LĐLĐ tỉnh Bình Định, LĐLĐ tỉnh Phú Yên trong quản lý có nhiều nét tương đồng với LĐLĐ tỉnh Quảng Nam. Do cùng trong hệ thống Công đoàn Việt Nam nên công tác quản lý tài chính đều tuân thủ theo hệ thống các quy chế về quản lý tài chính của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính công đoàn tại LĐLĐ tỉnh Bình Định và LĐLĐ tỉnh Phú Yên cũng có những nét riêng, những kinh nghiệm cần được nhân rộng, cụ thể như sau:
Tại LĐLĐ tỉnh Bình Định, công tác lập và duyệt dự toán được thực hiện từ quý 4 năm trước, hằng năm cứ đến tháng 11 của năm trước tất cả các công đoàn trực thuộc đã lập dự toán gửi công đoàn cấp trên, công tác duyệt và giao dự toán được thực hiện vào tháng 12. Tuy nhiên, ở đây có hai vấn đề đặt ra, lập và duyệt dự toán sớm giúp cho đơn vị chủ động đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện dự toán, nhưng cũng ảnh hưởng
đến kết quả ước thực hiện của năm trước và nhiều khi sớm quá cũng chưa đủ cơ sở để dự báo được những thay đổi, biến động tác động đến tình hình thực hiện kế hoạch của năm dự toán.
Với LĐLĐ tỉnh Phú Yên, về tổ chức thu kinh phí công đoàn, LĐLĐ tỉnh Phú Yên vẫn chưa phân cấp toàn diện cho Công đoàn Viên chức tỉnh, nghĩa là các CĐCS trực thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh vẫn còn chuyển 2% kinh phí CĐ trực tiếp về LĐLĐ tỉnh Phú Yên. Với phương pháp này, LĐLĐ tỉnh có được nguồn thu ổn định và kịp thời do các đơn vị thuộc CĐ Viên chức tỉnh là đơn vị Hành chính sự nghiệp nên việc trích chuyển kinh phí CĐ luôn được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, với phương pháp này thì đầu mối theo dõi quản lý thu tại LĐLĐ tỉnh lớn và sẽ không tạo sự chủ động cho CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở.
Khi duyệt dự toán cho cấp dưới, LĐLĐ tỉnh thường để các công đoàn trực thuộc tự giác, nhưng quản lý rất chặt khi quyết toán, lấy số liệu quyết toán làm số liệu thu nộp tài chính.
Chính những kinh nghiệm trên đã giúp công tác quản lý tài chính công đoàn tại LĐLĐ tỉnh Bình Định và Phú Yên đạt kết quả. Thu tài chính công đoàn hằng năm đều vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo đầy đủ kinh phí phục vụ các hoạt động công đoàn trong toàn tỉnh.
Từ kinh nghiệm của tỉnh Bình Định và Phú Yên, để thực hiện tốt hơn, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Bình Định về thời gian giao dự toán hằng năm để tạo điều kiện cho cấp dưới chủ động triển khai thực hiện dự toán trong năm; học hỏi tại Phú Yên cách duyệt dự toán cho cấp dưới và quản lý chặt khi duyệt quyết toán của đơn vị.
Kết luận Chương 1
Nội dung chương 1 đã nêu lên tổng quan về các khái niệm, đặc điểm, vai trò và hoạt động của tổ chức Công đoàn, vấn đề về tài chính và quản lý tài chính tại Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam. Nói lên vai trò, ý nghĩa của công tác tài chính công đoàn, cơ sở pháp lý của thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, thu khác, cách thức phân phối; việc lập dự toán, quyết toán tài chính công đoàn, các nhân tố ảnh hưởng cũng
như các kinh nghiệm từ các đơn vị bạn để rút kinh nghiệm và học hỏi để thực hiện tốt công tác tài chính công đoàn trong thời gian đến. Đây là phần cơ sở lý luận quan trọng làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng quản lý tài chính của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam ở chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của đơn vị ở chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của LĐLĐ tỉnh Quảng Nam
Xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngày 06 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã xem xét, điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, huyện trong cả nước, trong đó tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Theo đó, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam được Tổng Liên đoàn có Quyết định số 20/QĐ-TLĐ ngày 07/01/1997 chỉ định Ban Chấp hành lâm thời LĐLĐ tỉnh Quảng Nam gồm 20 người, Ban Thường vụ gồm 5 người.
LĐLĐ tỉnh Quảng Nam hiện nay đang quản lý trực tiếp 18 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố và 05 công đoàn ngành trực thuộc. Tính đến thời điểm hiện nay, trên toàn tỉnh có 155.000 lao động với 152.000 đoàn viên công đoàn.
Qua quá trình hình thành và phát triển, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam đã thể hiện được vị thế của mình, đã xây dựng được tổ chức công đoàn vững mạnh cùng với chính quyền chăm lo tốt đời sống cho công nhân viên chức lao động, là chỗ dựa cho đoàn viên công đoàn trong toàn tỉnh.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2.1.2.2. Quyền hạn
* Quyền tham gia:
- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động;
- Quyền tham dự hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức hữu quan khi bàn về những vấn đề liên quan trực tiếp đền quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động;
- Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách với người lao động;
- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động.
- Giúp đỡ CĐCS thực hiện việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể;
- Tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động;
* Quyền chung, quyền độc lập:
- Quyền phối hợp tổ chức các phong trào thi đua trong từng ngành, địa phương và đơn vị;
- Quyền phối hợp tổ chức nâng cao đời sống của người lao động, quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi;
- Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động;
- Quyền thành lập CĐCS, chỉ định Ban Chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp;
- Quyền thành lập các tổ chức dịch vụ việc làm, dạy nghề, tương tế, tư vấn pháp luật và các cơ sở phúc lợi chung cho người lao động;
thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với Chủ tịch công đoàn cấp dưới;
- Quyền tham gia Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh (cấp huyện);
- Quyền gửi văn bản đến Tòa án yêu cầu kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hơp pháp;
- Quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động.
[Luật Công đoàn năm 2012].
2.1.3. Bộ máy tổ chức, quản lý của LĐLĐ tỉnh Quảng Nam
Sau Đại hội XVI (nhiệm kỳ 2018-2023), LĐLĐ tỉnh đã ổn định công tác tổ chức, Ban Chấp hành có 39 đồng chí; Ban Thường vụ có 12 đồng chí; Thường trực gồm có 04 đồng chí, 01 đồng chí Chủ tịch, 03 đồng chí Phó Chủ tịch và có 7 ban chuyên môn.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam
- Các Ban: có 07 ban, gồm Ban Tổ chức, Văn phòng Ủy ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo, Ban Nữ công, Ban Chính sách - Pháp luật, Ban Tài chính, Văn phòng. Chức năng cơ bản của từng ban như sau:
+ Ban Chính sách Pháp luật
Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tham gia, đề xuất với cấp uỷ đảng, cơ quan Nhà nước những nội dung có liên quan đến thực thi pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng pháp luật về lao động và Công đoàn, chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế
độ, chính sách của Nhà nước trong CNVCLĐ. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức chỉ đạo công tác BHLĐ. Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn. Hướng dẫn các hoạt động trợ giúp pháp lý, dạy nghề, giới thiệu việc làm, các hoạt động xã hội của công đoàn.
+ Ban Nữ công
Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về công tác vận động nữ CNVCLĐ; chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ CNVCLĐ; những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn; công tác cán bộ nữ và vì sự tiến bộ của nữ CNVCLĐ.
+ Ban Tài chính
Tham mưu và giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế và đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm tài sản, trang thiết bị của hệ thống Công đoàn tỉnh theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn. Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ban hành các quy định, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính Công đoàn theo phân cấp của TLĐ.
+ Ban Tổ chức
Nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phát triển đoàn viên; xây dựng hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ công đoàn; hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ công đoàn.
+ Ban Tuyên giáo
Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ; tham mưu, hướng dẫn triển khai công tác tuyên giáo công đoàn.
+ Văn phòng
Tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo hoạt động công đoàn các cấp và cơ quan. Tham mưu về tình hình CNVCLĐ và công tác công đoàn. Trực tiếp quản tài sản và phối hợp với các ban đảm bảo phục vụ các hoạt động tại cơ quan. Là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.
+ Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra
Giúp Uỷ ban Kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy chế hoạt động của uỷ ban kiểm tra do ban chấp hành thông qua. Chủ trì phối hợp với các ban và cùng các cơ quan liên quan giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ. Theo dõi, hướng dẫn việc giải quyết đơn thư khiếu tố của các cấp công đoàn.
- Về cơ cấu tổ chức của các cấp công đoàn:
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của các cấp công đoàn tỉnh Quảng Nam
+ CĐ cấp trên cơ sở gồm có 18 LĐLĐ cấp huyện: Bắc Trà My, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Đông Giang, Hiệp Đức, Hội An, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn,
Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước và 05 Công đoàn ngành: Công đoàn các Khu Công nghiệp, Công đoàn ngành Giáo dục, Công đoàn Viên chức, Công đoàn ngành Xây dựng, Công đoàn ngành Y tế.
- CĐCS địa phương: có 13 đơn vị.
- CĐCS trung ương: có 14 đơn vị quan hệ chỉ đạo phối hợp. - Có 09 nghiệp đoàn trực thuộc CĐ cấp trên cơ sở.
2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại LĐLĐ tỉnh Quảng Namtrong thời gian qua trong thời gian qua
2.2.1. Thực trạng quản lý tài chính công đoàn
2.2.1.1. Quản lý thu tài chính công đoàn
Ngay sau khi Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực, Tổng Liên đoàn đã xây dựng hệ thống văn bản quy định về thu, chi, phân phối và quản lý tài chính công đoàn nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt công tác tài chính công đoàn.
Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh làm việc với UBND tỉnh ban hành công văn số 2293/UBND-KTTH ngày 25/6/2013 về việc chỉ đạo thu kinh phí công đoàn theo Luật Công đoàn năm 2012 và sau khi có Nghị định số 191/2013/NĐ-CP, UBND tỉnh tiếp tục ban hành công văn 2421/UBND-KTTH ngày 26/6/2014 chỉ đạo các đơn vị thực hiện đóng kinh phí công đoàn theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP; Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh ban hành Hướng dẫn số 13/HD-LĐLĐ ngày 20/9/2013 về thu kinh phí công đoàn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng LĐLĐ VN.
LĐLĐ tỉnh cũng đã căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương, theo phân cấp của Tổng Liên đoàn để quy định về phân phối tài chính, về thưởng nộp kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn trong tỉnh. Điều này đã tạo điều kiện cho các cấp công đoàn có đủ kinh phí chi phục vụ các hoạt động, chủ động hơn trong chi tiêu tài chính và tổ chức các phong trào thi đua. LĐLĐ tỉnh cũng đã có chính sách động viên kịp thời các đơn vị nộp hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch được giao hằng năm. Vì vậy, trong những năm qua quản lý tài chính công đoàn tại LĐLĐ tỉnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động tài chính của LĐLĐ tỉnh cũng đã gặp những khó khăn như: Sự tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu của Chính phủ đặc biệt là thắt chặt đầu tư công đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên việc trích nộp KPCĐ cũng khó khăn.
Cùng với việc xây dựng các quy định về thu đoàn phí, kinh phí công đoàn, quy định về phân phối nguồn thu, đẩy mạnh phân cấp thu, các nội dung về quản lý thu tài chính công đoàn ngày càng hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai
đoạn. Mục tiêu của quản lý thu tài chính công đoàn là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khai thác tối đa các nguồn thu đã luôn được các cấp công đoàn chú trọng. Khâu tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế thu đã có sự phù hợp theo đặc điểm của từng nguồn thu, đã xác định rõ trách nhiệm thu, quản lý nguồn thu cho từng đơn vị, cho từng cấp công đoàn. Trên cơ sở đó, công tác xây dựng dự toán thu, chấp hành dự toán thu đã được các cấp công đoàn thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Tháng 10 hằng năm, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS tổ chức thực hiện lập dự toán tài chính công đoàn cho năm tiếp theo.
Trên cơ sở số lao động, đoàn viên và quỹ lương tại thời điểm lập báo cáo dự toán, các cấp công đoàn xây dựng dự toán kinh phí hoạt động cho đơn vị mình. Số lao động và quỹ lương lập dự toán tính theo số lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH.