh giá rủi ro

+ Áp dụng cơ chế một cửa

- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng

+ Đưa ra tất cả phán quyết thương mại tại các tòa án xét xử (first-instance courts) công khai hiện có trong thực tiễn

+ Duy trì các tòa án, thẩm phán chuyên về thương mại

+ Cho phép nộp khiếu nại điện tử

- Tạo điều kiện để giải quyết tình trạng không đòi được nợ

+ Cho phép chủ nợ tham gia ý kiến về quyết định xử lý tình trạng không đòi được nợ

+ Ban hành quy định pháp luật yêu cầu người quản lý nợ phải có bằng cấp chuyên ngành hoặc học thuật

+ Xác định rõ giới hạn thời gian cho hầu hết các quy trình giải quyết tình trạng không đòi được nợ

+ Xây dựng cơ sở pháp lý cho quy trình xử lý ngoài khuôn khổ tòa án” [20].

mại, không tôn trọng thương nhân. Cho tới khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, pháp luật của Pháp du nhập vào Việt Nam do sức ép của thực dân. Từ đó luật thương mại mới phát triển và một tàng lớp thương nhân thật sự mới ra đời. Khi giải phóng hoàn toàn đất nước, Việt Nam xây dựng kinh tế kế hoạch hóa, tầng lớp thương nhân không còn nữa, các hình thức kinh doanh biến mất. Tới thời kỳ đổi mới, chứng ta cho phép tư hữu hóa tư liệu sản xuất, lúc này pháp luật mới các qui định về các hình thức kinh doanh và đăng ký kinh doanh. Nguồn gốc pháp luật thương mại nói chung và đăng ký kinh danh nói riêng đều du nhập từ nước ngoài. Do đó việc học tập kinh nghiệm nước ngoài là quan trọng và không thể thiếu trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh. Giải pháp đăng ký kinh doanh theo pháp luật Hoa Kỳ có lẽ là thích hợp nhất với tự do kinh doanh và gần gũi với quản lý đang ký kinh doanh thuộc Chính phủ như ỏ Việt Nam hiện nay.

Giải pháp thứ hai: Thành lập một cơ quan đăng ký kinh doanh quốc

gia tập trung thống nhất ở trung ương và có các chi nhánh tại các địa phương. Việc thành lập cơ quan này có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật đăng ký kinh doanh thống nhất bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng manh mún, tản mạn áp dụng pháp luật thiếu thống nhất như hiện nay. Việc thành lập cơ quan này sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo đảm tự do kinh doanh của công dân. Tuy nhiên mô hình của cơ quan này như thế nào là một câu hỏi rất quan trọng để bảo đảm cho nó phát huy tác dụng thực sự.

Có lẽ cơ quan này chỉ chuyên trách đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục và trình tự do luật định mà không tham gia quản lý nhà nước như kiểm tra, giám sát hay nhận báo cáo của doanh nghiệp. Cơ quan này không nên thuộc trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà nên trực thuộc Bộ Tư pháp theo mô

hình Nhật Bản bởi các lý do sau: Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một bộ

có chức năng quản lý kinh tế nói chung ở một phạm vi nhất định, nên để bộ này quản lý cơ quản lý cơ quan đăng ký kinh doanh quốc gia thì không tránh

được cơ quan này cũng phải tham gia vào quản lý nhà nước, và như vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư nắm toàn bộ sinh mệnh của doanh nghiệp từ lúc cho sinh

ra cho đến suốt quá trình sống và chấm dứt hoạt động; thứ hai, đăng ký kinh

doanh là một hành vi hành chính tư pháp nên để Bộ Tư pháp quản lý, hơn nữa bộ này không tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước đói với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Việc xây dựng mô hình cơ quan như vậy bảo đảm được định hướng thứ hai nên trên là giảm quản lý nhà nước và tăng tự do kinh doanh. Các vấn đề này được tách ròi khiến cho mỗi cơ quan đều hết sức tìm kiếm giải pháp hợp lý để bảo đảm giúp doanh nghiệp phát triển. Mô hình này là mô hình tốt nhất cho vấn đề hậu kiểm và vẫn coi đăng ký kinh doanh là nhiệm vụ của Chính phủ.

Giải pháp thứ ba: Bãi bỏ các loại giấy phép kinh doanh không có tác

dụng thực tế và qui định về giấy phép con bởi luật.

Giấy phép kinh doanh là bằng chứng quan trọng nhất và nên xem là duy nhất về việc Nhà nước xác nhận việc thương nhân bắt đầu tiến hành kinh doanh, đồng là sự khởi điểm cho việc cần thông báo công khai sự ra đời của doanh nghiệp.

Một số biến dạng của chứng nhận đăng ký kinh doanh như chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề chỉ có thể nên xem là một trong những công cụ mà Nhà nước cần để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số trường hợp thật đặc biệt.

Giấy phép kinh doanh là biểu hiện nhất định của sự hạn chế quyền tự do kinh doanh. Do vậy pháp luật đã bãi bỏ nhiều loại giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, như nghiên cứu ở chương trên vẫn còn một số lượng khá lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề yêu cầu phải có điều kiện, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,

vẫn chưa được tiến hành hoạt động kinh doanh cho đến khi có giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh thuộc về nhiều cơ quan khác nhau và có những thủ tục cấp khác nhau. Vì vậy dẫn đến tình trạng có những doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng sau đó không tiến hành hoạt động kinh doanh được vì không được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên phải thấy rằng có nhiều giấy phép là cần thiết, chẳng hạn một hãng hành không phải được cấp giấy chứng nhận khai thác tầu bay mới có thể cho máy bay bay được vì máy bay là một nguồn nguy hiểm cao độ có khả năng gây mất an toàn rất lớn cho người và tài sản.

Tuy nhiên, có nhiều cơ quan nhà nước đã lạm dụng giấy phép như một công cụ để mưu lợi cục bộ gây cản trở cho tự do kinh doanh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp thì đa số các loại giấy phép không có tác dụng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, gây ra hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, gây phiền hà khó khăn cho các nhà đầu tư. Giấy phép kinh doanh hiện nay nặng về biểu hiện của cơ chế “xin- cho”. Trình tự và thủ tục cấp, cũng như yêu cầu về hồ sơ không rõ ràng, cụ thể gây tốn kém thời gian làm cho các nhà đầu tư khó có thể gia nhập thị trường.

Bởi vậy, giấy phép kinh doanh phải được qui định bởi luật, không thể giao cho Chính phủt hoặc các bộ ngành, địa phương qui định. Như các chương trên đã nghiên cứu hầu hết các qui định dưới luật có xu hướng đi lệch với tư tưởng của luật để khép chặt hơn nữa tự do kinh doanh nhằm tới lợi ích cục bộ của họ.

Giải pháp thứ tư: Đơn giản hoá hơn nữa thủ tục đăng ký kinh doanh

và hiện đại hóa công tác đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tuy đã đơn giản hơn nhiều so với trước đây, nhưng vẫn chưa đủ thông thoáng. Trước phải đơn giản về điều kiện đăng ký kinh doanh. Nên học mô hình thủ tục đăng ký kinh doanh của Hoa Kỳ.

doanh, lược bỏ bơt các giấy tờ tài liệu không cần thiết cho quản lý nhà nước.

Thứ hai, lược bớt những thông tin không cần thiết hay chỉ để quản lý nhà

nước mà có thể tìm kiếm sau khi đăng ký kinh doanh ra khỏi các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Thực tế những người đầu tư là những người không chuyên về pháp luật. Những yêu cầu quá với trình độ chung của dân chúng về pháp luật thường gây khó khăn và tốn kém cho họ. Nên theo mô hình hồ sơ đăng ký kinh doanh của Anh Quốc phù hợp hơn đối với Việt Nam hiện nay.

Giải pháp thứ năm: Đồng bộ hóa các các văn bản pháp luật.

Chương trên đã phân tích xu hướng không thích hợp với luật của các văn bản dưới luật. Dù vậy luật không thể qui định thật đầy đủ chi tiết do trình độ xây dựng xây dựng luật hiên nay ở Việt Nam. Do đó vẫn cần tới các văn bản dưới luật. Tuy nhiên để các văn bản dưới luật không mâu thuẫn với luật thì trước hết nguyên tắc của luật phải rõ ràng, sau đó phải thiết lập một cơ chế hữu hiệu hủy bỏ các văn bản dưới luật mâu thuẫn với luật kịp thời. Vì vậy có thể phải làm tái hồi lại chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân. Việc này có ý nghĩa quan trọng là việc ban hành các văn bản dưới luật luôn luôn được một tổ chức ngoài Chính phủ theo dõi, giám sát và yêu cầu hủy bỏ kịp thời. Tuy nhiên các luật do Quốc hội làm ra phải có đầy đủ các chế tài để bảo đản quyền lực và chế tài để có thể hủy bỏ các văn bản trái luật.

Giải pháp thứ sáu: Tăng cường các chế tài đối với các hành vi vi phạm

pháp luật bởi cơ quan đăng ký kinh doanh, cán bộ, công chức hay nhân viên của cơ quan này.

Luật Doanh nghiệp 2005 đã nghiêm khắc đối với những doanh nghiệp vi phạm các qui định về đăng ký kinh doanh và trao quyền cho cơ quan đăng ký kinh doanh xử lý. Có lẽ pháp luật phải làm ngược lại, có nghĩa là nghiêm trị những hành vi vi phạm của cơ quan đăng ký kinh doanh và cán bộ, công chức hay nhân viên của cơ quan này. Xuất phát từ vấn đề bảo vệ tự do kinh doanh và quan niệm đăng ký kinh doanh không phải là một hành vi quản lý

nhà nước đối với doanh nghiệp, nên cần phải qui định các chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm từ phía nhà nước. Các chế tài này bao gồm cả chế tài hình sự, chế tài dân sự và hành chính. Người nào đã bị xử lý hành chính về hành vi cố ý gây cản trở việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Ngoài ra còn phải bồi thường dân sự cho người bị thiệt hại. Có như vậy pháp luật về đăng ký kinh doanh mới được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và tự do kinh doanh mới được bảo đảm.

Giải pháp thứ bẩy: Tin học hóa công tác đăng kinh doanh.

Hiện nay nhiều cơ quan đăng ký kinh doanh đã triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng, chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đó vẫn là hiên tượng cá biệt. Có lẽ phải bảo đảm triển khai toàn quốc phương thức đăng ký kinh doanh này. Vì vậy trước hết Nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng một văn bản Luật về việc hiến đại hóa công tác đăng ký kinh doanh nhăm bảo đảm tự do kinh doanh, đơn giản, thuận tiện, đồng thời phải bảo đảm an toàn khi tiến hành hoạt động.

Giải pháp thứ tám: Nâng cao đạo đức và ý thức của cán bộ, công chức

và nhân viên của các cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc vi phạm các qui định pháp luật về đăng ký kinh doanh của cán bộ, công chức và nhân viên hầu hết là do sự suy thoái về đạo đức và thiếu ý thức. Thực tế và lý thuyết đều cho thấy hoạt động đăng ký kinh doanh không đòi hỏi trình cao hoặc đặc biệt, nhưng lại có ý nghĩa lớn về bảo đảm quyền của người dân, đời sống của họ. Vì vậy việc tuyển chọn những người làm việc đăng ký kinh doanh nên chú trọng hơn vào đạo đức và ý thức đối với công việc. Trong quá trình làm việc những người này phải luôn luôn tự trau dồi đạo đức và ý thức đối với công việc. Gắn liền với nó là sự bảo đảm kiểm tra, giám sát và giáo dục những người này của các cấp có thẩm quyền. Có như vậy những hành vi chây ì, hạch sách, nhũng nhiễu, cản trở đăng ký kinh doanh mới được loại bỏ và tự do kinh doanh mới được bảo đảm.

KẾT LUẬN

Qui chế thương nhân là một chế định quan trọng của luật thương mại bởi nó thiết lập các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho chủ thể của luật thương mại. Trong qui chế đó bao gồm có qui chế vào nghề của thương nhân, qui chế cơ bản về hành nghề và qui chế chấm dứt nghề nghiệp của thương nhân. Pháp luật Việt Nam hiện nay không xây dựng một qui chế thương nhân thống nhất trong một đạo luật. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thương nhân được qui định riêng rẽ tại nhiều đạo luật và văn bản dưới luật. Do đó qui chế thương nhân thiếu thống nhất, nhiều khi mâu thuẫn, chồng chéo và bỏ trống dẫn đến các nguyên tắc cơ bản của luật thương mại nói riêng và hiến pháp nói chung không được bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ, nhất là đối với nguyên tắc tự do kinh doanh.

Việc cải cách qui chế thương nhân trở nên một cấp thiết hơn bao giờ hết để bảo đảm xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Để bảo đảm sự đầy đủ và thống nhất của qui chế thương nhân các giải pháp chủ yếu sau

đây cần phải lưu ý: Thứ nhất, nên xây dựng bộ luật thương mại thay thế cho

Một phần của tài liệu Tài liệu Qui chế thương nhân ở Việt Nam (Trang 93 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)