Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Tài chính Công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 106)

3.3.1 Đối với Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác tài chính công đoàn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp.

- Có cơ chế riêng đối với công tác cán bộ của hệ thống công đoàn, vì đặc thù của tổ chức công đoàn nhưng với số lượng biên chế Tỉnh ủy giao như hiện nay không đủ để thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt cán bộ làm kế toán công đoàn tại LĐLĐ tỉnh và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, số lượng được giao chỉ tiêu biên chế quá ít nên kế toán phải đảm nhận nhiều việc tại LĐLĐ cấp huyện, ngành nên thiếu thời gian đầu tư cho công tác tài chính kế toán, dễ sai sót và có thể dẫn đến sai phạm.

3.3.2. Đối với Tổng Liên đoàn

- Để thuận tiện trong việc quản lý lao động, quỹ lương đóng BHXH, tránh thất thu, dễ kiểm tra, đôn đốc thu KPCĐ cùng với việc kiểm tra giám sát các DN thực hiện

các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật. Đồng thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động được kịp thời, kính đề nghị TLĐ nghiên cứu, giao việc quản lý lao động và quỹ lương thu KPCĐ theo địa bàn tỉnh cùng với đối tượng quản lý đóng. Cụ thể như những đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Cty Ô tô Trường Hải hiện nay LĐLĐ Đồng Nai quản lý, Cty Gạch Prime thuộc LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc quản lý,… đề nghị giao cho địa phương quản lý.

- Tổng Liên đoàn nghiên cứu đề nghị với Chính Phủ có hướng dẫn cụ thể các thủ tục khởi kiện theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Kết luận Chương 3

Từ việc phân tích thực trạng tại Chương 2, Chương 3 đưa ra định hướng hoàn thiện về tài chính của LĐLĐ tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài chính tại LĐLĐ tỉnh Quảng Nam, các giải pháp đề nghị với mục tiêu ngày càng hoàn thiện hơn về cơ chế chính sách, về công tác cán bộ đối với người làm công tác tài chính cũng như đề xuất các ý kiến với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để công tác tài chính công đoàn nói chung và công đoàn tỉnh Quảng Nam ngày càng hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Liên đoàn cũng như sự phối kết hợp với chính quyền địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Ban Thường vụ và đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính công đoàn. Công tác tài chính công đoàn tại LĐLĐ tỉnh Quảng Nam đã luôn ổn định và phát triển, thu kinh phí luôn đạt và vượt kế hoạch, đảm bảo đủ kinh phí cho các hoạt động của tổ chức công đoàn. Chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, đúng các quy định quản lý tài chính của Nhà nước và Tổng Liên đoàn góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn.

Tuy nhiên, quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tài chính Công đoàn tại LĐLĐ tỉnh còn nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp công đoàn phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ, phải tập trung công sức, trí tuệ của tập thể Ban Chấp hành công đoàn các cấp nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính.

Đề tài luận văn “Tài chính Công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” về cơ bản đã đạt được mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại hệ thống Công đoàn hiện nay, luận văn đã khẳng định vai trò của các nguồn tài chính trong tổ chức Công đoàn, trong đó nguồn kinh phí Công đoàn và đoàn phí Công đoàn giữ vai trò quan trọng. 2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng tài chính tại LĐLĐ tỉnh

Quảng Nam, một mặt luận văn đã chỉ ra nguồn thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn có xu hướng tăng qua các năm, mặt khác luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong trong quản lý và sử dụng tài chính tại đơn vị, những tồn tại đó được thể hiện ở nhiều mặt ở cả cấp vĩ mô và vi mô.

3. Trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng tài chính công đoàn, luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài chính trong thời gian sắp đến cũng như đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại LĐLĐ tỉnh Quảng Nam.

Nam, tôi thấy mình cần có trách nhiệm nâng cao hiệu quả công tác tài chính công đoàn tại đây. Tuy nhiên bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do thời gian đầu tư nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp giúp tôi bổ sung hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bàn về Công đoàn của Mác-Ăng ghen (1996), NXB Lao động, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 06/01/2010, Thông tư số 01/2010/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách, hội nghị trong nước.

3. Chính phủ (2013), Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn

4. PGS.TS Dương Đăng Chinh, TS. Phạm Văn Khoan, 2009, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bàn Tài chính.

5. Ngô Đại Đồng (2013), “Cải thiện tình hình thực hiện ngân sách công đoàn tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Tampere, Phần Lan. 6. Nguyễn Ngọc Hùng, 2008, Quản lý Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê. 7. Kho bạc Nhà nước, 18/11/2013, Công văn số 2500/KBNN-KTNN về việc hướng

dẫn chuyển kinh phí Công đoàn.

8. Lê Nin toàn tập, tập 42 (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Diệp Thành Nguyên, 2011, Tài liệu hướng dẫn học tập Luật Công đoàn, Trường Đại học Cần Thơ

10. Quốc hội Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá 13 (2012), Luật Công đoàn.

11. Nguyễn Thanh Tùng (2013), “Quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Lê Thanh Tùng (2014), “Quản trị tài chính công đoàn tại Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Công đoàn.

13. Đỗ Hoàng Toàn (2002), Quản lý kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2013), Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

15. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2000), Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 14 tháng 3 năm 2000 về một số vấn đề trong công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.

16. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Nghị quyết số 7b/NQ-TLĐ về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới.

17. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Nghị quyết 09c/NQ-BCH về điều chỉnh giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất.

18. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2010), Chỉ thị số 01/CT-TLĐ ngày 26 tháng 2 năm 2010 về tăng cường công tác quản lý tài chính công đoàn.

29. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2011), Quyết định số 1439/QĐ-TLĐ ngày 04 tháng 12 năm 2011 về phụ cấp cán bộ công đoàn.

20. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 03 năm 2014 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính công đoàn.

21. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Quyết định số 270 /QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 03 năm 2014 quy định về phân phối tài chính giữa các cấp công đoàn.

22. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014), Quyết định số 826/QĐ-TLĐ ngày 07 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành mục lục thu, chi tài chính cơ quan công đoàn.

23. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn

24. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Quyết định số 1910/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở.

25. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2016), Quyết định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn.

26. Các trang web: http://www.congdoan.vn/ , http://vanban.chinhphu.vn/, http://thuvienphapluat.vn/

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Bảng 1.1: Mức nộp kinh phí lên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bậc Số thu của LĐLĐ cấp tỉnh, TP và tương đương Mức nộp về TLĐ (%) 1 Từ 450 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng 5 2 Từ 400 tỷ đồng đến dưới 450 tỷ đồng 4,5 3 Từ 350 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng 4 4 Từ 300 tỷ đồng đến dưới 350 tỷ đồng 3,5 5 Từ 250 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng 3 6 Từ 200 tỷ đồng đến dưới 250 tỷ đồng 2,5 7 Từ 150 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 2 8 Từ 100 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng 1,5 9 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 1 10 Dưới 50 tỷ đồng 0,5

Số thu trên 500 tỷ đồng: Đơn vị có số thu trên 500 tỷ đồng trở lên ngoài kinh phí nộp theo mức 1 của bảng trên thì phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp về Tổng Liên đoàn là 5,5%.

Phụ lục 2

Bảng 1.2. Quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn đối với CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở

Trước đây thực hiện theo Quyết định 1466/QĐ-TLĐ ngày 02/11/2010, nay thực hiện theo Quyết định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

- Chi lương, phụ cấp và các khoản phải đóng theo lương + Chi lương, phụ cấp

Các cơ quan công đoàn phải tuân thủ quy định của Đảng, Nhà nước của Tổng Liên đoàn về tổ chức bộ máy, biên chế, hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc… chế độ tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp cán bộ công đoàn và các khoản phải đóng theo lương của cán bộ chuyên trách công đoàn.

Đối với lao động hợp đồng trong các cơ quan công đoàn khi được chỉ định kiêm nhiệm các công việc khác của đơn vị sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo mức lương được giao kết trong hợp đồng lao động.

+ Thanh toán tiền làm thêm

Các cơ quan công đoàn thanh toán tiền làm thêm, làm đêm theo Thông tư số 08/2005/TTLB-BNV-BTC ngày 01/11/2005 của liên bộ Tài chính - Nội vụ và công văn số 11435/BTC-PC ngày 12/9/2005 của Bộ Tài chính. Cụ thể:

Việc thanh toán tiền làm thêm, làm đêm của từng cơ quan phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan về nguyên tắc, đối tượng, quy trình và thủ tục thanh toán,...

Cán bộ, công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn những ngày đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, tập huấn đã được thanh toán tiền công tác phí thì không thanh toán tiền làm thêm, làm đêm.

CBCC trong các cơ quan công đoàn được phân công trực cơ quan trong các ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần được bố trí nghỉ bù, hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy chế chi tiêu nội bộ, không thanh toán tiền làm thêm.

Nhân viên lái xe, tạp vụ, bảo vệ trong các cơ quan công đoàn là lao động hợp đồng, việc thanh toán tiền làm thêm, làm đêm căn cứ vào quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.

Các cơ quan công đoàn đã khoán biên chế và biên chế cán bộ (bao gồm cả lao động hợp đồng) vượt chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao thì không được thanh toán tiền làm thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

- Chi quản lý hành chính

+ Chế độ trang cấp, thanh toán tiền cước phí điện thoại

(Đvt: đồng)

TT Đối tượng chi

Trang cấp Cước phí ĐT cố định ĐT di động 1 Chủ tịch Tổng Liên đoàn. 300.000 7.000.000 1.000.000 2 Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn. 300.000 5.000.000 800.000 3 Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. 300.000 4.000.000 600.000 4 Trưởng ban Tổng Liên đoàn, Chủ tịch

Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương và chức vụ tương đương có cùng hệ số phụ cấp chức vụ.

300.000 3.000.000 500.000

5 Phó trưởng ban Tổng Liên đoàn, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương và chức vụ tương đương có cùng hệ số phụ cấp chức vụ.

300.000

6 Trưởng phòng Tổng Liên đoàn, Trưởng Ban Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương, các chức danh có cùng hệ số phụ cấp chức vụ.

200.000

7 Phó phòng Tổng Liên đoàn, Phó ban Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương, các chức danh có cùng hệ số phụ cấp chức vụ.

. Chi trang cấp điện thoại:

Điện thoại cố định tại nhà riêng: Ngoài tiền mua máy theo quy định trên, các chức danh có tiêu chuẩn được thanh toán tiền lắp đặt, hoà mạng theo hoá đơn tài chính và chỉ được thanh toán chi phí lắp đặt một lần khi được đề bạt, điều chuyển đến cơ quan.

Điện thoại di động:

. Cán bộ đã được cơ quan công đoàn chi tiền mua điện thoại di động, trong nhiệm kỳ đại hội được điều động sang cơ quan khác hoặc thôi không giữ chức vụ thì cơ quan không thu hồi tiền trang cấp điện thoại di động. Nếu điều động trong nội bộ tổ chức công đoàn, cơ quan tiếp nhận không chi tiền trang cấp điện thoại di động.

. Các chức danh được trang cấp điện thoại di động theo quy định ở bảng trên năm năm (05) được cấp tiền mua điện thoại di động một lần (tính theo nhiệm kỳ đại hội). Trường hợp được bầu bổ sung (hoặc bổ nhiệm) nhưng không đủ 05 năm vẫn được hưởng tiền trang cấp theo quy định. Cán bộ được cấp tiền mua điện thoại di động khi hư hỏng tự sửa chữa, thay thế.

. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là doanh nghiệp, Chủ tịch công đoàn chuyên trách hưởng lương tương đương chức vụ Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp, được thanh toán cước phí điện thoại cố định tại nhà riêng, điện thoại di động và cấp tiền mua điện thoại di động như Phó Tổng giám đốc theo quy định của doanh nghiệp.

. CBCC trong các cơ quan công đoàn không thuộc đối tượng được thanh toán cước điện thoại tại nhà riêng và điện thoại di động theo quy định ở bảng trên nhưng do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao, cơ quan phải hỗ trợ tiền điện thoại, Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định mức hỗ trợ nhưng mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/người/tháng.

. Các đối tượng được chi tiền cước phí điện thoại theo quy định ở bảng trên nhưng do thực tế thực chi cước phí điện thoại để thực hiện nhiệm vụ không đủ, Thủ

Một phần của tài liệu Tài chính Công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w