Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Thăng Bình gia

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 57 - 68)

hồi chưa lớn, chưa có tính đột phá qua các năm. Cụ thể số cuộc thanh tra và số đơn vị được thanh tra không tăng qua các năm 5 cuộc thanh tra và số đơn vị được thanh tra là 5 đến 7 đơn vị. Tuy nhiên tổng số sai phạm và kiến nghị thu hồi qua các năm có sự giao động lớn đặc biệt năm 2015 phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi cho nhà nước số tiền là 410,86 triệu đồng.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành ngân sách các cấp nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực trong quản lý NSNN, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững hơn.

2.3. Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Thăng Bình giai đoạn2013-2017 2013-2017

2.3.1. Những thành công trong quản lý chi NSNN

Quản lý chi NSNN đã dần đi vào nề nếp theo hướng phân công rõ ràng, minh bạch, đề cao tính tuân thủ pháp luật. Huyện Thăng Bình đã tích cực triển khai thực hiện Luật NSNN năm 2012, 2015 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của tỉnh Quảng Nam, và các cơ quan cấp trên.

HĐND huyện đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thành thục hơn trong phê chuẩn dự toán, quyết toán chi NSNN. Việc phê chuẩn quyết toán NS đi đôi với quyền giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng NSNN của HĐND huyện đã thúc đẩy cơ quan quản lý NSNN cấp huyện và các đơn vị thụ hưởng NSNN nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, chính sách chi NSNN. HĐND cấp huyện đã đảm nhiệm vai trò lớn hơn trong giám sát thực tế, qua đó hạn chế phần nào tình trạng sử dụng NSNN một cách lãng phí.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, với sự tham mưu của Phòng Tài chính – kế hoạch cùng các đơn vị thụ hưởng NS đã chỉ đạo sát sao các bộ phận quản lý NSNN để từng bước nâng cao chất lượng các định mức làm căn cứ xây dựng dự toán, đẩy nhanh quá trình phân bổ NS cho các đơn vị thụ hưởng và tích cực kiểm tra, giám

sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng chế độ, chính sách của Nhà nước. Nhờ đó, chu trình NS đã được thực hiện trong thời gian ngắn hơn, UBND huyện nắm được thông tin về sử dụng NSNN nhanh hơn, đầy đủ hơn, nhờ đó có thể điều hành NS tốt hơn theo hướng sử dụng NSNN vừa đúng chế độ, chính sách do TW, tỉnh quy định, vừa linh hoạt, phù hợp với địa phương.

- Chi về đầu tư xây dựng cơ bản: Các công trình thuộc huyện, xã, thị trấn quản lý đã thực hiện tương đối tốt trình tự thủ tục xây dựng cơ bản theo luật xây dựng. Các khâu từ lập dự án đầu tư xây dựng, thẩm định dự án đầu tư, giao thầu, đấu thầu, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán công trình được thực hiện tương đối theo quy định.

- Về chi thường xuyên: Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của dự toán chi ngân sách huyện do đó khi lập dự toán chi thường xuyên huyện căn cứ chủ trương của Nhà nước về duy trì, phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định; Bởi dựa vào các căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSNN có cách nhìn tổng thể về mục tiêu mà NSNN phải hướng tới. Dự toán chi thường xuyên đã được thực hiện đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra, đúng về trình tự và thời gian.

Kỷ luật chấp hành dự toán được xiết chặt hơn, quyết toán NSNN được chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh hơn.

Quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên của các đơn vị thụ hưởng NS đã có nhiều bước biến chuyển tích cực, bám sát tiêu chuẩn dự toán và khả năng cân đối NS, cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện. Khuyến khích các đơn vị thụ hưởng NS thực hiện chế độ khoán kinh phí quản lý hành chính hoặc tự chủ tài chính.

Trong giai đoạn 2013-2017 việc quản lý chi ngân sách chặt chẽ, đảm bảo đúng theo quy định đã làm cho công tác quyết toán ngân sách ngày càng trong sạch, đúng, đủ, kịp thời, giảm tối thiểu sai phạm hơn. Các báo cáo tài chính quyết toán

ngân sách cơ bản được lập đầy đủ và gửi đúng thời gian quy định. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác. Nội dung các báo cáo tài chính quyết toán ngân sách luôn theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và Luật NSNN đã quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng NSNN và xử lý vi phạm đã được thực hiện thường xuyên hơn. Hằng năm, Thanh tra huyện phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn đều xây dựng kế hoạch thanh tra lĩnh vực quản lý và sử dụng NS nhằm mục đích: phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý tài chính và chấp hành Luật Kế toán của các đơn vị sử dụng NS, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm của các đơn vị sử dụng NS chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng NSNN, đồng thời tăng cường kỷ cương quản lý tài chính tại các đơn vị.

2.3.2 Những hạn chế trong quản lý chi NSNN

Thứ nhất, trong việc xây dựng và lập dự toán ngân sách:

* Đối với công tác lập dự toán chi đầu tư từ nguồn vốn NSNN:

- Việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm chưa thật sự xuất phát từ cơ sở, chưa sát với đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phương; công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư chưa bám sát nhu cầu và nguồn ngân sách thực tế nên nhiều dự án đầu tư bị trùng lắp hoặc không có khả năng thực hiện.

- Tỉnh Quảng Nam chưa ban hành định mức chi cho cấp xã nên việc giao nhiệm vụ chi cho các xã, phường chủ yếu là ấn định.

- Kế hoạch xây dựng cơ bản (XDCB) hàng năm của huyện chưa được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trường hợp chưa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện:

+ Bố trí vốn đầu tư còn dài trải, phân tán, chưa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do phụ thuộc vào phân cấp

vốn đầu tư của tỉnh hàng năm. Nhiều lĩnh vực rất cần thiết phải đầu tư nhưng chưa được quan tâm đúng mức như: cải thiện vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng các xã, cải tạo mở rộng các trục giao thông chính của huyện…

+ Nhiều công trình chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cũng được ghi vào kế hoạch, dẫn đến tình trạng vốn ghi kế hoạch mới ở mức khái toán nên thường phải điều chỉnh bổ sung vốn trong quá trình thực hiện gây bị động trong điều hành ngân sách thị xã.

+ Nhiều công trình chưa được thẩm định sự cần thiết đầu tư một cách chặt chẽ, chưa xác định chắc chắn hiệu quả KT-XH sau đầu tư của công trình đó mang lại hoặc hiệu quả sau đầu tư sẽ thấp nhưng đã được bố trí kế hoạch vốn. Nhiều khi công trình được bố trí từ ý chí chủ quan của một vài đồng chí lãnh đạo hoặc chỉ là ý kiến của đại biều hội đồng nhân dân (phản ảnh nguyện vọng của cử tri nơi đại biều đó ứng cử).

* Đối với công tác lập dự toán chi thường xuyên:

- Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, tốn kém rất nhiều thời gian và công sức của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính các cấp. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

- Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thường là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND tỉnh và HĐND huyện quá ngắn. Đối với cấp huyện công tác này không thực chất vì phải thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh giao.

- Phương án phân bổ ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực mang tính chất bình

quân, dễ xảy ra khả năng có nơi thừa nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chưa thực sự hợp lý.

- Đối với cấp huyện việc xây dựng các kế hoạch ngân sách trung và dài hạn khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định và định hướng phát triển KT-XH của địa phương, do đó nảy sinh tâm lý bị động, trông chờ vào cấp trên. Điều này dẫn đến hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu và nội dung các khoản chi thường xuyên cũng như khả năng đề ra chiến lược chi thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, về chấp hành dự toán chi ngân sách: * Đối với chấp hành dự toán chi thường xuyên:

- Chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị, xã, phường còn chưa thực hiện đúng theo chế độ tài chính và chưa có hiệu quả.

- Nguồn thu ngân sách trong năm không đều đặn, tập trung vào cuối năm, ảnh hưởng đến việc trển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch, dẫn đến chi tiêu không hợp lý, xảy ra tình trạng chạy thủ tục, chạy khối lượng, để sử dụng hết kinh phí, gây thất thoát ngân sách.

- Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa thực hiện tốt, đôi khi chưa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, điều này thường xảy ra đối với các đơn vị dự toán cấp1 có các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, các đơn vị này thường có xu hướng muốn giữ lại một phần dự toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc dưới danh nghĩa phục vụ cho các nhiệm vụ chung của ngành (ví dụ Phòng giáo dục).

- Do việc phân bổ dự toán chưa thực sự sát với như cầu chi nên thường xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN cung cấp.

- Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến. Thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức; quản lý và sử dụng đất đai trụ sở làm việc không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn định mức; chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính chất phô

trương, hình thức, gây tốn kém cho ngân sách; một số trường hợp chi khen thưởng không đúng quy định.

- Chưa tính toán, xác định được hiệu quả chi ngân sách. Hiện nay chúng ta đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chưa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả KT-XH của các khoản chi tiêu ngân sách chưa được quan tâm đầy đủ. Việc quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là không thể đánh giá được hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thường xuyên đã sử dụng. Không có thông tin phản hồi từ hiệu quả chi thường xuyên sẽ cản trở việc đánh giá kết quả sử dụng các khoản chi này, thiếu cơ sở cho việc hoạch định chính sách và điều hành của lãnh đạo thị xã.

* Đối với chấp hành dự toán chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản

- Dự toán chưa thể giải quyết hết nợ đọng xây dựng cơ bản. Chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản thường chia nhỏ, dàn trải, nguyên nhân một phần so sản phẩm xây dựng cơ bản dỏ dang hàng năm lớn, một phần vốn thu vào ngân sách chậm.

- Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa thật sự chặt chẽ. Theo qui định của Bộ Tài chính, KBNN các cấp có trách nhiệm kiểm soát chi đầu tư, cùng phối hợp với ngành tài chính nhằm đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm qua, sự kiểm soát chi đầu tư của KBNN huyện còn hạn chế, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: KBNN huyện chưa đổi mới một cách toàn diện về kiểm soát chi đầu tư, chưa làm tốt quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi đã đầu tư; Chưa có qui định một cách cụ thể rạch ròi, chức năng của việc kiểm soát chi đầu tư ngân sách của các phòng chức năng ở KBNN, điều này dẫn đến một số khâu chưa kiểm soát chặt chẽ và thiếu thống nhất, đồng bộ trong kiểm soát chi ngân sách giữa các khâu liên quan với nhau; Nhiều trường hợp cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành chưa đảm bảo hồ sơ, thủ tục, chưa đảm bảo chế độ quy định; Công tác cải cách thủ tục hành chính chậm, thiếu niêm yết công khai các quy định về hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn đầu tư; thời gian thanh toán chưa đảm bảo theo quy định. KBNN thường bị các chủ đầu tư kêu ca, phàn nàn, cho rằng còn sách nhiễu, cứng nhắc, đôi khi quá máy móc

trong giải quyết hồ sơ thanh toán; Việc phối kết hợp giữa KBNN, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện chưa chặt chẽ. KBNN thường không đảm bảo chế độ báo cáo về kết quả thanh toán vốn đầu tư quý, năm cho cơ quan tài chính theo quy định.

Thứ ba, công tác quyết toán NSNN

- Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm…), chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp.

- Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách.

- Công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành của các chủ đầu tư thường chưa chậm so với quy định, chất lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định. Công tác thẩm định, phê duyệt

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 57 - 68)