Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 34 - 39)

Vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu khi Công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng luôn quan tâm đến việc sử dụng vốn của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho nguồn vốn được bảo toàn và phát triển. Bởi vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giúp Công ty vạch ra

các khả năng, tiềm năng của nguồn vốn hiện có của Công ty, để chất lượng quản lý nguồn vốn hiệu quả hơn. Từ đó, nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh giúp kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn tiết kiệm hơn.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó là tối thiểu hóa sử dụng vốn tối đa hóa kết quả kinh doanh, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung.

Bảng 2.1.3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY THĂNG LONG TRONG 3 NĂM 2008-2009-2010.

Đơn vị tính: đồng

Các chỉ tiêu

Thực hiện So sánh

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2009/2008 2010/2009 Chênh lệch (+/_) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (+/_) Tỷ lệ (%) 1.DTT(M) 175.266.017.828 178.116.557.153 247.869.911.939 2.850.539.325 1,63 69.753.354.786 39,16 2.Lợi nhuận(LN) 7.114.337.339 7.727.374.879 4.446.727.073 613.037.540 8,6 -3.280.647.806 -42,45 3.∑VBQ 113.160.758.428 117.763.973.450 169.769.493.69 1 4.603.215.022 4,06 52.005.520.241 44,16 4.VLĐ 65.729.741.092 65.945.908.457 116.130.001.810 216.167.365 0,33 50,184,093,353 76,1 5. VCĐ 47.431.017.336 51.818.064.993 53.639.491.881 4.387.047.657 9,25 1.821.426.888 3,51 6.VLĐ/VBQ(%) 58,0 56,0 68,4 -2,0 -3,45 12,4 22,14 7.M/VBQ 1,55 1,51 1,46 -0,04 -2,35 -0,05 -3,46 8.LN/VBQ 0,063 0,066 0,026 0,003 4,76 -0,04 -60,6 9.L=M/VLĐ 2,69 2,70 3,14 0,01 0.37 0,44 16,29 10.Số ngày chu chuyển của VLĐ trong năm (K). 133,83 133,33 114,65 -0,5 -0,37 -18,68 -14,01 11.Sức sản xuất củaVCĐ(M/VCĐ) 3,69 3,44 4,62 -0,26 -7,05 1,18 25,5 12.LN/VCĐ 0,15 0,149 0,083 -0,001 -0,67 -0,066 -44,3

Từ bảng 3 ta thấy:

- Tổng số vốn bình quân (VBQ) của Công ty năm 2008 là 113.160.758.428 đồng.

- Năm 2009, VBQ = 117.763.973.450 đồng, so với năm 2008 tăng 4.603.215.022 đồng ( tăng 4,06%).

- Năm 2010, VBQ = 169.769.493.691 đồng, so với năm 2009 tăng 52.005.520.241 đồng ( tăng 44,16%).

Trong đó:

+ Vốn lưu động là 65.729.741.092 đồng. Chiếm tỷ trọng 58,0% + Vốn cố định là 47.431.017.336 đồng. Chiếm tỷ trọng 42,0%

+ Vốn lưu động là 65.945.908.457 đồng. Chiếm tỷ trọng 56,0%. Tăng 216.167.365đồng (tăng 0,33%) so với năm 2008.

+ Vốn cố định là 53.639.491.881 đồng. Chiếm tỷ trọng 44,0%. Tăng 4.387.047.657 đồng (tăng 9,25%) so với năm 2008.

+ Vốn lưu động là 116.130.001.810 đồng. Chiếm tỷ trọng 68,4%. Tăng 50,184,093,353 đồng (tăng 76,1%) so với năm 2009.

+ Vốn cố định là 53.639.491.881 đồng. Chiếm tỷ trọng 31,6%. Tăng 1.821.426.888 đồng (tăng 3,51%) so với năm 2009.

Điều này là một thuận lợi của Công ty trong việc phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh. Công ty cần phát triển vốn hơn nữa trong giai đoạn tới để khẳng định vị trí của công ty giúp hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày một tốt hơn.

* Hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty:

- Chỉ tiêu tổng mức Doanh thu thuần trên tổng số vốn bình quân. (DTT/VBQ):

Đây là chỉ tiêu thuận phản ánh với 1 đồng vốn mà Công ty bỏ ra trong năm Công ty đạt được bao nhiêu đồng Doanh thu thuần.

- Năm 2008, DTT/VBQ = 1,55; tức là với một đồng vốn bỏ ra trong năm đã đem lại cho Công ty 1,55 đồng Doanh thu thuần.

- Năm 2009, DTT/VBQ = 1,51; giảm 0,04 đồng (giảm 2,35%) so với năm 2008.

- Năm 2010, DTT/VBQ = 1,46; giảm 0,05 (giảm 3,46%) so với năm 2009.

- Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn hay lợi nhuận trên vốn. (LN/VBQ):

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn bỏ ra.

Từ bảng 4 cho thấy:

- Năm 2008, LN/VBQ = 0,063; tức là với một đồng vốn kinh doanh Công ty đạt được 0,063 đồng lợi nhuận.

- Năm 2009, LN/VBQ = 0,066, tăng 0,003 đồng (tăng 4,76%) so với năm 2008.

- Năm 2010, LN/VBQ = 0,026, giảm 0,04 đồng (giảm 60,6%) so với năm 2009.

Qua kết quả phân tích ở trên, ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty năm 2009 là khá tốt nhưng sang năm 2010 thì hiệu quả sử dụng vốn giảm mạnh Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong năm tới.

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.( VLĐ):

Qua bảng 3 ta thấy:

- Năm 2008, L = 2,69 ; tức là, số lần chu chuyển vốn lưu động trong năm là 2,69 lần; số ngày chu chuyển vốn lưu động K = 133,83 ngày.

- Năm 2009, L = 2,70; tăng 0,01 lần ( tăng 0,37%), so với năm 2008; K = 133,33 ngày, giảm 0,5 ngày (giảm 0,37%) so với năm 2008.

- Năm 2010, L = 3,14; tăng 0,44 lần (tăng 16,29%), so với năm 2009; K = 114,65 ngày, giảm 18,68 ngày (giảm 14,01%).

Điều này cho thấy, Công ty sử dụng vốn lưu động ngày một hiệu quả hơn, khả năng quay vòng vốn vủa Công ty ngày càng nhanh, khả năng đáp ứng như cầu về vốn càng tốt hơn phản ánh hiệu quả kinh doanh ngày một tốt hơn.

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định.(VCĐ):

Qua bảng 4 ta thấy:

- Năm 2008, M/VCĐ = 3,69; tức là một đồng vốn cố định Công ty thu được 3,69 đồng Doanh thu thuần. LN/VCĐ = 0,15; tức là Công ty thu được 0,15 đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn cố định.

- Năm 2009, M/VCĐ = 3,44; giảm 0,26 đồng (giảm 7,05%); LN/VCĐ = 0,149; giảm 0,001 đồng (giảm 0,67%) so với năm 2008

- Năm 2010, M/VCĐ = 4,62; tăng 1,18 đồng (tăng 25,5%), so với năm 2009. LN/VCĐ = 0,083; giảm 0,066 đồng (giảm 44,3%), so với năm 2009.

Từ kết quả phân tích trên ta thấy, sức sản xuất của vốn cố định và lợi nhuận trên vốn cố định ngày càng giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng không được hiệu quả lắm. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trên.

2.2. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thăng Long.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w