Các qui định pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Tài liệu Qui chế thương nhân ở Việt Nam (Trang 49 - 55)

III. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Các qui định pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

qui chế thương nhân ở Việt Nam

2.1.1. Các qui định pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiêu dùng

Luật Bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan xác định “người tiêu dùng là những ai tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ vì mục đích tiêu dùng”. Như vậy, chủ thể tham gia vào các giao dịch ở đây có thể

được hiểu là bao hàm cả thể nhân và pháp nhân, miễn là mục đích của họ là để tiêu dùng. Về cách thức đạt được hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, từ phân tích quy định này có thể hiểu rằng người tiêu dùng bao gồm cả người tham gia vào các giao dịch và những người sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ người khác như thụ hưởng, nhận tặng cho,…

Khác với hầu hết các nước trên thế giới, Luật khung về bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc lại không hạn chế mục đích sử dụng hàng hoá, dịch vụ ở mục đích tiêu dùng mà bao hàm cả mục đích sản xuất. Khoản 1 - Điều 2 Luật

này quy định: “Người tiêu dùng là những ai sử dụng (bao hàm cả tận dụng) hàng hóa dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hàng ngày hoặc sản xuất, được quy định tại Nghị định”.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan năm 1979 định nghĩa: Người tiêu dùng là người mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh.

Theo cách định nghĩa của Thái Lan, người tiêu dùng bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Tuy nhiên, khái niệm này lại không xác định rõ mục đích của việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, có thể hiểu người tiêu dùng

không chỉ bao gồm những người sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào mục đích tiêu dùng mà cả những người sử dụng vì mục đích sản xuất hoặc thương mại.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia lại có cách đưa ra khái niệm khác hơn.

“Người tiêu dùng” là người -

(a) nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho mục đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng và

(b) không sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục đích

(i) cung cấp lại vì mục đích thương mại;

(ii) tiêu dùng chúng vào quá trình sản xuất; hoặc

(iii) trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các hàng hóa và tài sản gắn liền với đất khác .

Khái niệm này xác định khá chi tiết về mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng lại chỉ nói tới khái niệm người (person) mà không nói rõ là thể nhân hay pháp nhân.

So với các nước khác trên thế giới, khoa học pháp lý Việt Nam tiếp cận với khái niệm người tiêu dùng muộn hơn. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999 thì “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”. Điều 2 – Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001

quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xác định:

“1. Những quy định của Nghị định này điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình”.

2. Người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình bao gồm:

“a. Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình;

b. Người mua hàng hóa và dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng;

c. Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua hoặc do được tặng, cho”.

Điều 3 - Nghị định này cũng xác định: “Người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Khái niệm này cũng cho thấy người tiêu dùng bao gồm cả những người không trực tiếp giao dịch với người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, mà được thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ từ người khác. Pháp luật cũng xác định rõ mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng là cho mục đích tiêu dùng, không nhằm mục đích kinh doanh. Quy định về khái niệm người tiêu dùng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là tương đối cụ thể và tương đồng với quy định pháp luật nhiều nước trên thế giới.

Qua khảo sát quan điểm người tiêu dùng một số nước trên thế giới và Việt Nam, chúng ta có thể thấy khái niệm này gồm ba nội dung cơ bản:

- Việc xác định người tiêu dùng chỉ bao gồm thể nhân hay pháp nhân hoặc gồm cả hai đối tượng này ở các nước lại có cách quy định khác nhau:

+ Cách quy định thứ nhất: xác định người tiêu dùng chỉ bao gồm thể

nhân (cá nhân). Theo cách quy định này, luật bảo vệ người tiêu dùng chỉ bảo vệ đối tượng là thể nhân, cá nhân, còn pháp nhân ở vào vị trí và địa vị tốt hơn cá nhân trong quan hệ với bên cung cấp dịch vụ, hàng hóa nên không cần thiết phải can thiệp vào quan hệ tiêu dùng của họ. Cách quy định này không toàn diện bởi lẽ theo quy định của pháp luật, pháp nhân có thể là doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác trong xã hội. Họ cũng có những quan hệ tiêu dùng

thông thường mà không nhất thiết mọi quan hệ mua bán đều liên quan đến hoạt động thương mại. Trong quan hệ tiêu dùng, họ cũng không phải là người chuyên nghiệp, cũng không có sẵn đủ thông tin, nguồn lực để đối phó với các hành vi xâm phạm từ phía người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và họ cũng cần được bảo vệ từ phía pháp luật.

+ Cách quy định thứ hai: không xác định rõ người tiêu dùng chỉ bao

gồm cá nhân hay bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Cách quy định này chỉ

nói là “người nào”, “những ai”. Đây là quy định không rõ ràng và thường dẫn

đến cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong quá trình áp dụng luật trong thực tế.

+ Cách quy định thứ ba: xác định rõ người tiêu dùng bao gồm cả thể

nhân và pháp nhân. Cách quy định này khắc phục được hạn chế của cả cách thứ nhất và cách thứ hai. Sẽ không gây khó khăn trong quá trình áp dụng luật và cũng không hạn chế đối tượng được bảo vệ. Đảm bảo mọi đối tượng đều được pháp luật bảo vệ trước các hành vi xâm hại của người kinh doanh.

- Về cách thức đạt được hàng hóa, dịch vụ, hiện nay cũng có các cách tiếp cận khác nhau:

+ Cách tiếp cận thứ nhất của Châu Âu cho rằng pháp luật bảo vệ người

tiêu dùng chỉ bảo vệ người tiêu dùng có được hàng hóa, dịch vụ từ hợp đồng mà loại trừ việc bảo vệ những người tiêu dùng là người thứ ba được thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ như được thừa kế, tặng cho,... Tuy nhiên, trên thực tế, quyền lợi của thứ ba được thụ hưởng hàng hoá, dịch vụ vẫn có thể bị xâm hại từ phía người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Và nếu họ không thuộc phạm vi được luật bảo vệ người tiêu dùng bảo vệ thì khó có cơ sở pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại.

+ Cách tiếp cận thứ hai xác định người tiêu dùng bao gồm cả những

người thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ từ người khác, không trực tiếp giao kết hợp đồng với người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đa số các quốc gia đều tiếp cận khái niệm người tiêu dùng theo cách này. Có thể nói đây là cách tiếp

cận toàn diện, phản ánh đúng bản chất của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ phát sinh trách nhiệm với bất cứ ai sử dụng hàng hóa, dịch vụ của họ.

- Về mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ: đa số các quốc gia trong đó có Việt Nam đều quy định việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng, phi thương mại hay không nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có quốc gia như Hàn Quốc lại ghi nhận cả những người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ vào mục đích thương mại hoặc mục đích sản xuất, kinh doanh. Quy định như Luật khung về bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc có hạn chế là phạm vi đối tượng được bảo vệ quá rộng, sẽ làm giảm hiệu quả của Luật bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, về mục đích của sử dụng hàng hóa, dịch vụ chỉ nên quy định theo hướng là không nhằm mục đích kinh doanh.

Tóm lại, người tiêu dùng được hiểu là cá nhân, tổ chức mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục đích kinh doanh.

Để tiếp cận với khái niệm “người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ”, trước

hết chúng ta cần tiếp cận với khái niệm “kinh doanh”.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “kinh doanh” được hiểu là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi” [67, 654]. Theo cách hiểu phổ thông này, “kinh doanh” không những có nghĩa là “buôn bán” mà còn có nghĩa là “tổ chức việc sản xuất”. Hơn nữa không phải mọi hoạt động “buôn bán”, “tổ chức việc sản xuất” đều là “kinh doanh”. Mà những hoạt động phải “nhằm mục đích sinh lợi” mới được xem là hoạt động “kinh doanh”.

Theo định nghĩa pháp lý được quy định tại Khoản 2 - Điều 3 - Luật

Doanh nghiệp năm 2005, “kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Như

vậy, cả Từ điển Tiếng Việt và trong Luật Doanh nghiệp đều tiếp cận khái

niệm “kinh doanh” theo nghĩa rộng, bao gồm cả hoạt động sản xuất. Thông thường, người ta hay tách hai thuật ngữ “sản xuất”, “kinh doanh” ra và đặt

chúng cạnh nhau. Ta thường thấy điều này trong các báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu, cũng như trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Các cụm từ như

“tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ”, “sản xuất, kinh doanh” được sử dụng khá phố biến ở nhiều văn bản như Pháp lệnh Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng năm 1999; Pháp lệnh Giá năm 2001; Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007;…

Tuy nhiên, cách tiếp cận theo nghĩa rộng của thuật ngữ “kinh doanh” trong Luật Doanh nghiệp là hợp lý và được thừa nhận chung. Theo đó, hoạt động kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường. Đó phải là hoạt động mang tính nghề nghiệp, được tiến hành liên tục, thường xuyên và nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận. Điều này cho phép phân biệt người kinh doanh với các chủ thể khác như các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,… tham gia vào một quan hệ pháp lý mang tính chất kinh doanh nhưng không thường xuyên, liên tục hoặc phân biệt với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Với cách tiếp cận khái niệm “kinh doanh” như vậy, ta có thể hiểu “người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ” là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Đây

cũng chính là cách mà Nghị định số 55/2008/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 (sau đây gọi là Nghị định số

55/2008/NĐ-CP) đã giải thích về “tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”. Theo đó, “tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm

mục đích sinh lợi bao gồm cả tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ” (Khoản 1 - Điều 3).

Với theo cách hiểu như vậy, người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo pháp luật Việt Nam bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và cả cá nhân có đăng ký hoặc không đăng ký hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Qui chế thương nhân ở Việt Nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)