Tình hình kinh doanh của Công ty Thăng Long trong những năm gần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 26 - 28)

năm gần đây.

Bảng 1.5.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (từ 2008 – 2010).

(Đơn vị tính: tỷ đồng). Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng Doanh thu 176,2 179,2 249,6 3,0 1,7 73,4 41,66 Giá vốn 145,28 145,12 215,5 -0,16 -0,11 70,22 48,33 Lợi nhuận trước

thuế

7,11 7,73 4,45 0,62 8,72 -2,66 -37,4 Lợi nhuận sau

thuế

5,12 5,8 3,33 0,68 13,28 -1,79 -34,96

Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán.

Biểu đồ 1.5.2: So sánh kết quả kinh doanh của công ty Thăng Long.

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp.

Qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thăng Long ta thấy doanh thu năm 2009 và năm 2010 đều tăng lên so với năm 2008. Tương ứng năm 2009 doanh thu tăng so với năm 2008 là 3,02 tỷ đồng (1,7%), năm 2010 tăng 73,4 tỷ đồng (41,66%) kéo theo lợi nhuận so sánh tương ứng là: năm 2009 tăng 0,68 tỷ đồng (13,28%), nhưng năm 2010 lợi nhuận giảm 1,79 tỷ đồng (giảm gần 35%). Tuy năm 2010 công ty có sự giảm sút về lợi

nhuận nhưng vẫn cho thấy công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả. Năm 2010 lợi nhuận công ty giảm là do giá vốn tăng lên so với năm 2008 là 70,22 tỷ đồng (48,33%). Giá vốn tăng là do các yếu tố sau: thứ nhất, công ty đầu tư mua mới nhiều trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh mới có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn; thứ hai, năm 2010 nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới chịu sự ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoang kinh tế năm 2009.

Bên cạnh đó, năm 2010 giá cả của các mặt hàng tăng cao làm cho lạm phát tăng, làm ảnh hưởng đến đầu vào của các doanh nghiệp trong đó có công ty Thăng Long, đặc biệt là cuối quý IV năm 2010 lạm phát tăng cao đột biến khiến cho giá cả leo thang, tỷ giá hối đoái so với đông USD tăng cao so với các năm trước do sự điều chỉ tỷ giá hối đoái của Nhà nước.

Công ty Thăng Long có một hạn chế không nhỏ là một số nguyên vật liệu đầu vào gần như hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bị phụ thuộc vào sự biến động bất thường của nền kinh tế toàn cầu, gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình hoạch định chi phí sản xuất của công ty. Đó là những nguyên nhân khiến cho giá vốn năm 2010 tăng cao như vậy.

Để khắc phục tình hình này, công ty cần có những chiến lược phù hợp với tình hình hình mới nhằm làm giảm chi phí sản xuất của công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, về lâu dài, công ty nên tìm kiếm nguồn hàng thay thế mới có tính ổn định và giá cả hợp lý để giúp cho công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Phần II

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY THĂNG LONG.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 26 - 28)