2.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách tại huyện Thăng Bình
Quy trình thực hiện công tác lập dự toán NSNN cấp huyện được thực hiện như Bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2 Quy trình thực hiện công tác lập dự toán NSNN cấp huyện
STT Cơ quan Quy trình thực hiện Công việc cụ thể
1 Phòng Tài chính – Kế hoạch
Thông báo lập dự toán
Ban hành thông báo lập dự toán
2 Các đơn vị thực hiện dự
toán Lập dự toán Lập dự toán đơn vị
3 Phòng Tài chính – Kế hoạch Tiếp nhận và xử lý dự toán Tổng hợp dự toán từ các đơn vị 4 Phòng Tài chính – Kế hoạch và các đơn vị thực hiện dự toán
Bảo vệ dự toán Bảo vệ dự toán
5 Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND huyện
Tổng hợp, phê duyệt và thông
báo
Tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt dự toán
Hàng năm, căn cứ vào của Luật Ngân sách năm 2002, Luật Ngân sách 2015 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và sự hướng dẫn cụ thể của Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam về một số nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với UBND huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện, sau đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị lập dự toán theo biểu mẫu. Trên cơ sở các dự toán đó phòng tài chính – kế hoạch huyện tiến hành xây dựng dự toán chi ngân sách của huyện; kiểm tra, rà soát và tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN bảo vệ dự toán đã lập. Cuối cùng, Phòng Tài chính – kế hoạch tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt dự toán chính thức.
- UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện căn cứ các quy định phát luật về chi ngân sách hiện hành, tình hình kinh tế - xã hội địa phương và thực tế chi ngân sách huyện trong năm hiện hành để xây dựng dự toán chi ngân sách năm sau nộp về UBND tỉnh, Sở Tài chính.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách (2012 - 2016) việc xây dựng dự toán ngân sách huyện cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc đặt ra là: (1) Cơ bản giữ ổn định các lĩnh vực chi, mức khoán chi cho các đơn vị, các cấp ngân sách theo dự toán chi được giao; (2) Đảm bảo ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như dự toán được giao; (3) Dự toán chi ngân sách phải dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian qua, công tác lập và phân bổ dự toán của huyện Thăng Bình thực hiện theo đúng thời gian quy định, đúng quy trình lập và giao dự toán của Luật NSNN. Tuy nhiên, chất lượng của công tác lập dự toán chưa cao, số liệu dự toán chủ yếu do các cơ quan, đơn vị, địa phương ước số thực hiện năm trước và tăng thêm một tỷ lệ nhất định cho năm kế hoạch để lập dự toán cho năm trong trong thời kỳ ổn định ngân sách. Tình hình dự toán chi NSNN trong 05 năm gần đây được thể hiện như sau:
Bảng 2.3 Tình hình lập dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2017
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015Năm 2016 2017
A Chi cân đối ngân sách 463.089 533.047 699.370 570.391 703.449 1 Chi đầu tư phát triển 73.514 81.135 146.477 87.132 99.943
2 Chi thường xuyên 321.926 315.754 360.359 339.059 593.847
3 Chi dự phòng ngân sách 7.593 7.605 8.218 8.218 9.659
4 Chi cải cách tiền lương 60.056 128.553 184.316 135.982 - B Chi từ nguồn thu để lạiquản lý qua NS 5.520 10.980 10.517 12.602 -
C Chi chuyển giao các cấp - - - - -
TỔNG CHI 468.609 544.027 709.587 582.993 703.449
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thăng Bình
Nhìn chung, công tác lập dự toán ngân sách tại huyện Thăng Bình đã được đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý. Các đơn vị dự toán trực thuộc đã tiến hành lập dự toán chi của đơn vị đúng thời hạn, dự toán không chỉ dừng lại ở những mục lớn mà đã phân loại cụ thể, dự toán được lập ra cơ bản đã dần sát hơn với tình hình thực tế trên địa bàn huyện, đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu chi. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị dự toán đều đã thực hiện được, một số đơn vị lập dự toán còn chưa đúng thời hạn, chưa đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chung của huyện. Nguyên nhân là do trình độ của cán bộ cơ sở còn hạn chế, ở một số đơn vị cơ sở công tác lập dự toán chưa thật được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý ngân sách vì vậy chúng ta cần thấy được tầm quan trọng của nó và những tồn tại trên cần được chấn chỉnh trong thời gian tới.
2.2.2 Công tác phân bổ, giao dự toán chi ngân sách huyện Thăng Bình
Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 áp dụng theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 thực hiện trên cơ sở Nghị quyết số 266/2016/ UBTVQH14 ngày 04/10/2016 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 và Quyết định số 46/2016/ QĐ-TTg ngày
19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 (Quyết định 46).
Tại huyện Thăng Bình, công tác phân bổ, giao dự toán được thực hiện như sau: - Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán và các xã, phường trên địa bàn. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý. Phương thức giao dự toán NSNN đã được vận hành theo cơ chế mới, theo đó phương thức quản lý theo hạn mức đã được thay thế bằng phương thức giao theo dự toán. Theo đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tiến hành giao dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN cấp huyện, thuộc quyền quản ký của huyện. Đồng thời, KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát chi tiêu để đảm bảo đúng dự toán, đúng chế độ hiện hành.
Xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách. là công cụ rất quan trọng để Phòng Tài chính có căn cứ để lập phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách và thẩm tra xét duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó định mức chi cũng là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách được giao theo đúng chế độ quy định. Định mức chi bao gồm hai loại: định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách. Định mức phân bổ ngân sách là định mức mang tính chất tổng hợp. Lọai định mức này biểu hiện như: định mức kinh phí hành chính trên một biên chế, định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc các cấp học, một giường bệnh; định mức cho sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tính trên một người dân… Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trượt giá. Trên cơ sở tổng chi ngân sách địa phương được Chính phủ giao và định mức phân bổ ngân sách của Thủ tướng chính phủ, các địa phương xây dựng và ban hành các định mức phân bổ cho các ngành, các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân sách phù hợp với điều kiện KT-XH và khả năng ngân sách của địa phương mình.
thường xuyên; Phân bổ kinh phí dự toán kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.
- Phân bổ chi ngân sách nhà nước bằng chênh lệch chi tiền, ghi thu – ghi chi dưới hình thức: Phân bổ ngân sách theo lệnh chi tiền; Phân bổ ngân sách bằng hình thức ghi thu – ghi chi.
2.2.3. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách tại huyện Thăng Bình
Trên cơ sở dự toán được giao, UBND huyện quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các văn bản về điều hành ngân sách hằng năm.
Chi ngân sách từng bước được cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bao cấp trong sử dụng ngân sách, góp phần thực thi tốt Luật NSNN. Tình hình chấp hành chi dự toán ngân sách huyện trong giai đoạn 2013-2017 cơ bản được thực hiện tốt, thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Tổng hợp thực hiện chi ngân sách nhà nước tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013 – 2017
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm2013 Năm2014 Năm2015 2016Năm Năm2017 TTBQ Tổng chi ngân sách địa
phương 800.475 861.467 1.055.544 1.103.772 1.443.329 15.88
A Chi cân đối ngân sách địa phương
620.268 681.488 843.039 861.481 1.081.794 14.92
1 Chi đầu tư pháttriển 123.758 147.020 188.447 196.557 240.738 18.1
2 Chi thườngxuyên 476.948 501.732 604.196 595.288 653.962 8.21
3 Chi chuyểnnguồn 19.562 32.736 50.396 69.636 187.094 75.86
B Chi chuyển giao các cấp
ngân sách 161.755 165.739 191.534 219.463 313.622 18 C Các khoản chi từ nguồn thu được để lại quản lý qua NSNN 18.452 14.240 20.971 18.578 19.250 1.06
D Chi nộp ngânsách cấp trên 0 0 0 4.250 28.663
Thông qua số liệu thể hiện ở Bảng 2.4 ta thấy tổng chi ngân sách nhà nước tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017 có mức tăng bình quân 15,88%, từ 800.475 triệu đồng năm 2013 lên 1.443.329 triệu đồng năm 2017. Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương tăng 14,92% từ 620.268 triệu đồng năm 2013 lên đến 1.08.794 triệu đồng năm 2017. Chi thường xuyên chiếm tỷ lệ tăng 8,21% thì chi đầu tư phát triển tăng 18,10% là một dấu hiệu đáng mừng.
Đối với công tác chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản:
Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017
(Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TTBQ Tổng cộng 136.896 160.907 204.938 213.587 258.888 17.3 1 Nguồn cân đối ngân
sách địa phương 123.758 147.020 188.447 196.557 240.738 18.1 2
Nguồn thu được để lại cho đơn vị quản lý qua NSNN
13.138 13.887 16.491 17.030 18.150 8.4 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Thông qua số liệu thể hiện ở Bảng 2.5 ta thấy chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017 đạt tỷ lệ tăng bình quân 17,3%. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn cân đối NS địa phương tăng 18,1%, từ nguồn thu được để lại cho đơn vị quản lý qua NSNN tăng 8.4%. Xét về chất lượng, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn cân đối địa phương tăng từ 123.758 triệu năm 2013 lên 240.738 triệu đồng năm 2017 là một bước tăng trưởng đáng kể, góp phần thay đôi diện mạo cơ sở hạ tầng địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do, trong những năm gần đây có bổ sung ngân sách từ cấp trên cho một số chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,…
Đối với công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên, tình hình chấp hành dự toán cho thường xuyên tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017 được thể hiện như Bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.6. Tổng hợp tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017
(Đơn vị tính: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng BQ (%) Tổng chi thường xuyên 476,948 501,732 604,195 593,542 653,961 8.2
1 Chi sự nghiệp QP-AN 10,858 15,433 18,738 18,551 13,030 4.7 2 Chi sự nghiệp giáo dục,
đào tạo 251,212 276,027 312,870 286,396 298,304 4.3
3 Chi sự nghiệp y tế, dân
số 0,145 0,097 0,128 0,095 5,226 1277.8
4 Chi sự nghiệp KH - CN 0,057 0,075 0,04 0,105 0,011 -33
5 Chi sự nghiệp VHTT,
TD-TT 3.775 4,861 5,177 4,459 6,134 12.9
6 Chi phát thanh, truyền
hình 1.581 1,804 2,088 2,355 2,410 11.1
7 Chi đảm bảo xã hội 65,578 49,337 88,234 91,128 102,240 11.7
8 Chi SNKT 22,123 27,179 30,314 27,663 84,090 39.6
9 Chi QLHC 104,208 109,152 123,062 138,599 131,522 5.99
10 Chi sự nghiệp môi
trường 3,078 3,910 3,741 4.179 4,545 10 11 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 0,692 0,692 0,364 9,788 - - 12 Chi từ nguồn CT MTQG 4,082 2,848 2,002 - - - 13 Chi khác 10.452 11,180 17,969 10,424 6,460 11
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Thông qua số liệu thể hiện ở Bảng 2.6 ta thấy tổng chi thường xuyên tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017 có một mức tăng bình quân không đáng kể
chiếm 8.2%, từ 476.948 tỷ đồng năm 2013 lên 653.961 tỷ đồng năm 2017. Trong đó, chi cho sự nghiệp y tế, dân số tăng 1.277.8% từ 0.145 tỷ đồng năm 2013 lên đến 5,226 tỷ đồng năm 2017; chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ lại có phần trăm giảm đáng kể 33% từ 0.057 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 0.011 tỷ đồng năm 2017. Từ đó cho thấy, sự nghiệp y tế đã và đang được quan tâm đáng kể, đầu tư mua sắm trang thiết bị nhưng ngược lại sự nghiệp khoa học công nghệ lại chưa được chú trọng..
- KBNN thực hiện việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi và thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định; Có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính…
- Các khoản chi NSNN được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán. Việc kiểm soát chủ yếu theo 4 nhóm mục chi:
+ Căn cứ vào danh sách chi trả lương, phụ cấp lương, học bổng, sinh hoạt phí và đối chiếu với bảng đăng ký biên chế quỹ lương gửi từ đầu năm để kiểm soát tính tuân thủ đối với các mục tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí.
+ Căn cứ chế độ tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực kèm theo các hồ sơ có liên quan để thực hiện kiểm soát, thanh toán.
+ Căn cứ vào dự toán mua sắm sữa chữa lớn tài sản cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền để kiểm soát các khoản chi trên
+ Căn cứ định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định, KBNN kiểm tra, kiểm soát đảm bảo đủ điều kiện thanh toán đối với nhóm chi khác.
Trong những năm qua, tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSĐP trên địa bàn huyện Thăng Bình được thể hiện như Bảng 2.8 như sau: Xét về cơ cấu, chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước năm 2013 chiếm 15% và chi thường xuyên chiếm 60% tổng chi ngân sách địa phương. Đến năm 2017 chi đầu tư phát triển 17% và chi thường xuyên 45% tổng chi NSĐP. Chủ trương của Nhà nước là ưu tiên cho chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-
xã hội từ nguồn tăng thu của địa phương.
Bảng 2.7. Tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong tổng chi cân đối NSĐP huyện Thăng Bình giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng chi NSĐP 800.475 861.467 1.055.544 1.103.772 1.443.329 Tổng chi thường xuyên địa
phương 476.948 501.732 604.195 593.542 653.961
TT chi TX trong tổng chi
NSĐP (%) 60 58 57 54 45