còn hạn chế do nguồn kinh phí ngân sách của nhà trường hạn hẹp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong năm học 2020 - 2021 và những năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn thương tích; phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng chống thảm họa thiên tai; phòng chống dịch bệnh. Phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực cho trẻ... trong nhà trường. Quan tâm đến việc xây dựng phương án phòng, chống cháy nổ sát với thực tế của nhà trường, thường xuyên kiểm tra phương tiện, dụng cụ phòng chống cháy nổ để đảm bảo công tác an toàn. Huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để mua sắm, bổ sung trang thiết bị phòng, chống cháy nổ.
Hội đồng nhà trường chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện.
Mức 1 Mức 2
Chỉ báo Đạt/ Không đạt Chỉ báo Đạt/ Không đạt
a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt
c Đạt - -
Đạt Đạt
Kết quả: Đạt Mức 2
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 1* Những điểm mạnh nổi bật: * Những điểm mạnh nổi bật:
Trong những năm qua, nhà trường thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý các hoạt động để phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn, đã xây dựng phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2018 - 2023 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Điều 22 - Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015 của Văn Phòng Quốc Hội ban hành hợp nhất Luật Giáo dục và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với nguồn lực của nhà trường. Nhà trường có Chi bộ, Công đoàn và Chi đoàn Thanh niên. Có cơ cấu tổ chức theo quy định của từng điều lệ; có hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng, các hội đồng, 04 tổ chuyên môn, tổ văn phòng. 100% trẻ đến trường được phân chia theo độ tuổi. Nhà trường luôn chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục. Thực hiện kế hoạch giáo dục theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, luôn phát huy được năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý hành chính, thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động. Thực hiện tốt các quy chế, cam kết trong công tác chuyên môn. Thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ em, quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định. Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên.
* Những điểm yếu cơ bản còn tồn tại:
Hội đồng Chấm sáng kiến của nhà trường chưa được bồi dưỡng chuyên sâu nên trong quá trình đánh giá sáng kiến của giáo viên đôi khi chưa sát thực; Đôi khi sinh hoạt định kỳ của Chi đoàn Thanh niên chưa đúng theo kế hoạch đề ra; Do đặc thù của công việc nên mỗi lần tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn tranh thủ ngoài giờ đôi khi chưa đảm bảo 100% các thành viên trong tổ tham dự nên có phần ảnh hưởng đến việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ; Còn một giáo viên nhiều tuổi chưa tham gia học tập, bồi dưỡng chứng chỉ theo tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non; Việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm của giáo viên trong tổ chuyên môn còn ít; Kinh phí mua sắm, bổ sung phương tiện, thiết bị chữa cháy còn hạn chế do nguồn kinh phí ngân sách của nhà trường hạn hẹp.
* Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 10/10 = 100% * Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Mở đầu:
Đây là một tiêu chuẩn quan trọng quyết định chủ yếu đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng nhà trường đều có trình độ đại học sư phạm mầm non, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ và có năng lực quản lý nhà trường và đều có sức khỏe tốt. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng hằng năm đều được đánh giá chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng liên tục các năm đều đạt ở mức tốt trở lên, đã tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. Năm học 2019 – 2020, Trường Mầm non Hùng Sơn 1 có tổng số 47 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. 03 Cán bộ quản lý (01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng), 34 giáo viên (Biên chế: 23 người, hợp đồng 11 người) và 10 nhân viên (Biên chế: 02 người, 07 nhân viên nấu ăn, 01 nhân viên bảo vệ). Nhà trường có đủ mọi điều kiện và năng lực để triển khai tốt các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình với công việc. Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường có tuổi đời trẻ, yêu nghề, tâm huyết với công việc, đảm bảo yêu cầu quy định và được đào tạo chuyên môn phù hợp với công tác được giao. Tập thể nhà trường đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Tiêu chí: 2.1. Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định.
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên.
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên.
b) Được bồi dưỡng tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên nhân viên trong trường tín nhiệm.
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng Mức 1
a) Trong 5 năm (từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021), nhà trường có đủ Hiệu trưởng, và 2 Phó Hiệu trưởng để tổ chức và quản lý các hoạt động của nhà trường theo từng nhiệm vụ tương ứng với từng năm học. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu được quy định tại Khoản 3 - Điều 16, Khoản 3 - Điều 17 - Điều lệ trường Mầm non. Hiệu trưởng có bằng Đại học Sư phạm Mầm non, có Chứng chỉ Bồi dưỡng Cán bộ quản lý Giáo dục, có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị, có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức nhà nước, Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, Chứng chỉ ngoại ngữ, luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tốt triển khai và quản lý các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường [H3-2.1-01].
Năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021, nhà trường có đủ số lượng Phó Hiệu trưởng theo quy định. Các Phó Hiệu trưởng nhà trường có bằng Đại học Sư phạm Mầm non, có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, có chứng chỉ Bồi dưỡng Cán bộ quản lý Giáo dục, Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, Chứng chỉ ngoại ngữ, luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có năng lực tốt để triển khai và quản lý các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Các phó hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non từ 15 năm trở lên. Hằng năm, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng thực hiện đánh giá chuẩn hiệu trưởng theo quy định, 02 Phó Hiệu trưởng có nhiều cố gắng, tích cực trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [H3-2.1- 01]
b) Trong 05 năm liên tục (từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021), Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường được đánh giá đạt chuẩn loại xuất sắc, tốt theo quy định: năm học 2014-2015 và năm học 2017-2018 Hiệu trưởng được đánh giá chuẩn loại Xuất sắc; 2016 – 2017 và 2018 – 2019 Hiệu trưởng được đánh giá chuẩn loại Tốt; Năm học 2018-2019 Phó hiệu trưởng được đánh giá chuẩn loại Xuất sắc, năm 2016 – 2017 và 2017 – 2018; 2019-2020 được đánh giá xếp loại Tốt [H3-2.1-02].
c) Trong 5 năm, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Cả 3 đồng chí đã học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục [H3-2.1-01].
Mức 2
a) Hằng năm, thực hiện theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng
trường Mầm non. Trong đó, năm học 2018 - 2019 đánh giá, xếp loại Chuẩn Hiệu trưởng theo Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non. Từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019, các Hiệu trưởng được đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng và xếp loại tốt và xuất sắc. Các Phó Hiệu trưởng nhà trường trong 05 năm liên tục (từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2018 - 2019) được đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng, xếp loại tốt và xuất sắc [H3-2.1- 02].
b) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng nhà trường có Bằng Trung cấp Lý luận Chính trị, tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị, chuyên môn như: Các lớp học chuyên đề, Nghị quyết; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm [H3-2.1-01]; [H3-2.1-02].
Mức 3
Trong 05 năm liên tục từ năm 2016 đến năm 2021, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường đánh giá chuẩn hiệu trưởng đạt ở mức Tốt trở lên. Trong đó Hiệu trưởng 02 năm xếp loại Xuất sắc, 03 năm xếp loại Tốt; Phó Hiệu trưởng 2 năm được đánh giá xếp loại Xuất sắc; 03 năm được đánh giá xếp loại Tốt theo quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non [H3-2.1-02].
2. Điểm mạnh
Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trình độ trung cấp lý luận chính trị, có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục, chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chứng chỉ bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2, thời gian công tác nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục theo đúng quy định tại Điều lệ trường Mầm non.
Từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường đánh giá chuẩn hiệu trưởng xếp loại Tốt và Xuất sắc theo quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non. Xếp loại viên chức: Hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng, được cập nhật các thông tin, văn bản của ngành, địa phương; Thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, Pháp luật của nhà nước.
3. Điểm yếu: Không có