Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 47 - 53)

Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách và công cụ quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh của các công

ty gặp nhiều thuận lợi hơn. Ngân hàng TW cũng cần có các chính sách về lãi suất, thủ tục cho vay, điều chỉnh tỷ giá hối đoái hợp lý cho các doanh nghiệp hoạt động vay vốn và xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi.

Thứ hai, sửa đổi bổ sung các chính sách thuế, xem xét các biểu thuế suất cho phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi nhất. Cải cách chế độ kế toán tài chính được hợp lý hơn.

Thứ ba, giải quyết nhanh các thủ tục pháp lý như: thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu,…

Thứ tư, tăng cường công tác phòng chống buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh các mặt hàng trái phép, nâng cao năng lực quản lý thị trường của các cơ quan Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, định hướng phát triển đúng đắn cho các thành phần kinh tế, có chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, hạn chế lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, quan hệ kinh tế đối ngoại, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế song phương, đa phương, tham gia các tổ chức kinh tế có lợi cho sự phát triển kinh tế trong nước.

Thứ sáu, xây dựng cơ sở hạ tầng như: hệ thống giao thông vận tải, bến cảng, điện, hệ thống thông tin liên lạc,… nhằm đem lại điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Bước vào nền kinh tế thị trường, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu đối với mọi công ty tham gia quá trình sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp và của người lao động. Hiệu quả kinh doanh là nhân tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của công ty, và là điều kiện để nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người lao động. Là động lực thúc đẩy hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiệu quả kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ở trong tình trạng nào tốt hay xấu. Hiệu quả kinh doanh cũng tạo nên “chữ tín” cho quá trình kinh doanh của công ty đối với bạn hàng, cũng như đối với đối tác của công ty từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Thăng Long gặp không ít thuận lợi cũng như vô vàn khó khăn, thử thách, Công ty đã đang kinh doanh ngày càng hiệu quả, khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cong ty Thăng

Long” là một đề tài tổng hợp. Nghiên cứu đề tài giúp em hiểu rõ hơn tình

hinh sản xuất kinh doanh của công ty Thăng Long.

Tuy nhiên những hiểu biết của em dang còn trong sách vở kinh nghiệm thực tế chưa cao. Vì vậy làm đề tài này còn nhiều thiếu sót rất, thời gian tìm hiểu còn ít nên chưa tìm hiểu được kỹ càng, em rất mong nhận được sụ góp ý của các thầy cô để đề tài được tốt hơn.

Trong khuôn khổ nội dung của đề tài, em đã trình bày, phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Thăng Long và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, với hy vọng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS. Hồ Thị Diệu Ánh, các thầy cô trong khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh, cùng sự giúp đỡ tận tình, các anh chị trong các phòng ban của công ty Thăng Long – Bộ Công An đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu, đối chiếu thực tiễn và lý luận để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. PGS.TS.Hoàng Minh Đường-PGS.TS.Nguyễn Thừa Lộc, “Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại”, Nhà xuất bản: “Lao Động Xã Hội”.

2. TS.Phạm Thị Gái, “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản: “Nhà xuất bản Thống Kê ”, năm 2004.

3. PGS.TS. Ngô Kim Thanh - PGS.TS.Lê Văn Tâm, “Giáo trình quản trị doanh nghiệp” Nhà xuất bản: “Đại học Kinh Tế Quốc Dân”, năm 2008.

4.Hồ sơ năng lực của Công ty Thăng Long.

5. Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến năm 2010 của Công ty Thăng Long.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THĂNG LONG ...3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thăng Long. ...3

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Thăng Long. ...4

1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty. ...4

1.2.2. Các chi nhánh, trung tâm xí nghiệp thành viên và liên doanh...6

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Thăng Long và của các phòng ban. . .7

1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. ...7

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. ...9

1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thăng Long. ...12

1.4.1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh. ...12

1.4.2. Đặc điểm cơ sở vật chất, kỹ thuật – công nghệ. ...16

1.4.2.1.Cơ sở vật chất, kỹ thuật – công nghệ. ...16

1.4.2.2.Điều kiện tài chính. ...18

1.4.3. Đặc điểm nhân sự. ...19

1.4.4. Đặc điểm thị trường tiêu thụ. ...24

1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thăng Long trong những năm vừa qua. ...24

1.5.1. Hoạt động huy động vốn của Công ty Thăng Long. ...24

1.5.2. Tình hình kinh doanh của Công ty Thăng Long trong những năm gần đây. ...26

Phần II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY THĂNG LONG. ...28

2.1. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Thăng Long thông qua một số chỉ tiêu. ...28

2.1.1. Hiệu quả sử dụng lao động.(LĐ): ...28

2.1.2. Chỉ tiêu doanh thu. (M) ...32

2.2. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Thăng Long. ...39

2.2.1. Những mặt đạt được. ...39

2.2.2. Những mặt hạn chế. ...40

2.2.3. Nguyên nhân. ...41

2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thăng Long. ...41

2.3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong tương lai. ...41

2.3.2. Phương hướng đổi mới và phát triển kinh doanh của công ty Thăng Long trong thời gian tới. ...43

2.3.3.Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty Thăng Long...44

2.3.3.1. Đối với công ty Thăng Long...44

2.3.3.2. Đối với Nhà nước. ...47

KẾT LUẬN ...49

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY THĂNG LONG – BỘ CÔNG AN. ...5 Bảng 1.4.2.1: Các loại máy móc thiết bị chủ yếu của công ty Thăng Long. ..17 Bảng 1.4.2.1: Một số nhà cung cấp chính ở nước ngoài giai đoạn 2004 – 2009. ...18 Bảng 1.4.2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Thăng Long từ năm 2008 – 2010. ...19 Biểu đồ1.4.2.2: So sánh nguồn vốn của công ty Thăng Long. ...19 Bảng 1.4.3: Số lượng lao động của công ty Thăng Long trong 3 năm 2008 – 2009 – 2010. ...20 Biểu đồ 1.4.3: So sánh sồ lượng lao động công ty Thăng Long. ...21 Bảng1.4.3: Số lượng lao động của công ty Thăng Long giai đoạn 2007 – 2010. ...21 Biểu đồ1.4.3: So sánh số lượng lao động, chuyên môn nghiệp vụ của công ty Thăng Long. ...22 Bảng1.4.3: Chất lượng đội ngũ quản lý và chuyên môn kỹ thuật của công ty Thăng Long giai đoạn 2007 – 2010. ...22 Biểu đồ1.4.3: So sánh trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của công ty Thăng Long ...23 Bảng 1.5.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của công ty Thăng Long giai đoạn 2007-2010. ...25 Bảng 1.5.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (từ 2008 – 2010). . .26 Biểu đồ 1.5.2: So sánh kết quả kinh doanh của công ty Thăng Long. ...26 Bảng 2.1.1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THĂNG LONG TRONG 3 NĂM: 2008-2009-2010. ...29 Bảng 2.1.2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THĂNG LONG THÔNG QUA CHỈ TIÊU DOANH THU. ...33 Bảng 2.1.3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY THĂNG LONG TRONG 3 NĂM 2008-2009-2010. ...36

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thăng long (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w