Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách của huyện Thăng Bình trong thờ

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 70 - 88)

trong thời gian tới

3.3.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách trên địa bàn huyện

- Xây dựng dự toán chi ngân sách gắn liền với thời kỳ ổn định ngân sách thường là từ 3 đến 5 năm, theo đó năm đầu tiên là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và là năm được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn. .

Như phân tích ở chương 2, chất lượng của công tác lập dự toán chi ngân sách huyện còn nhiều hạn chế thể hiện qua quá trình chấp hành dự toán luôn có bổ sung dự toán nên quyết toán cao hơn so với dự toán được phê chuẩn từ đầu năm. khắc phục tình trạng trên, tác giả đề xuất giải pháp cụ thể như sau:

Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán chi phải bám sát yêu cầu phát triển KT-XH và những khoản chi mang tính chất thường xuyên. Dự toán chi sát đúng nhu cầu thực tế phát sinh trong năm. Dự toán lập và gửi lên UBND huyện qua Phòng Tài chính – KH tổng hợp đúng quy trình và thời gian quy định.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng hợp và xây dựng dự toán chi NSNN huyện phải phù hợp định mức khoán chi hành chính theo quy định hiện hành. Phòng Tài chính – KH tổng hợp dự toán chi trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn đồng thời trên cơ sở dự kiến nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng do Chi cục Thuế cung cấp số liệu để cân đối nhiệm vụ chi, xác định tổng chi theo từng lĩnh vực thông qua UBND huyện báo cáo Sở Tài chính và trình HĐND huyện.

Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Phải tính toán đến mức độ lạm phát, trượt giá trong chi thường xuyên, đặc biệt là các công trình xây dựng cơ bản ngay từ khi lập dự toán chi ngân sách.

Thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc

phân cấp, lập, chấp hành quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm,hiệu quả chi ngân sách.

Thực hiện tốt Luật Đầu tư công, cần phải ưu tiên nguồn vốn để đầu tư các công trình trọng điểm làm đầu tàu tăng trưởng, hạn chế đầu tư manh mún, dàn trải gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đồng thời cũng phải quan tâm cơ cấu đầu tư, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực nhất là lĩnh vực còn yếu kém. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của kế toán và Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong công tác lập dự toán chi. Hạn chế đến mức thấp nhất việc bổ sung, điều chỉnh dự toán trong năm, tránh tình trạng các cơ quan quản lý chạy theo từng sự việc cụ thể của đơn vị rất khó quản lý ngân sách theo dự toán được duyệt từ đầu năm.

Cần cải thiện quy trình giao dự toán, định mức phân bổ dự toán tùy theo nhiệm vụ chi của từng cơ quan trên cơ sở tính đủ lương đảm bảo chi cho đội ngũ cán bộ, công chức của mỗi cơ quan, chi công việc đúng theo nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng phân bổ dự toán theo định mức như nhau, tạo ra sự ỷ lại làm nhiều cũng như làm ít, định mức như nhau.

3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Để quản lý tốt công tác chấp hành dự toán ngân sách trên địa bàn huyện cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, giám sát việc chi ngân sách địa phương. Hàng năm cán bộ quản lý, điều hành chi NSNN huyện theo đúng dự toán được giao, bám sát các mục chi, đảm bảo chi đún chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, đúng nhiệm vụ chi Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được Chính Phủ ban hành và triển khai rộng rãi, vì vậy việc quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu ngân sách là một yêu cầu bắt buột đối với tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng NSNN. Tất cả các khoản chi đều phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Để đạt được mục đích đó, trong quản lý điều

hành chi ngân sách ở huyện Thăng Bình cần thực hiện các nội dung cơ bản sau : - Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí

quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước; thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị trên phải xây dựng và lập được kế hoạch, quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm được tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan và công đoàn cơ quan thông qua . Khi thực hiện phải chịu sự kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan và sự giám sát của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí giúp đơn vị chủ động trong chi tiêu, tăng thu nhập cho cán bộ, kích thích khả năng làm việc trên tinh thần tiết kiệm với hiệu suất công việc cao, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, việc mua sắm trang bị và sửa chữa các thiết bị tài sản trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, trước khi mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị phải được cấp có thẩm quyền cho phép, thực hiện đúng và đầy đủ quy trình mua sắm tài sản .

- Tăng cường trách nhiệm cá nhân của kế toán và người chuẩn chi trong việc quản lý và điều hành kinh phí tại đơn vị dự toán, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tuân thủ các trình tự thủ tục, định mức của chế độ tài chính và ghi chép, hạch toán kế toán kịp thời, đúng chuẩn mực kế toán, thường xuyên đối chiếu với KBNN nắm số dư dự toán để chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng và kịp thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế tối đa số dư tạm ứng KBNN.

*Đối với lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Hiện nay đầu tư trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng dàn trải, kéo dài và không đồng bộ nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Các Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế hạ tầng, Ban quản lý các công trình đầu tư XDCB, KBNN phối hợp và theo dõi tình hình thực hiện đầu tư, tình hình giải ngân của các dự án, yêu cầu chủ đầu tư xử lý nghiêm việc thực hiện chậm tiến độ. Kịp thời trình UBND điều chỉnh vốn từ những dự án triển khai chậm tiến độ sang những dự án khác để sớm hoàn thành dự án bàn giao đưa vào sử dụng để sớm phát huy hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng chuyển nguồn sang năm sau.

Với khả năng ngân sách có hạn, huyện cần giao nhiệm vụ cho các xã, thị trấn, các chủ đầu tư lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản quy định rõ danh mục, thứ tự ưu tiên, bố trí tập trung có trọng điểm phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển KT- XH của địa phương và phù hợp với khả năng cân đối vốn, trình HĐND huyện thông qua. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch trên địa bàn, đơn vị chủ động thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đồng thời hạn chế cơ chế “xin, cho” ngăn ngừa tiêu cực trong việc bố trí vốn hàng năm, cần ưu tiên bố trí vốn để thực hiện dứt điểm các công trình chuyển tiếp và trả nợ các công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Rà soát lại các tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công, kiên quyết chấm dứt hợp đồng và xử phạt hợp đồng đối với việc khảo sát, thiết kế không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến thời gian thi công và chất lượng công trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên công trình, đồng thời gắn trách nhiệm cá nhân của người giám sát công trình, người quyết định đầu tư, chủ đầu về hiệu quả, chất lượng, tiến độ của dự án.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn; thẩm định chặt chẽ đơn giá, định mức và giá trị quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, giảm trừ các khoản chi sai chế độ theo quy định hiện hành nhằm tiết kiệm hiệu quả ngân sách nhà nước.

Quản lý chặt chẽ phần vốn tạm ứng sau khi ký kết hợp đồng: Chủ đầu tư tạm ứng kinh phí cho đơn vị thi công thì đơn vị thi công phải có cam kết về tiến độ thực hiện đồng thời phải có bảo lãnh của ngân hàng về khoản vốn ứng trên, nếu trong quá trình thi công và lên phiếu giá không đảm bảo tiến độ, thì chủ đầu tư yêu cầu ngân hàng bảo lãnh chuyển trả kinh phí lại cho chủ đầu tư, có như vậy thì mới chấm dứt được tình trạng sau khi đơn vị nhận thầu ứng được vốn xong thì tiến độ thi công chậm lại, hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích.

Chấn chỉnh công tác đấu thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu: Hiện nay việc đấu thầu từng lúc, từng nơi còn mang tính hình thức, công tác thẩm định kết quả đấu thầu qua loa, dễ dẫn đến thất thoát NSNN. Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ công tác đấu thầu và nâng cao trách nhiệm, năng lực, đạo đức đội ngũ cán bộ và chất lượng trong công tác thẩm định phê duyệt kết quả đấu thầu là một yêu cầu bức xúc trong việc tăng cường quản lý chi ngân sách, cũng như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trên địa bàn huyện Thăng Bình.

Nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và hoàn thiện cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN. Công tác quy hoạch trong thời gian qua đã được chú trọng nhưng chất lượng chưa cao do công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ quy hoạch chưa khoa học và chuẩn xác, công tác công bố và quản lý quy hoạch của chính quyền các cấp còn yếu, nên tình trạng xây dựng vi phạm quy hoạch vẫn còn phổ biến, khi triển khai thực hiện dự án thì vướng công trình dân đầu tư xây dựng, phải đền bù, cưỡng chế tháo dỡ vừa tốn thời gian, lãng phí vốn của nhà nước và của xã hội. Bên cạnh đó cơ chế tài chính về bồi thường giải phóng mặt bằng của địa phương chưa thoả đáng dẫn đến việc giải phóng mặt bằng kéo dài, công trình chậm tiến độ, kinh phí từ nguồn NSNN chậm phát huy hiệu quả. Vì vậy, huyện cần tập trung cho công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, sớm tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, đồng thời khẩn trương hoàn thiện cơ chế tài chính về bồi thường giải phóng mặt bằng một cách khoa học và thoả đáng mới có thể chấm dứt tình trạng đầu tư kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và lãng phí NSNN, lãng phí

của cải của xã hội.

Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng phải đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng trước hết là trong các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; Các dự án ngân sách cấp phát cần quy định rõ hơn trách nhiệm của cấp quyết định đầu tư và chủ đầu tư, có biện pháp cụ thể đánh giá, phân loại năng lực chủ đầu tư. Chỉ có thể giao việc quản lý dự án cho các chủ đầu tư có đủ điều kiện và năng lực. Các dự án của các ngành không chuyên về xây dựng cơ bản cần kiên quyết áp dụng các biện pháp thích hợp như thành lập ban quản lý dự án mang tính chuyên nghiệp, sau khi dự án hoàn thành sẽ bàn giao lại cho các chủ đầu tư khai thác sử dụng.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện phối hợp tốt với UBND các xã, thị trấn tham mưu cho UBND huyện có kế hoạch phát triển việc quy hoạch, tái tạo quỹ đất của địa phương để tăng, tạo nguồn thu tiền sử dụng đất hai cấp cùng hưởng để đảm bảo nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương hàng năm, nhằm giải quyết vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài.

UBND các xã, thị trấn cần có giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân và các khoản viện trợ không hoàn lại để đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư đúng dự án mà nhân dân đóng góp, thực hiện quy chế công khai rõ ràng, để tạo lòng tin của nhân dân. Khai thác và phát huy nội lực địa phương để thực hiện tốt chủ trương kiên cố hóa kênh mương nội đồng và giao thông nông thôn từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và vốn của ngân sách cấp huyện, để các công trình bộ mặt nông thôn này được hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo quyết toán được thuận lợi, phục vụ tốt sản xuất, đời sống của dân.

3.3.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách trên địa bàn huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong xu hướng đổi mới cơ chế quản lý NSNN hiện nay, vai trò kiểm soát chi NSNN của KBNN giữ một vị trí hết sức quan trọng, là người “gác cửa” các khoản chi

NSNN. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN cơ quan KBNN cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN, đảm bảo chặt chẽ nhưng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong giao dịch với KBNN.

+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN của cán bộ KBNN thông qua thực hiện chiến lược của ngành trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ.

+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong quản lý chi NSNN, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo với cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan cũng như với lãnh đạo huyện .

+ Thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Kiểm tra trước, trong và sau khi chi NSNN. Đây là một khâu rất cần coi trọng vì kiểm soát trước khi chi sẽ ngăn ngừa và loại bỏ được những khoản chi tiêu không đúng chế độ quy định, không đúng định mức tiêu chuẩn, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, chống

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 70 - 88)