3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
3.1.1.1. Bối cảnh trong nước
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, thì quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động cũng diễn ra ngày càng phức tạp, vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các nền kinh tế nếu muốn hội nhập vào thế giới. Trước những thời cơ và thách thức mới, muốn vươn lên tiến cùng thời đại thì yếu tố con người có tri thức hiện đại là nhân tố quyết định hàng đầu. Những con người đó phải có năng lực trí tuệ sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi và ý chí quyết tâm đưa nước ta phát triển nhanh chóng; những con người có niềm khát vọng Việt Nam sớm xóa đi nỗi khổ nghèo nàn lạc hậu, rút ngắn khoảng cách so với những nước phát triển, tiến lên “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Để thực hiện được hoài bão lớn lao đó, chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi mỗi quốc gia càng phải chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, hướng tới xuất khẩu lao động qua đào tạo ở những thị trường đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Với những yêu cầu đặt ra trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi đội ngũ lao động kỹ thuật ở nước ta phải đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ mới đòi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi, phải có phẩm chất, nhân cách tốt, tinh thông nghề nghiệp; có đủ sức khỏe phục
vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.
3.1.1.2. Bối cảnh quốc tế
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, mau lẹ trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và công nghệ, cho đến môi trường sinh thái, khí hậu, bệnh tật và đói nghèo... Những xu thế thay đổi này vừa là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng tiến hành CNH-HĐH thành công, nhưng cũng là những thách thức không nhỏ mang tính thời đại mà Việt Nam phải vượt qua.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những thách thức cũng như cơ hội ở nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hầu hết các quốc gia, dân tộc. Các phát minh khoa học ngày càng gia tăng, sản xuất hàng hóa phát triển dẫn đến thị trường lao động được mở rộng, xu thế hội nhập làm cho các loại nhu cầu tăng lên. Và công tác đào tạo nghề cũng có vai trò hết sức quan trọng. Vì đào tạo nghề phải thực hiện được mục tiêu là đào tạo được nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Sự thay đổi của khoa học công nghệ trên thế giới cũng đòi hỏi các doanh nghiệp muốn phát triển thì buộc phải thích ứng theo sự đổi mới đó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần một nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi. Bên cạnh những kiến thức mang tính đặc thù của từng ngành thì tất cả các lao động cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể làm chủ được công nghệ. Hiện nay phương thức dạy và học vẫn chủ yếu theo cách truyền thống. Do vậy cần phải đổi mới phương thức dạy và học đối với công tác đào tạo nghề để có thể thích ứng với những đòi hỏi của thời đại mới. Phương thức giáo dục mới phải mang lại cho người học những kỹ năng, kiến thức cơ bản, đồng thời phát huy được tính sáng tạo cũng như yêu cầu của thay đổi công việc. Chính vì thế cần có những đổi mới từ hoạt động đào tạo đến công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề. Tăng cường sự gắn kết, chia sẻ thông tin, lợi ích cũng như trách nhiệm giữa cơ quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động.
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Một là: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Tam Kỳ thật sự trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh. Hoàn thiện công tác quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với định hướng mở rộng không gian đô thị về phía Đông và Đông Nam, gắn kết với sự phát triển của Khu Kinh tế mở Chu Lai, phát huy những tiềm năng, lợi thế của các dòng sông và biển Tam Thanh để xây dựng thành phố theo định hướng đô thị sinh thái biển. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư để phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ. Chú trọng phát triển CN-TTCN và tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp theo định hướng nông nghiệp - đô thị. Quy hoạch để hình thành các khu vực chuyên canh nuôi trồng thủy sản, rau sạch, hoa cây cảnh, từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản suất nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển đô thị.
Hai là: Tập trung hoàn thành các công trình hạ tầng chỉnh trang đô thị một cách đồng bộ theo quy định hướng đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2025, là đô thị hạt nhân của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh những hạng mục công trình trọng điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và cảnh quan đô thị như: đường Điện Biên Phủ, cầu Kỳ Phú 1, Kỳ Phú 2, N10, Bạch Đằng, các khu công nghiệp Tam Thăng, Thuận Yên, Trường Xuân II, chợ, Trung tâm thương mại, các khu đô thị mới… Triển khai các dự án xây dựng nhà ở và khu dân cư cho người thu nhập thấp, phối hợp để xây dựng các khu dân cư, chung cư cho công nhân, sinh viên. Chú trọng thúc đẩy các công trình hạ tầng kinh tế có vai trò đòn bẩy trong phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Ba là: Tạo sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, nâng cao đời sống tinh thần.
Bốn là: Tập trung huy động mọi nguồn lực, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Mở rộng quan hệ với các đơn vị hiệp hội đô thị, thành phố kết nghĩa, tổ chức tài chính tín dụng, Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai,… nhằm huy động
nguồn vốn đầu tư. Tiếp tục huy động có hiệu quả nguồn ODA từ WB, ADB, AFD để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Thu hút những doanh nghiệp lớn có thương hiệu và năng lực tài chính đầu tư vào những công trình trọng điểm, tạo nên sự đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế thành phố. Đồng thời nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính.
3.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Thứ nhất, Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cần bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thị trường lao động trong khu vực và trên cả nước.
Thứ hai, Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phân cấp mạnh về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cấp, các ngành; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các CSDN trong cung cấp dịch vụ dạy nghề.
Thứ ba, Nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng hiện đại, đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước, học hỏi kinh nghiệm các địa phương triển khai tốt công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề để tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề.
Thứ tư, Tăng cường đầu tư cho dạy nghề, nhất là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề, đảm bảo theo kịp sự đổi mới của khoa học công nghệ, đồng thời ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực và bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho mọi người, tạo điều kiện thuận lợi để huy động toàn xã hội tham gia hoạt động dạy nghề nhằm đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, thành phố Tam Kỳ phấn đấu đạt các mục tiêu về đào tạo nghề như sau:
- Tạo việc làm mới cho 4.860 lao động; bình quân hằng năm có gần 1.620 lao động được tạo việc làm. Phấn đấu đến năm 2020 hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 0,5%.
thành phố. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đến năm 2020 chiếm tỷ lệ 90%.
- Phấn đấu đào tạo nghề cho trên 3.000 lao động, trong đó, đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khoản 525 lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt trên 78%. Bình quân hằng năm đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động, trong đó, đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khoản 175 lao động/năm.
- Phấn đấu 100% các trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp có tham gia đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đạt chuẩn theo quy định của Bộ LĐTB&XH.
- Đảm bảo tại Phòng LĐTB&XH thành phố Tam Kỳ, mỗi xã, phường bố trí 01 cán bộ chuyên trách phụ trách công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề.