Đối với công ty Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 44 - 47)

Nền kinh tế thị trường, tự do mua bán, tự do cạnh tranh. Các công ty phải chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh và đảm bảo có lãi. Việc đưa ra các chiến lược kinh doanh và định hướng cho chiến lược sản xuất đúng đắn là việc tối quan trọng đối với Ban lãnh đạo Công ty. Ban lãnh đạo Công ty có thể áp dụng các công cụ ra quyết định chiến lược sản phẩm như: ma trận BCG, ma trận SWOT, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận IF,…

Để có chiến lược kinh doanh đúng đắn Công ty cần đưa ra các nhân tố ảnh hưởng bằng việc điều tra, nghiên cứu thị trường, xác định các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của công ty, các sản phẩm trọng điểm, mặt hàng đi kèm. Cụ thể công ty nên quan tâm và tập trung vào hàng chủ chốt như: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện, điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị bảo vệ,…Việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp công ty chủ động hơn khi thị trường biến động, dành ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

* Đẩy mạnh hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường.

Thị trường là đích đến của bất kỳ một công ty nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tình hình thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu khách hàng luôn thay đổi và ngày càng được nâng cao như hiện nay thì việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động Marketing là không thể thiếu.

Để làm tốt công tác này, Công ty cần thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường và Marketing. Bộ phận này chuyên nghiên cứu thị trường và xúc tiến hoạt động thương mại của Công ty. Làm như vậy, vừa phát triển hoạt động Marketing, vừa giúp công ty hiểu thêm về tình hình thị trường, từ đó có những biện pháp đúng đắn phù hợp với tình hình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Điều tra, nghiên cứu thị trường bằng việc thu thập thông tin về thị trường, phân tích, đánh giá tình hình biến động của thị trường và đưa ra những tổng hợp về khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thị trường. Bộ phận này cần xác định rõ:

+ Nhu cầu hiện tại của thị trường.

+ Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm của Công ty.

+ Vị thế của Công ty trên thị trường

- Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như: quảng cáo, tham gia hội chợ giới thiệu về sản phẩm,… tìm hiểu kênh tiêu thụ mới, chủng loại hàng hóa mới, đưa sản phẩm vào thị trường.

- Phát triển các dịch vụ trước, trong, và sau bán hàng nhằm thu hút thêm khách hàng, tăng uy tín cho Công ty và nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Nghiên cứu các nguồn hàng, đặc biệt là từ các công ty nước ngoài. - Xây dựng chính sách Marketing thích hợp, nghiên cứu và mở rộng thị trường, tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh, uy tín công ty trong lòng khách hàng.

* Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng và mở rộng quan hệ với nhà cung cấp.

Nguồn hàng chủ yếu của công ty được cung cấp chủ yếu bởi các công ty nước ngoài. Vì vậy, hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng và mở rộng quan hệ với nhà cung cấp luôn được Ban lãnh đạo công ty quan tâm đến.

Các biện pháp đối với các nhà cung cấp:

Thứ nhât, có từ hai nhà cung cấp trở lên để tránh việc nhà cung cấp ép giá, đồng thời đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh khi xảy ra biến động, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để tạo thuận lợi cho việc cung cấp nguồn hàng của Công ty.

Thứ hai, tạo mối quan hệ ràng buộc với nhà cung cấp, củng cố các mối quan hệ với bạn hàng cũ qua việc giữ chữ tín của bạn hàng, thực hiện nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữ mối quan hệ lâu dài.

Bên cạnh những bạn hàng cũ, Công ty cần tìm kiếm bạn hàng mới, đối tác mới thông qua các đơn chào hàng. Tìm kiếm càng nhiều nhà cung cấp, đối tác càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của Công ty. Đồng thời tìm hiểu kỹ về đối tác tạo điều kiện cho việc ra các quyết định của Công ty được đúng đắn.

* Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, sắp xếp, thuyên chuyển công tác cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty nhằm phát hiện những sở trường mới của nhân viên. Đặc biệt không ngừng nâng cao nghệ thuật kinh doanh, trình độ ngoại ngữ, tin học, tinh thần làm việc kết hợp với cơ chế

mới của Công ty. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình làm việc của người lao động. Công ty cũng cần cố gắng nâng cao thu nhập cho người lao động, có biện pháp kích thích tinh thần làm việc của người lao động ngày một hiệu quả hơn.

Ban lãnh đạo công ty cũng cần không ngừng nâng cao trình độ và kinh nghiệm quản lý của mình để có thể quản lý tốt hoạt động sản xuất của Công ty trong tình hình mới.

* Hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng vốn và tiết kiệm chi phí. (+) Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn.

Để sử dụng vốn hiệu quả công ty cần nắm rõ tình hình vốn hiện có của Công ty.

Các biện pháp sử dụng vốn hiêu quả:

- Giảm thiểu các khoản tiền ứa đọng bằng cách tăng nhanh vòng chu chuyển vốn.

- Công ty cần xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho từng kỳ kinh doanh một cách hợp lý.

- Cần phải tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động bằng cách chọn những hàng hóa phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng, giảm thiểu các khoản tiền mặt trong quỹ và giảm thiểu các khoản phải thu khách hàng.

- Xử lý dứt điểm các tài sản không phù hợp với yêu cầu sản xuất của Công ty, các tài sản hỏng không còn sử dụng để sản xuất kinh doanh được nữa.

- Luôn đổi mới thiết bị công nghệ, tận dụng triệt để công suất sản xuất của máy móc thiết bị công nghệ hiện có của công ty.

(+) Các biện pháp tiết kiệm chi phí.

Thứ nhất, cần lựa chọn kỹ địa bàn hoạt động, xây dựng mạng lưới, kho tàng, cửa hàng phù hợp đảm bảo cho quá trình vận chuyển, bảo quản, bán các sản phẩm của Công ty, đồng thời thuận tiện cho việc mua bán của khách hàng

Thứ hai, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chữ tín của công ty trong tâm trí của khách hàng bằng cách xây dựng nguồn hàng ổn định.

Thứ ba, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng lục cạnh tranh.

Thứ tư, thực hiện chế độ tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các khâu, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

* Các biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Hoàn thiện việc xây dựng sửa chữa các cơ sở sản xuất kinh doanh một cách đồng bộ.

- Cải tạo nâng cấp các kho tàng, bến bãi,…

- Công ty nên mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật mới hiện đại phù hợp với yêu cầu của tình hình sản xuất kinh doanh mới.

- Không ngừng cập nhập thông tin về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực an ninh, PCCC trên thế giới.

- Tìm hiểu các nhà sản xuất các máy móc, thiết bị tương tự có uy tín trên thế giới. Từ đó xây dựng mối quan hệ với họ để có thể khi cần huy động nguồn hàng được dễ dàng nhanh chóng.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật và năng lực của nhân viên kỹ thuật công ty nhằm đảm bảo cho công tác chế tạo, kiểm tra, kiểm nghiệm các đặc tính kỹ thuật của máy móc, thiết bị, đảm bảo cho chất lượng hàng hóa công ty cung cấp.

* Mở rộng liên doanh, liên kết khi tham gia đấu thầu.

Hoạt dộng đấu thầu là hoạt động chủ yếu của công ty mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty, cũng như uy tín,vị thế của công ty trên thị trường. Mở rộng liên doanh, liên kết trong quá trình tham gia đấu thầu là vấn đề quan trọng vì khi liên doanh liên kết công ty có được nhiều lợi ích từ phía đối tác như vấn đề cung cấp máy móc trang thiết bị, vốn, nhân viên có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm xây lắp từ phía đối tác,…Tuy nhiên công ty cần phải lựa chọn đối tác cho thích hợp.

- Tạo lập những mối quan hệ chặt chẽ, tin cậy và lâu dài với một số công ty, tổng công ty lớn trong nước.

- Tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài bởi vì họ có nguồn lực tài chính mạnh, có năng lực kỹ thuật công nghệ cũng như năng lực quản lý trong hoạt động đấu thầu, đồng thời họ có đội ngũ kỹ thuật viên có năng lực, có trình độ cao trong các lĩnh vực liên quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 44 - 47)