Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN huyện

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 45)

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNNhuyện Thăng Bình huyện Thăng Bình

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam, có thị trấn Hà Lam làm huyện lỵ, Thăng Bình ở toạ độ 15030’ đến 15059’ vĩ độ Bắc và từ 10807’ đến 108030’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức. Huyện Thăng Bình có 22 xã, thị trấn; có tổng diện tích đất đai là 412,22km2, xã có diện tích lớn nhất là Bình Quí: 29,8km2, xã có diện tích nhỏ nhất là Bình Nguyên: 8,56km2. Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hoá. Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện.

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội - Về kinh tế

Phát triển kinh tế của huyện Thăng Bình trong thời gian qua có những bước phát triển đáng ghi nhận. Năm 2017 GDP của huyện theo giá so sánh năm 1994 đạt là 2.258.198 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013 – 2017 là 17.6%, đến năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của huyện những năm qua được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước.

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy sự chuyển dịch cơ cấu này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ bảng số liệu tác giả xây dựng biểu đồ cơ cấu kinh tế để biểu thị tốc độ tăng trưởng của các ngành trong những năm qua tại huyện Thăng Bình.

Cơ cấu kinh tế huyện Thăng Bình NLTSCN-XDDịch vụ 39.81 39.41 22.42 33.66 37.77 26.93 Năm 2016 Năm 2017

Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017

Ngành

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TĐTT 2013- 2017 (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) Triệu đồng Tỷ lệ (%) GDP (giá 1994) 1.179.499 100.00 1.262.469 100 1.460.672 100 1.808.558 100 2.258.198 100 17.6 NLTS 508.133 43.08 564.592 44.72 669.890 45.86 683.069 37.77 608.198 26.93 4.6 CN-XD 264.803 22.45 278.740 22.08 296.200 20.28 405.489 22.42 760.000 33.66 3.01 Dịch vụ 406.563 34.47 419.137 33.2 494.582 33.86 720.000 39.81 890.000 39.41 2.16

Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Thăng Bình

Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2013-2017 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2013, ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 43.08% trong GDP, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 22,45% và ngành dịch vụ có tỷ trọng 34.47%. Đến năm 2017 tỷ trọng các ngành trong GDP lần lượt là: Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 26,93%, công nghiệp - xây dựng tăng lên 33,66% và dịch vụ tăng đạt 39,41%.

34.47 33.20 33.86

22.45 22.08 20.28

43.08 44.72 45.86

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

- Về xã hội

dân so với các huyện khác trong tỉnh. 91% dân số là dân nông thôn phân bố ở các xã trong huyện. Trong 5 năm qua, dân số tăng nhẹ và biến động khá phức tạp. Dân số tăng nhẹ từ 2013 là 177.946 người lên 180.353 người năm 2017, mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên vẫn dương trong cùng thời kỳ.

- Nguồn lao động: Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động bình quân giai đoạn 2013-2017 đạt 0,021%/năm. Sự gia tăng nguồn lao động của huyện trong thời gian qua khiến cho nguồn nhân lực của huyện trở nên rất dồi dào, trong đó khoảng 90% dân số trong độ tuổi lao động có việc làm trong các ngành kinh tế (chiếm khoảng 45% dân số). Tuy nhiên có hơn 51,45% dân số có việc làm có thu nhập không ổn định.

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn ở huyện Thăng Bình - Thuận lợi

Như đã trình bày bối cảnh phát triển trên đây, với vị trí địa chiến lược của huyện có những lợi thế phát triển trong định vị phát triển của tỉnh trong giai đoạn phát triển mới đầy thách thức, nền kinh tế của huyện cũng có những đặc điểm chung như hầu hết các huyện đồng bằng khác của tỉnh Quảng Nam.

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với dự toán giao đầu năm và cùng kỳ năm trước. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng; hình thành, phát triển đô thị và các vùng kinh tế động lực được tập trung thực hiện đạt một số kết quả quan trọng. Thực trạng kinh tế huyện trong thời gian qua cho thấy rất thuận lợi cho việc quản lý ngân sách huyện trong thời gian tới. Bên cạnh những thuận lợi trên thì nền kinh tế - xã hội của huyện còn đặt ra những khó khăn cho việc quản lý ngân sách trong thời gian tới.

- Khó khăn

Là huyện có nguồn thu cân đối thấp, chủ yếu là dựa vào nguồn bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. Là huyện thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt; một số xã miền núi và xã ven biển đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng nhưng còn thiếu tính bền vững và chất lượng chưa cao, chưa có giải pháp hữu hiệu để tăng thu cân đối

ngân sách, nguồn thu ngân sách huyện thiếu tính bền vững.

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu nội bộ ngành; còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ...còn kém phát triển nên chưa thu hút được nguồn lao động, giải quyết việc làm, nên tình trạng nông nhàn, thất nghiệp, đời sống nhân dân các năm trước còn nhiều khó khăn. Đây là áp lực lớn về giải quyết việc làm, đời sống và các vấn đề khác về xã hội, chưa tạo được bước đột phá.

Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH tuy có nhiều mặt tiến bộ, nhưng nhìn chung vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ, vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Hoạt động dịch vụ tuy phát triển tương đối khá song chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá thể với qui mô nhỏ. Năng lực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn hạn chế. Hoạt động thương mại dịch vụ đang có xu hướng phát triển nhưng chưa đủ mạnh, sức mua còn hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn xuống cấp cần được tăng chi đầu tư xây dựng mạng lưới chợ nông thôn trong những năm đến.

Đầu tư xây dựng cơ bản: Một số chủ đầu tư chưa nắm vững trong thủ tục đầu tư XDCB dẫn đến công tác lập hồ sơ, thủ tục quyết toán dự án, công trình hoàn thành còn chậm, hơn nữa công tác thẩm tra, thẩm định báo cáo quyết toán của ngành chuyên môn chưa thật sự kịp thời, chưa đảm bảo tiến độ giải ngân hàng năm; cuối năm chi chuyển nguồn của vốn đầu tư XDCB là chủ yếu. Một số dự án triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ.

Cơ sở vật chất trường, lớp học có nhiều tiến bộ nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ vẫn chưa đủ đáp ứng cho công tác dạy và học theo phương pháp đổi mới. Hệ thống giáo dục mầm non phân tán, cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu thiết bị dạy và học. Cần tăng chi đầu tư cơ sở vật chất cho khối học mầm non và tiểu học phục vụ công tác dạy và học. QLNN về nguồn tài nguyên còn buông lỏng, chưa khai thác triệt để được nguồn thu từ tài nguyên : cát, đá, sỏi, đất sét... trên địa bàn huyện. Kết quả như trên một phần là do công tác quản lý NSNN của huyện Thăng Bình chưa

thực sự hiệu quả. Do đó, các cơ quan, ban, ngành cấp huyện cũng như việc quản lý NSNN huyện cần quan tâm để phục vụ việc phát triển KT-XH của huyện góp phần tăng thu ngân sách đáp ứng nhu cầu chi tiêu của huyện ngày càng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 40 - 45)