Một số đề xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 91)

3.3.1. Đề xuất với các cơ quan Trung ương

- Đề nghị Bộ LĐTB&XH, Tổng Cục dạy nghề tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý đào tạo nghề cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác đào tạo nghề cấp tỉnh và cấp huyện để công tác quản lý dạy nghề được triển khai thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

- Quy định về kinh phí quản lý, giám sát công tác đào tạo nghề trong tổng kinh phí thực hiện Đề án 1956 để giảm bớt khó khăn về tài chính cho các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Đề án.

chồng chéo trong quản lý công tác dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp tại địa phương như hiện nay.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện, tránh đầu tư vượt quá quy định dẫn đến việc lãng phí, thiếu hiệu quả.

- Nâng mức cho vay sau học nghề ở mức thấp nhất là 50 triệu đồng/lao động và tăng nguồn vốn bổ sung Quỹ Quốc gia về việc làm hàng năm.

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Quan tâm bố trí nguồn kinh phí chi cho công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề đảm bảo việc đào tạo nghề được thực hiện tốt hơn.

- Bổ sung nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh để giải quyết nhu cầu vay vốn đối với người lao động sau học nghề phát triển kinh tế tại địa phương.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ đào lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Ngoài nguồn ngân sách của tỉnh cần huy động thêm từ các nguồn xã hội hóa để tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 này, tác giả đã khái quát những quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo nghề; các bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề và đã một phần tháo gỡ những thực trạng mà trong chương 2 đã nêu lên; qua đó đã đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời cũng nêu lên những kiến nghị với các cơ quan cấp trên để làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong thời gian đến.

KẾT LUẬN

Con người, vốn con người đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nhờ có nền tảng giáo dục đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Như vậy có thể thấy, giáo dục đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo nghề là một trong những lĩnh vực ngày càng trở nên cần thiết, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đối với từng địa phương mà còn trên phạm vi cả nước. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo nghề, một trong những điều kiện tiên quyết là cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước.

Luận văn này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống công tác quản lý đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cụ thể như:

Đề tài đã hệ thống các cơ sở lý luận có liên quan đến công tác đào tạo nghề, vai trò cũng như nội dung công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề.

Trên cơ sở những vấn đề mang tính lý luận, đề tài đã trình bày thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ để từ đó chỉ ra kết quả, hạn chế của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề và rút ra những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đề tài đưa ra định hướng tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ trong thời gian tới.

Luận văn được thực hiện với nội dung và phạm vi nghiên cứu giới hạn trong một giai đoạn nhất định và trên địa bàn một địa phương, với sự cố gắng của bản thân tác giả mong muốn góp một phần nhỏ vào nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ trong thời gian tới.

Mặc dù tác giả đã tập trung nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, đồng thời được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Bùi Quang Bình nhưng do còn hạn chế về nhiều mặt và điều kiện nghiên cứu nên rất mong được quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn được bổ sung, hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Bình (2011), “Vốn con người và đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ”, Tạp chí khoa học số 41, Đại học Đà Nẵng;

2. Phan Chí Cương (2016), “Quản lý nhà nước về dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia;

3. Lưu Thị Duyên (2014), “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hòa Bình”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Lao động Xã hội;

4. Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia;

5. Nguyễn Văn Đệ, Trịnh Quốc Lập (2012), “Đôi nét về đào tạo nghề ở Australia”, Tạp chí Giáo dục số 269/2012;

6. Trần Khánh Đức (2002), giáo trình “Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;

7. Bùi Thị Hải (2017), “Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia; 8. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), “Đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập số 12/2013;

9. Hà Thị Thu Hường (2014), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;

10. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp - Những vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;

nghiệp”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà nội, Kinh tế và kinh doanh số 25/2009;

12. Phùng Thị Thanh (2015), “Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;

13. Dương Ngọc Thành, Nguyễn Minh Hiếu (2014), “Thực trạng lao động và việc làm nông thôn Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ số 30/2014; 14. Nguyễn Minh Thắng (2015), “Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động

nông thôn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lao động Xã hội;

15. Nguyễn Tiệp (2005), "Nguồn nhân lực", Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội;

16. Nguyễn Đức Tĩnh, sách chuyên khảo “Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Dân trí;

17. Đỗ Hoàn Toàn - Mai Văn Bưu (2001), giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội;

18. Nguyễn Quang Tuyến, Lê Văn Thăm, “Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ số 34/2014;

19. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI - Nhà xuất bản chính trị quốc gia;

20. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2012), Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề lao động nông thôn;

21. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp;

22. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 43/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên;

BLĐTBXH ngày 08/6/2017 quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;

24. Chính phủ (2015), Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp;

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;

26. Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (2015), Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đến năm 2020. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Tam Kỳ nhiệm kỳ 2010 – 2015 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX nhiệm kỳ 2015 – 2020;

27. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Nghị quyết số 12/2016/NQ- HĐND ngày 19/7/2016 về cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2020;

28. Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017;

29. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Tam Kỳ (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết công tác LĐTB&XH của Phòng LĐTB&XH thành phố Tam Kỳ từ năm 2013 đến 2017;

30. Quốc hội khóa 13 (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13, ngày 27/11/2014;

31. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam (2015), Báo cáo thống kê cơ cấu lao động theo ngành, lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2011 –2015;

32. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam (2015), Báo cáo lĩnh vực dạy nghề giai đoạn 2011 – 2015, kế hoạch 2016 – 2020.

33. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam (2015), Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu về việc làm và dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2015;

34. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt “ Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 ” (gọi tắt là Đề án 1956); 35. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

36. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

37. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2011), Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;

39. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2011), Quyết định số 2293/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung Quyết định 494/QĐ- UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam;

40. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020;

41. Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ (2010, 2016), Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng 5 năm (2011 – 2015 và 2016 – 2020) của thành phố Tam Kỳ;

42. Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ, Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Tam Kỳ (2011, 2016), Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020;

43. Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề của Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ từ

năm 2013 đến 2017.

44. Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Kế hoạch đào tạo nghề của Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ từ năm 2013 đến 2017;

45. http://Chinhphu.vn; 46. http://molisa.gov.vn;

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w