Thực trạng đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 42 - 47)

giai đoạn 2013 – 2017

2.2.1. Về điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề

Từ khi triển khai Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam, UBND thành phố Tam Kỳ đã chỉ đạo Phòng LĐTB&XH thành phố chủ trì phối hợp với các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể và các địa phương, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp thống kê khảo sát lực lượng lao động trong độ tuổi nhưng chưa có việc làm, chưa được đào tạo nghề để tuyên truyền, tư

vấn về chọn nghề, học nghề, lập nghiệp và việc làm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; huy động mọi nguồn lực để tập trung cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thành phố với các trình độ và hình thức phù hợp, đảm bảo người lao động có nhu cầu học nghề được đào tạo nghề và có việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đồng thời triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của thành phố sang hướng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

Hằng năm, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố xây dựng Kế hoạch và tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của địa phương mình gửi Phòng LĐTB&XH thành phố tổng hợp làm cơ sở trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề.

Thực tế số liệu khảo sát hằng năm của các xã, phường thường cao hơn so với nhu cầu học nghề thực tế tại địa phương. Một phần nguyên nhân là do các điều tra viên ở thôn, khối phố chưa được tập huấn về cách thức điều tra, không thể tư vấn, định hướng được cho người trong độ tuổi lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hơn nữa, các đợt khảo sát dự báo nhu cầu học nghề hay trùng với thời điểm của các cuộc điều tra khác nên cũng gây khó khăn cho các điều tra viên trong việc điều tra và tổng hợp số liệu. Vì không được hỗ trợ kinh phí điều tra, khảo sát nên phần lớn các điều tra viên không nhiệt tình trong công tác điều tra, khảo sát. Các điều tra viên chủ yếu tự độ số lượng nhu cầu học nghề cao hơn so với thực tế. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề của thành phố.

Việc khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, năng lực đào tạo của các trường, cơ sở dạy nghề giúp cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với thực tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc thống kê, khảo sát nhu cầu ĐTN phát sinh những khó khăn nhất định. Các điều tra viên tại các địa bàn thôn, khối phố do không được hỗ trợ về kinh phí thống kê nên việc điều tra chỉ mang tính chung chung mà chưa bám sát với yêu cầu; Đội

ngũ cán bộ quản lý, theo dõi công tác đào tạo nghề ở các địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra do kiêm nhiệm nhiều việc nên theo dõi không xuyên suốt. Đặc biệt, họ chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ còn lúng túng từ khâu xác định nhu cầu, tư vấn, hướng nghiệp cho người lao động đến khâu lập và trình duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi lớp học... Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề ở nhiều địa phương, đơn vị cũng chưa được thực hiện một cách sâu rộng. Nhiều lao động chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích, ý nghĩa của việc học nghề dẫn đến không ít người không tha thiết với học nghề, trong khi bản thân họ chưa có nghề và chưa có công việc làm ổn định. Vì vậy, giữa kế hoạch và thực tế mở các lớp đào tạo nghề vẫn có sự chênh lệch khá lớn và cần điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch hàng năm.

Bảng 2.2. Lao động được ĐTN theo các trình độ chuyên môn tại thành phố Tam Kỳ ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm Tổng số lao động được ĐTN Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng 2013 3.558 229 1.257 2.072 2014 4.283 266 1.513 2.504 2015 4.465 287 1.578 2.600 2016 5.578 275 1.975 3.328 2017 7.161 568 2.525 4.068 Tổng cộng 25.045 1.625 8.848 14.572

Nguồn: Phòng LĐTB&XH thành phố Tam Kỳ

2.2.2. Về nhu cầu sử dụng lao động sau khi đào tạo nghề

Việc xác định nhu cầu sử dụng lao động cũng như các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và các vùng

lân cận có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác đào tạo nghề. Tam Kỳ là địa phương có số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động nhiều, việc xác định nhu cầu tuyển dụng cũng như các ngành nghề mà các doanh nghiệp cần là việc quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc đào tạo nghề cho người lao động chưa sát với thực tiễn mà chỉ mang tính chất đào tạo theo năng lực sẵn có của các trường, cơ sở dạy nghề. Chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo cũng như chưa nắm bắt xu hướng xã hội. Người lao động sau khi được đào tạo nghề thì khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp là chưa cao, nên hầu như các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Với số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố Tam Kỳ hiện nay thì nhu cầu về nguồn lao động là rất lớn, không những đòi hỏi về mặt số lượng và cả chất lượng. Điều này đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề.

2.2.3. Việc gắn kết giữa dạy nghề và doanh nghiệp

Phát triển công tác đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, thời gian qua Tam Kỳ xem đây là giải pháp trọng yếu, mang tính hiệu quả trong công tác dạy nghề của thành phố. Đến nay, việc gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại Tam Kỳ đã đạt được một số kết quả quan trọng, đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở đào tạo nghề chưa tạo dựng được niềm tin cho người lao động cũng như doanh nghiệp nên họ chưa có sự tin tưởng. Chất lượng lao động sau đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tế khiến doanh nghiệp không mặn mà; doanh nghiệp chỉ cần lao động phổ thông, trường thì đào tạo công nhân kỹ thuật kiểu nửa vời, không đạt yêu cầu của doanh nghiệp khi họ kiểm tra tay nghề...

Việc gắn kết giữa dạy nghề với doanh nghiệp còn được thể hiện ở sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố với các doanh nghiệp trong việc cung ứng lực lượng lao động qua đào tạo cho doanh nghiệp, việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức cho người học nghề thực tập tay nghề, thực hành sản xuất tại cơ sở, các chuyên gia kỹ thuật của doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy, phối hợp... Hình thức gắn kết này đảm bảo cho người học nghề tiếp thu

được những kiến thức, kỹ năng nghề và học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Việc liên kết đào tạo này đã góp phần làm tăng mối quan hệ liên kết và đôi bên cùng có lợi. Cơ sở đào tạo sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị dạy thực hành và người học có thể tiếp thu bài học qua các buổi học gắn với thực tế. Về phía doanh nghiệp có thể sử dụng lực lượng lao động này một cách hiệu quả ngay sau khi tốt nghiệp.

Để công tác dạy nghề gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp thực sự đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả hơn, Tam Kỳ đã tập trung thực hiện các quy định của tỉnh về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 3577/QĐ- UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh), đây chính là cơ hội và điều kiện cho Tam Kỳ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển công tác dạy nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết việc làm, phấn đấu xây dựng thành phố Tam Kỳ trở thành đô thị loại 1.

2.2.4. Kết quả tuyển sinh và đào tạo nghề giai đoạn 2013 - 2017

Thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động đã được UBND thành phố Tam Kỳ phê duyệt hàng năm. Phòng LĐTB&XH thành phố đã phối hợp với các trường, cơ sở dạy nghề tuyên truyền, tư vấn và tuyển sinh đào tạo nghề. Qua đó đã tuyển sinh và đào tạo cho 25.045 người. Trong đó, số lao động đào tạo ngắn hạn dưới 03 tháng được hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 914 lao động (403 lao động phi nông nghiệp và 511 lao động nông nghiệp). Cụ thể:

+ Cao đẳng nghề: 1.625 người; + Trung cấp nghề: 8.848 người;

+ Sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng: 14.572 người (914 lao động theo Đề án 1956).

Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ cấp thiết trong công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố, nhằm phát huy kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động giai đoạn

2016 - 2020, UBND thành phố Tam Kỳ đã ban hành Đề án đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động với mục tiêu là tạo việc làm mới cho 9.804 lao động và đào tạo nghề cho trên 5.000 lao động.

Trong 05 năm qua (2013 - 2017), nhờ sự chỉ đạo của Thành ủy – UBND thành phố, sự hướng dẫn giúp đỡ của Sở LĐTB&XH tỉnh và sự phối hợp của các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã, phường, đến nay thành phố Tam Kỳ đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 25.045 lao động, trong đó đào tạo dài hạn: 10.473 lao động, ngắn hạn: 14.572 lao động và giải quyết việc làm cho cho 23.191 lao động, tạo công ăn việc làm ổn định và đời sống của người lao động được nâng cao, qua đó giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của thành phố từ 3,82% (1.090 hộ) năm 2013 xuống còn 1,21% (365 hộ) năm 2017.

Từ những kết quả đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ có thể thấy rằng: Công tác đào tạo nghề đã phát huy hiệu quả, hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w