trong thời gian qua
2.2.1. Thực trạng quản lý tài chính công đoàn
2.2.1.1. Quản lý thu tài chính công đoàn
Ngay sau khi Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực, Tổng Liên đoàn đã xây dựng hệ thống văn bản quy định về thu, chi, phân phối và quản lý tài chính công đoàn nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt công tác tài chính công đoàn.
Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh làm việc với UBND tỉnh ban hành công văn số 2293/UBND-KTTH ngày 25/6/2013 về việc chỉ đạo thu kinh phí công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012 và sau khi có Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, UBND tỉnh tiếp tục ban hành công văn 2421/UBND-KTTH ngày 26/6/2014 chỉ đạo các đơn vị thực hiện đóng kinh phí công đoàn theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP; Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh ban hành Hướng dẫn số 13/HD-LĐLĐ ngày 20/9/2013 về thu kinh phí công đoàn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng LĐLĐ VN.
LĐLĐ tỉnh cũng đã căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, theo phân cấp của Tổng Liên đoàn để quy định về phân phối tài chính, về thưởng nộp kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn trong tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện cho các cấp công đoàn có đủ kinh phí chi phục vụ các hoạt động, chủ động hơn trong chi tiêu tài chính và tổ chức các phong trào thi đua. LĐLĐ tỉnh cũng đã có chính sách động viên kịp thời các đơn vị nộp hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch được giao hằng năm. Vì vậy, trong những năm qua quản lý tài chính công đoàn tại LĐLĐ tỉnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động tài chính của LĐLĐ tỉnh cũng đã gặp những khó khăn như: Sự tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu của Chính phủ đặc biệt là thắt chặt đầu tư công đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên việc trích nộp KPCĐ cũng khó khăn.
Cùng với việc xây dựng các quy định về thu đoàn phí, kinh phí công đoàn, quy định về phân phối nguồn thu, đẩy mạnh phân cấp thu, các nội dung về quản lý thu tài chính công đoàn ngày càng hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai
đoạn. Mục tiêu của quản lý thu tài chính công đoàn là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khai thác tối đa các nguồn thu đã luôn được các cấp công đoàn chú trọng. Khâu tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế thu đã có sự phù hợp theo đặc điểm của từng nguồn thu, đã xác định rõ trách nhiệm thu, quản lý nguồn thu cho từng đơn vị, cho từng cấp công đoàn. Trên cơ sở đó, công tác xây dựng dự toán thu, chấp hành dự toán thu đã được các cấp công đoàn thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Tháng 10 hằng năm, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS tổ chức thực hiện lập dự toán tài chính công đoàn cho năm tiếp theo.
Trên cơ sở số lao động, đoàn viên và quỹ lương tại thời điểm lập báo cáo dự toán, các cấp công đoàn xây dựng dự toán kinh phí hoạt động cho đơn vị mình. Số lao động và quỹ lương lập dự toán tính theo số lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH. Việc này LĐLĐ tỉnh đã tổ chức thực hiện tương đối tốt, khi lập và giao dự toán có đối chiếu với số liệu cơ quan BHXH cung cấp, nếu đơn vị nào lập không sát với số thực tế thì LĐLĐ tỉnh áp số phải nộp cho đơn vị để tổ chức thực hiện.
Đối với CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, ngoài xây dựng kinh phí thu, chi tại cơ quan còn tổng hợp dự toán thu, chi của CĐCS trực thuộc. Từ các báo cáo dự toán của CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và các CĐCS trực thuộc, LĐLĐ tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiêu của cơ quan và báo cáo của cấp dưới để tổng hợp báo cáo tài chính công đoàn toàn tỉnh gửi Tổng Liên đoàn.
Trong thời gian qua, việc xây dựng dự toán tại CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và LĐLĐ tỉnh đảm bảo thời gian quy định. Tuy nhiên, số thu thực tế tại LĐLĐ tỉnh chưa đánh giá đúng thực chất số phải thu, vì đối với khối hành chính sự nghiệp tương đối ổn nhưng đối với khối doanh nghiệp còn nhiều vấn đề khó khăn, thực tế trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ tham gia BHXH với số lượng 1 đến vài lao động để đối phó với cơ quan Nhà nước nên kinh phí công đoàn cũng chỉ mới thu trên số đã tham gia BHXH, chưa thu được số lao động phải tham gia BHXH nên nguồn thu này còn thất thoát nhiều.
Bên cạnh đó, đối với Tổng Liên đoàn, hằng năm việc giao dự toán cho LĐLĐ tỉnh còn chậm, sớm nhất là tháng 3 của năm sau LĐLĐ tỉnh mới được dự toán Tổng
Liên đoàn phê duyệt nên LĐLĐ tỉnh giao dự toán lại cho CĐ cấp dưới không kịp thời. Việc này làm cho CĐ cấp dưới kể cả LĐLĐ tỉnh cũng bị động, không xây dựng được kế hoạch thực tế chi ngay từ đầu năm, vì Tổng Liên đoàn khi duyệt thường giao thu cao hơn và giảm chi của đơn vị.
* Về kết quả thu kinh phí công đoàn
Trong 05 năm qua các cấp công đoàn đã tổ chức tốt nhiệm vụ thu kinh phí công đoàn, kết quả thu tại LĐLĐ tỉnh cụ thể đạt được như sau:
Bảng 2.1. Số liệu thu kinh phí công đoàn 5 năm
Đơn vị tính: VNĐ
TT Thời gian Kế hoạch Thực hiện Đạt tỷ lệ Chiếm tỷ trọng 1 Năm 2013 54.000.000.000 50.200.000.000 93% 56% 2 Năm 2014 58.000.000.000 59.170.000.000 102% 57% 3 Năm 2015 63.000.000.000 65.280.000.000 104% 60% 4 Năm 2016 75.000.000.000 80.260.000.000 107% 59% 5 Năm 2017 91.000.000.000 93.747.000.000 103% 61% Cộng 341.000.000.000 348.657.000.000
Nguồn: Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh Quảng Nam
Trong 05 năm qua, số thu kinh phí công đoàn hằng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, số thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014 vượt kế hoạch 2%, năm 2015 vượt 4%, năm 2016 vượt 7% và năm 2017 vượt 3%. Riêng năm 2013, là năm đầu tiên thực hiện thu KPCĐ theo Luật Công đoàn năm 2012 nên việc giao dự toán cũng như việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn, nguồn thu giảm hơn so với năm trước do quỹ lương trích KPCĐ thực hiện như quỹ lương đóng BHXH, không trích trên quỹ lương thực trả như trước đây. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn giao dự toán theo Luật mới, căn cứ trên số lao động thống kê kể cả đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS nhưng là năm đầu tiên nên tất cả các tỉnh, ngành nói chung và LĐLĐ tỉnh Quảng Nam nói riêng trong năm 2013 thu không đạt dự toán Tổng Liên đoàn giao.
Nguồn thu kinh phí công đoàn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn thu tài chính công đoàn. Năm 2013 thu kinh phí công đoàn chiếm 56%, năm 2014 chiếm
57%, năm 2015 chiếm 60%, năm 2016 chiếm 59% và năm 2017 chiếm 61% trên tổng số thu tài chính công đoàn.
Nguồn thu kinh phí công đoàn là nguồn thu chính, tăng hằng năm đã góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu chi hằng năm của tổ chức công đoàn và luôn luôn bảo đảm tính cân đối thu, chi của hệ thống công đoàn.
Theo số liệu trên cho thấy, hằng năm thu kinh phí công đoàn phần lớn đều vượt dự toán, tuy nhiên thực tế việc thu kinh phí công đoàn ngày càng khó khăn, LĐLĐ tỉnh vẫn chưa thu đủ 2% quỹ tiền lương phải nộp BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.2. Số liệu thu kinh phí công đoàn 5 năm theo từng đối tượng
Đơn vị tính: VNĐ
TT Đối tượng thu Kế hoạch Thực hiện Chiếm tỷ trọng
1 Khu vực hành chính, sự nghiệp 204.600.000.000 209.200.000.000 60%
2 Khu vực sản xuất kinh doanh 136.400.000.000 139.457.000.000 40%
- Doanh nghiệp Nhà nước 50.500.000.000 51.600.000.000 37%
- Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 85.900.000.000 87.857.000.000 63%
Tổng cộng thu kinh phí Công
đoàn 341.000.000.000 348.657.000.000
Trong cơ cấu nguồn thu kinh phí Công đoàn, nguồn thu từ khu vực hành chính sự nghiệp giữ vai trò quan trọng, luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng 60% tổng nguồn thu kinh phí Công đoàn. Ta thấy rằng, nguồn thu này tương đối ổn định là nhờ số lượng đoàn viên và CĐCS ở khu vực này có sự định hướng, chỉ đạo và hỗ trợ của Đảng ủy, chính quyền cùng cấp từ đó công tác thực hiện thu kinh phí Công đoàn được thực hiện một cách thuận lợi và đây cũng là khu vực cần tập trung thu nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị.
Ngoài nguồn thu kinh phí Công đoàn từ các đơn vị hành chính, sự nghiệp (hay có thể nói là khu vực cơ quan nhà nước) thì nguồn thu kinh phí Công đoàn đối với các doanh nghiệp có tầm quan trọng và tiềm năng rất lớn nhưng hiện tại đối với tỉnh Quảng
Nam nguồn thu ở khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng nguồn thu kinh phí. Nguồn thu ở khu vực này tập trung lớn ở một số huyện, đặc biệt tại huyện Điện Bàn và Núi Thành có Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc và Khu Kinh tế mở Chu Lai. Thu ở các doanh nghiệp Nhà nước những năm trước chiếm tỷ trọng lớn nhưng sau khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa thì chỉ còn những doanh nghiệp mang tính chất công ích nên nguồn thu ở khu vực này giảm, tăng thu ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tuy nhiên thu kinh phí công đoàn ở khu vực ngoài Nhà nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm Luật Công đoàn, chây ỳ trong việc trích nộp kinh phí nên nguồn thu ở khu vực này còn hạn chế. Nhưng đây là lại khu vực có tiềm năng lớn để thực hiện công tác thu kinh phí Công đoàn vì theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết tài chính Công đoàn thì đối tượng đóng 2% kinh phí Công đoàn bao gồm tất cả các tổ chức, doanh nghiệp có hay không có tổ chức CĐCS. Nhưng trong những năm qua việc thu kinh phí Công đoàn đối với các đơn vị doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu kinh phí Công đoàn chỉ thu được ở các doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn. Các doanh nghiệp không có tổ chức Công đoàn trên địa bàn chưa thực hiện tốt, bởi vì hiện tại có chế tài nhưng chưa đủ mạnh để tổ chức Công đoàn có thể dựa vào đó làm việc với các chủ doanh nghiệp, chưa có các biện pháp, phương pháp để vận động doanh nghiệp tự nguyện thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức Công đoàn.
* Về thu đoàn phí công đoàn
Bảng 2.3. Số liệu thu đoàn phí công đoàn 5 năm
ĐVT: đồng
TT Thời gian Kế hoạch Thực hiện TH/KH(%) Tỷ trọng (%)
1 Năm 2013 25.000.000.000 24.200.000.000 97 27 2 Năm 2014 26.000.000.000 27.260.000.000 105 26 3 Năm 2015 29.000.000.000 30.701.000.000 106 28 4 Năm 2016 34.000.000.000 37.338.000.000 110 27 5 Năm 2017 38.000.000.000 41.484.000.000 109 27 Cộng 152.000.000.000 160.983.000.000
Trong 05 năm qua, số thu đoàn phí công đoàn hằng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, số thu năm sau cao hơn năm trước, năm có số thu vượt kế hoạch cao nhất là 10%. Riêng năm 2013, cũng như thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn thu không đạt dự toán, chỉ đạt 97%.
Nguồn thu đoàn phí công đoàn chiếm tỷ trọng khá lớn và tương đối ổn định trong nguồn thu tài chính công đoàn. Năm 2013 thu đoàn phí công đoàn chiếm 27%, năm 2014 chiếm 26%, năm 2015 chiếm 28%, năm 2016 chiếm 27% và năm 2017 chiếm 27% tổng số thu tài chính công đoàn.
Nguồn thu đoàn phí công đoàn hằng năm đã góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu chi hằng năm của tổ chức công đoàn và luôn bảo đảm tính cân đối thu, chi của hệ thống công đoàn.
Thu đoàn phí công đoàn hằng năm hoàn thành vượt kế hoạch và liên tục tăng do LĐLĐ tỉnh đã áp dụng phương thức cho phép của Tổng Liên đoàn, bù trừ đoàn phí khi cấp lại kinh phí cho CĐCS thay vì cấp đủ tỷ lệ kinh phí và CĐCS nộp lại 40% đoàn phí cho công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp. Bên cạnh đó, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng do Nhà nước điều chỉnh tăng lương cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp và lương tối thiểu đối với khu vực sản xuất kinh doanh góp phần tăng tỷ lệ đoàn phí hằng năm.
Theo Điều lệ công đoàn, đóng đoàn phí là quyền và trách nhiệm của đoàn viên đối với tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, nếu việc tổ chức thu không tốt thì sẽ thất thu đoàn phí. Hiện nay, việc phân cấp thu đoàn phí công đoàn cho các CĐCS thu, nhiều CĐCS còn giao đến tổ công đoàn thu. Như vậy, việc thu đoàn phí thời gian qua đã sát với thực tế, sát với đoàn viên, góp phần thu đoàn phí đầy đủ, kịp thời.
Bảng 2.4. Số liệu thu đoàn phí công đoàn 5 năm theo từng đối tượng
Đơn vị tính: VNĐ
TT Đối tượng thu Kế hoạch Thực hiện Tỷ trọng (%)
1 Khu vực hành chính, sự nghiệp 106.400.000.000 112.600.000.000 70
2 Khu vực sản xuất kinh doanh 45.600.000.000 48.383.000.000 30
- Doanh nghiệp Nhà nước 20.500.000.000 21.770.000.000 45
- Doanh nghiệp ngoài Nhà
nước 25.100.000.000 26.613.000.000 55
Tổng cộng thu đoàn phí Công
đoàn 152.000.000.000 160.983.000.000
Nguồn: Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh Quảng Nam
Khác với nguồn thu kinh phí Công đoàn, đoàn phí Công đoàn phụ thuộc vào công tác vận động, tuyên truyền của Ban Chấp hành CĐCS và ý thức của đoàn viên. Đối với các CĐCS mà Ban Chấp hành hoạt động tốt, thể hiện được vai trò của tổ chức Công đoàn thì đoàn viên tự nguyện, nhiệt tình tham gia các hoạt động do Công đoàn tổ chức và việc thu đoàn phí cũng dễ thực hiện được. Ngược lại, với những Ban Chấp hành CĐCS thiếu tinh thần trách nhiệm hay còn hạn chế về khả năng vận động, tập hợp đoàn viên thì việc thu đoàn phí Công đoàn tại CĐCS đó cũng gặp nhiều khó khăn.
* Nguồn thu khác
Bảng 2.5. Số liệu các khoản thu khác 5 năm
TT Thời gian Kế hoạch Thực hiện TH/KH
(%) Tỷ trọng (%) 1 Năm 2013 4.000.000.000 15.700.000.000 393 17 2 Năm 2014 5.000.000.000 17.350.000.000 347 17 3 Năm 2015 5.000.000.000 13.714.000.000 274 13 4 Năm 2016 6.000.000.000 18.493.000.000 308 14 5 Năm 2017 7.000.000.000 19.260.000.000 275 12 Cộng 84.517.000.000
Nguồn thu khác của tổ chức công đoàn từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong 05 năm qua, nguồn thu khác của cả hệ thống công đoàn từ cơ sở đến tỉnh tăng lên đáng kể, năm 2013 tăng 293%, năm 2014 tăng 247%, năm 2015 tăng 174%, năm 2016 tăng 208% và năm 2017 tăng 175%. Điều này đã thể hiện sự nổ lực của các cấp công đoàn, tranh thủ được nguồn hỗ trợ của chuyên môn cũng như từ các hoạt động đồng thời thể hiện sự quan tâm của chính quyền, của chuyên môn đến hoạt động của tổ chức công đoàn ngày càng lớn.
Sở dĩ nguồn thu khác hằng năm đều vượt so với dự toán, có năm vượt gần gấp 4 lần, do nguồn thu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không cơ sở để lập dự toán, các cấp công đoàn trong tỉnh chỉ ước chừng khả năng trong năm để lập dự toán nên phần thu này không sát với thực tế dẫn đến số vượt lớn.
Nguồn thu khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong nguồn thu tài chính công đoàn, bình quân hằng năm chiếm khoảng 14,6% so với tổng nguồn thu.