III. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Các định hướng hoàn thiện qui chế thương nhân ở Việt Nam
Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quyền con người và xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để nhằm tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do vậy các chủ trương này và mục tiêu xây dựng đất nước không thể không được nghiên cứu kỹ lưỡng khi xây dựng pháp luật nói chung và xây dựng pháp luật về đăng ký kinh doanh nói riêng. Do đó trước hết phải có các định hướng hoàn thiện pháp đáp ứng được các chủ trương và mục tiêu nói trên.
Từ các nghiên cứu ở các chương trên, có thể xây dựng hai định hướng căn bản như sau đói với pháp luật về đăng ký kinh doanh:
Định hướng thứ nhất: Tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp với chi
phí thấp về thời gian và công sức.
Việc tiết kiệm thời gian và công sức có ý nghĩa quan trọng trong việc thành công và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chi phí thời gian và công sức đó cho các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả thực sự cho chính bản thân doanh nghiệp và cho xã hội. Có lẽ khó có thể chứng minh một cách trực tiếp cho mối liên hệ giữa giảm chi phí thời gian và công sức với việc gia tăng số lương doanh nghiệp. Song có thể hiểu việc đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường khiến dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư.
Xét ở phương diện khác, bởi doanh nghiệp là một phương tiện kiếm sống chủ đạo trong nền kinh tế thị trường, nên việc bảo đảm tiết kiệm thời gian và công sức là một sự hỗ trợ và bảo đảm quan trọng của Nhà nước đối
với quyền tự do kinh doanh với tính cách là một quyền con người.
Từ định hướng này có thể dẫn tới nhiều giải pháp quan trọng có thể được xem xét liên quan tới đơn giản hóa thủ tục và điều kiện đăng ký kinh doanh.
Định hướng thứ hai: Giảm quản lý nhà nước, tăng tự do kinh doanh.
Quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ khá lớn trong các qui định về đăng ký kinh doanh mặc dù tư do kinh doanh là một tư tưởng được đề cập tới trong Hiến pháp 1992 và hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Có lẽ xuất phát từ tâm lý “ăn cây nào rào cây ấy”. Nên tư tưởng cục bộ khá lớn vẫn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ của cán bộ công chức. Hậu quả là các văn bản pháp luật không thể hiện được đúng tư tưởng tự do kinh doanh mà lại thể hiện tư tưởng quản lý nhà nước thái quá bởi quản lý nhà nước mang lại quyền lực và lợi ích nhiều hơn cho cán bộ công chức.
Như các chương trên đã phân tích các qui định pháp luật Việt Nam hiện nay về đăng ký kinh doanh khá phức tạp và rườm rà so với pháp luật của các nước trên thế giới do quan niệm thiết chặt quản lý nhà nước nưu trên đã phân tích. Do đó cần phải giảm bớt dung lượng quản lý nhà nước và tăng cường quyền tự do kinh doanh của người dân là một định hướng quan trọng.