Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 29 - 32)

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên sẽ tạo thuận lợi hay khó khăn đến cả hệ thống đào tạo nghề và công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề.

Để đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương cơ bản phải dựa trên sức tăng trưởng của nền kinh tế và sự tác động của nó đến vấn đề xã hội. Tăng trưởng của nền kinh tế tức là sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế trong một năm hay một giai đoạn nào đó, quá trình tăng trưởng này tác động lớn đến sự phát triển của xã hội, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, giải quyết nhiều vấn đề khác phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân. Chính vì vậy, để phát triển các địa phương đều cần phải đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Như vậy có thể thấy kinh tế xã hội phát triển không chỉ mang lại các điều kiện về nguồn lực đầu tư mà còn đặt ra nhiều yêu cầu đối với nguồn nhân lực. Để đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế, Nhà nước cần có nhiều giải pháp cụ thể trong đó đối với công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cần phải đặt lên hàng đầu bởi lẽ thông qua công tác này mới có thể định hướng, đề ra các mục tiêu, hoạch định các cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy lĩnh vực đào tạo nghề phát triển, đảm bảo quy mô, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu để phát triển kinh tế xã hội.

Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều này đòi hỏi cần phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại – dịch vụ… Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động trở lại đối với công tác đào tạo nghề theo hai hướng, một mặt thúc đẩy đào tạo

nghề phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và công tác đào tạo nghề, mặt khác sẽ kìm hãm việc đào tạo nghề nếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu thực tế đang đòi hỏi.

1.3.2. Chất lượng nguồn lao động của địa phương

Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay, thì chất lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo nghề phải được nâng cao phát triển hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển. Toàn cầu hóa – cơ hội và thách thức cho toàn bộ các quốc gia, từ phát triển hay đang phát triển cho đến chưa phát triển. Như chúng ta đã thấy, hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội lớn về xuất khẩu lao động nước ngoài, thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển, tiếp thu trình độ khoa học – kỹ thuật tiên tiến… Đối với cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài làm việc, là giải pháp cấp thiết trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, tạo cơ hội tăng thu nhập cá nhân và tỷ giá hối đoái về cho quốc gia.

Bản chất của đào tạo nghề là đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Tuy nhiên, từ trước đến nay, về cơ bản, các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu chỉ đào tạo “cái mình có” theo chương trình mà chưa chú trọng đến nhu cầu từng ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường. Chính vì vậy, một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Việc đào tạo nghề là đào tạo lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được thụ hưởng kết quả, sản phẩm của quá trình đào tạo nghề. Do vậy, doanh nghiệp phải tham gia vào đào tạo nghề. Để tạo ra sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề cần xác định rõ cơ chế lợi ích cho doanh nghiệp. Lợi ích sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp chủ động tham gia vào hoạt động đào tạo nghề mà không cần đến chế tài bắt buộc. Có như vậy, công tác đào tạo nghề mới đảm bảo đáp ứng và phù hợp

với nhu cầu của thị trường.

Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề phát triển, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế xã hội.

1.3.3. Tâm lý của xã hội với việc học nghề

Thực tế hiện nay không thể phủ nhận là đa số người dân không muốn cho con học nghề mà chỉ muốn học đại học. Cánh cửa các trường đại học ngày một rộng mở với nhiều nhiều loại hình đào tạo, tạo cơ hội tốt nhất để mọi người có thể tham gia. Và hệ lụy tất yếu, số người đến với học nghề thì ngày càng ít đi, trong khi đó, lao động qua đào tạo nghề lại là lực lượng lao động chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước đã có nhiều chính sách để tạo sự phân luồng học nghề. Tuy nhiên, các chính sách phân luồng đào tạo đều chưa được thực hiện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ những chính sách không được quy định trong các văn bản luật. Với nhận thức không đúng của xã hội về việc học nghề, làm nghề nên trong những năm qua, người dân chỉ muốn con em của họ vào học đại học. Điều này dẫn đến một hệ lụy đáng buồn: Ngoài việc gây mất cân đối trong cơ cấu nhân lực của quốc gia, thiếu hụt lực lượng lao động qua đào tạo nghề cho sự phát triển kinh tế đất nước thì đó còn là sự lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của người học và gia đình của họ.

Nhận thức của các bậc cha mẹ là thường ít quan tâm đến việc hướng nghiệp cho con, mặt khác do bản thân người học nghề cảm thấy trình độ học vấn của họ còn thấp, ngại khi phải tham gia các lớp học hoặc cảm thấy việc học tập là áp lực quá nặng nề đối với người lớn tuổi. Nhận thức này đã tác động đến công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề và ảnh hưởng tới lượng học viên đầu vào cho các cơ sở đào tạo nghề. Do đó, nếu mọi người lao động trong xã hội đánh giá được đúng đắn tầm quan trọng của việc học nghề và nhận thức được rằng cần phải có ít nhất một nghề trong tay thì công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề sẽ nhận thêm được nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết từ xã hội.

Do vậy, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích cho người học nghề; phân luồng học nghề…

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w