Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại LĐLĐ tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Tài chính Công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 76 - 82)

Nam trong thời gian đến

3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý thu tài chính công đoàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, tạo thêm nguồn thu

Tài chính công đoàn có ba nguồn thu chính đó là kinh phí công đoàn do người sử dụng lao động trích chuyển theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ, đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn tự nguyện đóng góp theo Điều lệ Công đoàn và các nguồn thu khác từ hoạt động kinh tế công đoàn, từ sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn cho tổ chức công đoàn. Trong đó, thu kinh phí và đoàn phí công đoàn được xác định là hai nguồn thu chính cần phải đặc biệt quan tâm. Tổ chức thu tài chính công đoàn là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý tài chính công đoàn. Ban Tài chính công đoàn với vai trò tham mưu cần đề ra các hình thức và biện pháp phù hợp để trực tiếp thực hiện việc thu tài chính đầy đủ theo quy định.

3.2.1.1. Các biện pháp thu kinh phí công đoàn

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ cũng như các văn bản

hướng dẫn của Tổng LĐLĐVN về công tác tài chính công đoàn đến các CĐCS, để nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đoàn viên CĐ, chủ doanh nghiệp về ý nghĩa của việc thực hiện tốt công tác tài chính CĐ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

- Chú trọng đôn đốc thu KP, ĐPCĐ đối với các doanh nghiệp, kịp thời khen thưởng, động viên những đơn vị thực hiện tốt. Tích cực triển khai thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Công đoàn Việt Nam tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo chủ trương của Tổng Liên đoàn bắt đầu thực hiện từ năm 2018.

- Xác định được quỹ lương đóng bảo hiểm ở các doanh nghiệp để làm căn cứ thu kinh phí công đoàn. Muốn thu đúng, thu đủ kinh phí công đoàn, trước hết phải căn cứ vào các quy định để xác định được chính xác quỹ tiền lương phải đóng BHXH của từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp. Đây là nội dung này rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả công tác tổ chức thu.

3.2.1.2. Giải pháp về quản lý thu đoàn phí công đoàn

Tuyên truyền đến từng đoàn viên công đoàn việc đóng đoàn phí công đoàn vừa là quyền lợi nhưng cũng là trách nhiệm của mỗi đoàn viên đối với tổ chức công đoàn, để đoàn viên hiểu và tự nguyện nộp theo Điều lệ Công đoàn. Thu đoàn phí công đoàn phân cấp cho CĐCS thu là hợp lý. Tuy nhiên việc hướng dẫn, đôn đốc thu đoàn phí cần phải được chú ý, để đảm bảo rằng thu đoàn phí phải đúng theo Điều lệ công đoàn và hướng dẫn thu đoàn phí công đoàn bằng 1% tiền lương của người lao động. Trong một số trường hợp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí, thì mức ấn định của phải tương đương 1% mức tiền lương trung bình trên địa bàn hoặc ngành nghề. Các cấp công đoàn, nhất là CĐCS một mặt phải tuyên truyền hướng dẫn để người đoàn viên hiểu quyền và trách nhiệm của mình về việc đóng đoàn phí công đoàn, một mặt công đoàn phải có các hoạt động thiết thực đối với đoàn viên, nâng cao vai trò, vị thế của công đoàn để tạo niềm tin cho đoàn viên.

Công khai số thu, phân phối và sử dụng số thu đoàn phí công đoàn đến từng đoàn viên theo quy định.

3.2.1.3. Giải pháp về nguồn thu khác

Nguồn thu khác của công đoàn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cân đối thu, chi tài chính công đoàn các năm qua, với các nội dung thu từ hỗ trợ của cơ quan chuyên môn cho CĐCS tổ chức các hoạt động chung, thu từ các hoạt động kinh tế công đoàn, thu từ việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao....Khai thác tối đa các nguồn thu khác của tổ chức công đoàn để bổ sung nguồn tài chính công đoàn là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tài chính công đoàn.

Có mối quan hệ tốt với cơ quan chuyên môn, tổ chức được các phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động công đoàn, góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chung là yếu tố quan trọng để nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan chuyên môn cho CĐCS để tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn nghệ, thể thao. Công đoàn phải quản lý khoản thu này, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, công khai. Trường hợp thuận lợi, CĐCS nên có quy chế phối hợp hoạt động với lãnh đạo chuyên môn. Đã có rất nhiều CĐCS xây dựng được quy chế phối hợp, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của công đoàn và có được nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động chung.

3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chi tài chính công đoàn

Chi tài chính công đoàn phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm, phải tập trung kinh phí cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức công đoàn, cụ thể:

Thực hiện theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước, chứng từ thanh toán phải đảm bảo hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, chi tiêu đúng mục đích, hiệu quả.

Nguồn tài chính công đoàn rất hạn chế, phần lớn do người lao động, đoàn viên công đoàn trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp nên việc chi tiêu phải thực hiện mục tiêu phục vụ người lao động, đoàn viên. Hạn chế các khoản chi hành chính, hội nghị, tiếp khách, thực hành tiết kiệm. Tập trung kinh phí cho các hoạt động phong trào, thăm hỏi đoàn viên, các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Các nội dung chi cần hướng nhiều về các CĐCS, lấy CĐCS làm địa bàn để hoạt động vì đây là tổ chức công đoàn gắn bó trực tiếp nhất với người lao động và đoàn viên.

Phải xây dựng được hệ thống các quy định về chi tài chính công đoàn theo đúng các quy định của Nhà nước, phù hợp với khả năng tài chính của từng cấp công đoàn làm căn cứ để tổ chức thực hiện.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tài chính công đoàn và hiệu quả hoạt động của các cấp công đoàn trong toàn tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản, chấp hành đúng kỷ luật tài chính, chế độ kế toán, báo cáo dự toán, quyết toán và xử lý các vi phạm về tài chính. Ban Tài chính cùng UBKT LĐLĐ tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thu, chi, quản lý tài chính của công đoàn các cấp, cương quyết xử lý và đề nghị xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm nguồn tài chính công đoàn.

3.2.3. Giải pháp về phân phối tài chính công đoàn

Phân phối tài chính công đoàn công bằng, hợp lý, đảm bảo tài chính để hoạt động cho các cấp công đoàn, sử dụng việc phân phối tài chính như một công cụ điều chỉnh chung.

Để thực hiện tốt giải pháp này, ngoài việc phải xây dựng được một hệ thống các quy định về phân phối tài chính hợp lý và thống nhất trong toàn tỉnh, những quy định này khi thực hiện phải cân đối được kinh phí hoạt động giữa các cấp công đoàn trong tỉnh. Phải xem xét đến các yếu tố đặc thù giữa những công đoàn mới thành lập, tài chính công đoàn còn hạn chế với những đơn vị có số lao động lớn, thu nhập bình quân của người lao động cao; giữa đơn vị đóng ở các thành phố có lao động tập trung và đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, lao động phân tán; giữa các loại hình doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần, đặc biệt phải xem xét đến các yếu tố đặc thù giữa những đơn vị như CĐ các Khu công nghiệp quản lý 100 CĐCS là doanh nghiệp.

Khi thực hiện các quy định về phân phối chúng ta cũng không cứng nhắc, máy móc mà phải hài hoà, uyển chuyển, thực hiện tốt chức năng điều tiết của nhà quản lý đối với các cấp công đoàn trực thuộc. LĐLĐ tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở khi hoạt động của các đơn vị này gặp khó khăn về tài chính.

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu kinh phí và đoàn phí

luật, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, theo hướng gắn phân cấp quyền hạn với trách nhiệm.

Hoàn thiện các quy định cụ thể về tài chính công đoàn để tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Năm 2012, Luật Công đoàn đã được sửa đổi; Chính phủ ban hành Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên để thực hiện được việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ kinh phí công đoàn theo nghị định này thì còn phụ thuộc yếu tố khác, đó là thủ tục hành chính liên quan đến việc thụ lý đơn của Tòa án nên trên thực tế chưa thực hiện được. Vì vậy, tổ chức công đoàn cần chủ động, tích cực trong việc tham gia với các cơ quan chức năng của nhà nước để có sự thống nhất trong việc thực hiện. Đồng thời các quy định, hướng dẫn của công đoàn phải được xây dựng với các nội dung thống nhất, chặt chẽ, trên cơ sở thực tiễn để thực hiện cho được đường lối, chủ trương đề ra, phù hợp với hệ thống pháp luật chung, đảm bảo hiệu quả. Các quy định phải được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của các cấp công đoàn, tạo sự đồng thuận cao khi thực hiện.

Đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính công đoàn: Thực hiện tốt Kế hoạch số 39/KH-LĐLĐ ngày 15/6/2016 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về thực hiện công tác tài chính, trong đó có chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 tất cả các CĐCS thực hiện chương trình phần mềm kế toán. Vì vậy cần quyết tâm thực hiện để hệ thống sổ sách và biểu mẫu thống nhất thuận tiện trong công tác quản lý và chỉ đạo.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý quyết toán tài chính công đoàn: Để số liệu báo cáo quyết toán được đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn, cần tăng cường hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với công tác quyết toán tài chính công đoàn hằng năm. Ngoài việc có chế độ phụ cấp thích đáng với người làm công tác kế toán, khen thưởng, động viên kịp thời các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác quản lý tài chính, quyết toán tài chính, cần có những biện pháp mạnh hơn để duy trì kỷ cương tài chính. Đối với những đơn vị không lập báo cáo quyết toán hoặc báo cáo không kịp thời thì kiên quyết không xem xét thi đua đối với tập thể và cá nhân đồng chí chủ tịch, đồng chí phụ trách tài chính. Công khai danh sách các đơn vị không thực hiện đúng chế độ báo cáo trước

Ban Chấp hành công đoàn hoặc trước đoàn viên,... Nâng cao vai trò của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, UBKT, chủ tài khoản, kế toán CĐ các cấp.

Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính công đoàn các cấp theo Hướng dẫn số 460/HD-TLĐ ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Để việc quản lý thu, chi tài chính công đoàn các cấp chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, khai thác đầy đủ nguồn thu, chi tiêu hợp lý, thì công khai tài chính là một giải pháp quan trọng đối với tổ chức công đoàn. Công khai số liệu thu để các đơn vị cố gắng tích cực thu. Công khai số liệu chi để mọi người cùng giám sát chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, tham ô tham nhũng. Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong công tác quản trị tài chính công đoàn.

3.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ tài chính công đoàn

Muốn quản lý tài chính tốt đòi hỏi phải có những người quản lý có trình độ nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, ở mỗi cấp công đoàn, đều phải quan tâm đến vấn đề tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực để có các giải pháp hoàn thiện một cách phù hợp nhất, tổ chức thực hiện hiệu quả nhất.

Trình độ cán bộ làm công tác quản lý tài chính là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác quản lý tài chính công đoàn. Đây là những người phải nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ quản lý tài chính. Do đặc thù của công đoàn, cán bộ làm công tác kế toán tài chính chủ yếu kiêm nhiệm và thường xuyên có thay đổi nhân sự, mức độ hiểu biết về lĩnh vực tài chính công đoàn có sự hạn chế, trách nhiệm về nghiệp vụ tài chính của CĐCS không cao. Vì vậy, các công đoàn cấp trên cơ sở phải thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ tài chính công đoàn cho những người làm công tác tài chính kế toán để họ nắm bắt được các quy định, chế độ trong việc huy động, phân phối và sử dụng nguồn tài chính công đoàn một cách hiệu quả nhất. Phải tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục, kết hợp với chế độ phụ cấp thích đáng để họ có được tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết, làm tốt hơn công việc tài chính kế toán công đoàn.

Tại công đoàn cấp trên cơ sở và Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh cán bộ chuyên trách công đoàn làm công tác tài chính kế toán cần phải được tiêu chuẩn hóa. Người làm nghiệp vụ tài chính, kế toán phải là người được đào tạo về tài chính kế toán. Trong

thời gian qua, tại rất nhiều đơn vị cấp trên cơ sở, do hạn chế về biên chế, một người phải kiêm nhiều việc, nên có người được phân công làm công tác tài chính kế toán mà không có nghiệp vụ về tài chính, gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý tài chính. Mặt khác, công tác tài chính công đoàn có nhiều nét mang tính đặc thù, chủ động khai thác nguồn thu để cân đối chi theo hệ thống ngành dọc; huy động các nguồn thu chủ yếu mang tính tự nguyện tự giác của đối tượng nộp, khoản mục chi của công đoàn phù hợp với các nội dung chi hoạt động công đoàn, hệ thống sổ kế toán và báo cáo tài chính ngoài các quy định chung của Nhà nước, còn có các sổ kế toán, báo cáo theo hướng dẫn của công đoàn,... Do đó, người làm công tác tài chính, kế toán công đoàn ngoài việc phải am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn, còn cần phải hiểu về tổ chức, hoạt động công đoàn. Các cấp công đoàn phải chú trọng đào tạo nghiệp vụ công đoàn và đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán đặc thù công đoàn cho những người làm công tác tài chính. Mặt khác, công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ làm tài chính công đoàn nói riêng phải được quan tâm thường xuyên hơn nữa để có thể nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nghiệm. Có như vậy, công tác quản lý tài chính công đoàn mới đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài chính Công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w