Tổng quan về huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 37)

2.1.1. Về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Duy Xuyên

Duy Xuyên là huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Cách Tỉnh lỵ 42km về phía Bắc. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Đông: Giáp biển Đông

- Phía Tây: Giáp huyện Nông Sơn và huyện Đại Lộc - Phía Nam: Giáp huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình

- Phía Bắc: Giáp huyện Điện Bàn, Đại Lộc và thành phố Hội An - Có tọa độ địa lý: Từ 150 42,55,, đến 150 51,42,, vĩ độ Bắc

Từ 1080 02,26,, đến 1080 24,25,, kinh độ Đông

Huyện Duy Xuyên có vị trí tiếp giáp với thành phố Hội An, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi như Quốc lộ 1A, đường DT610, đường bộ ven biển 129, sông Thu Bồn. Hiện nay, cơ sở hạ tầng vùng Đông đang dần dần được đầu tư xây dựng mạnh mẽ, nhờ hoàn thành tuyến giao thông Cầu Cửa Đại ( điểm nối

Duy Xuyên- Hội An) đã làm cho tình hình phát triển về dịch vụ du lịch của khu

vực vùng Đông Duy Xuyên được cải thiện rõ rệt, cùng với việc nằm ở một vị trí thuận lợi cách thành phố Đà Nẵng khoảng 35km về phía Bắc, nằm gần các Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, kinh tế mở Chu Lai, đây sẽ là những điểm mạnh để Duy Xuyên phát triển trong tương lai…là địa phương có di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Duy Xuyên năm 2018 là 30.874,71ha, gồm có 1 thị trấn và 13 xã.

Duy Xuyên có địa hình trải dài từ Tây sang Đông, phía Tây là đồi núi, phía Đông là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình thấp dần từ Tây,

Tây Nam sang Đông, Đông Bắc. Huyện Duy Xuyên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi. Tuy nhiên, do khí hậu phân hóa theo mùa nên gây hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

Nền kinh tế ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2018 theo giá hiện hành là 8.160 tỷ đồng. Trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN đạt 3.125 tỷ đồng (chiếm 38,27%), giá trị trên lĩnh vực thương mại- dịch vụ đạt 3.629 tỷ đồng (chiếm 44,47%), giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.406 tỷ đồng (chiếm 17,23%).

Dân số trung bình toàn huyện năm 2018 là 126.832 người, 33,368 hộ phân bố không đều, tập trung nhiều ở thị trấn Nam Phước, Duy Sơn, Duy Phước, Duy Vinh và dọc theo đường DT610. Năm 2018 ước tính toàn huyện có khoảng 70.012 người đang lao động và làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó lao động nông- lâm nghiệp- thủy sản 18.520 người, chiếm 26,45%; lao động công nghiệp và xây dựng 33.077 người, chiếm 47,24%; lao động dịch vụ 20.415 người, chiếm 29,15% tổng số lao động (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Duy

Xuyên năm 2018).

2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong giảm nghèo

2.1.2.1. Những thuận lợi

Huyện Duy Xuyên có tiềm năng phát triển đa dạng, có các thế mạnh về phát triển kinh tế, nhiều dự án động lực, cụm công nghiệp được đầu tư trên địa bàn huyện; ngành du lịch đang là lợi thế phát triển mạnh của huyện.

Duy Xuyên là địa phương có tiềm năng du lịch: Huyện đã ban hành đề án phát triển du lịch Duy Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Năm 2018 lượng khách du lịch đến Duy Xuyên gần 397.483 lượt khách, tăng

10% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 65 tỷ đồng. Duy Xuyên nổi tiếng với di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, có căn cứ cách mạng Hòn Tàu, nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Duy Xuyên có nhiều di sản lịch sử - văn hóa và được quốc tế, quốc gia công nhận… trở thành nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch, dịch vụ; là địa bàn có khả năng kết nối với các tuyến du lịch quan trọng của tỉnh và quốc gia cũng như có tiềm năng thu hút du khách và các nhà đầu tư quốc tế. Dự án Nam Hội An được triển khai và đầu tư với nguồn lực lớn giai đoạn một khoảng 4.000 tỷ USD; có đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đi qua, có đường ven biển 129 nối liền từ huyện Tam Kỳ đến Đà Nẵng; cơ sở hạ tầng thuận lợi, đã và đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn.

Kinh tế của huyện trong những năm qua có những bước phát triển khá mạnh mẽ theo hướng bền vững. Duy Xuyên đã thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và xây dựng- dịch vụ, nông nghiệp.

Về khai thác hải sản, đến nay toàn huyện có 253 chiếc tàu thuyền đánh bắt, trong đó có 73 chiếc trên 90 CV. Sản lượng đánh bắt năm 2018 ước đạt 14.190 tấn, tăng 22% so với năm 2017.

Về đầu tư xây dựng cơ bản, trong 3 năm qua tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.181 tỷ đồng, tăng 1,44 lần so với 5 năm 2011- 2015 (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đến năm 2020 tăng 2,5 lần) nhờ đó kết cấu hạ tầng phát triển tích cực, diện mạo nông thôn và đô thị ngày càng thay đổi nhanh chóng.

Công tác giải phóng mặt bằng- tái định cư tích cực triển khai thực hiện, đã tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắt, tạo đồng thuận trong nhân dân để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm trên địa bàn huyện như khu phố chợ Nam Phước, Quốc lộ 1A, dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi và tích

cực phối hợp với tỉnh để triển khai dự án Nam Hội An và các dự án phụ cận. Nhận thức của người dân, đặc biệt là người thuộc diện hộ nghèo có chuyển biến tích cực. Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng, ý thức người dân thuộc diện nghèo trên địa bàn huyện cũng đã được nâng lên một bước trong việc nhìn nhận lại chính mình để có hành động vươn lên thoát nghèo. Năng lực, kinh nghiệm làm ăn, trình độ học vấn, tay nghề của người thuộc diện hộ nghèo đã được nâng lên một bước; phần lớn các người dân trong các vùng dự án từ nông nghiệp chuyển sang dịch vụ và tham gia làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có sự tiến bộ rõ nét. Bên cạnh đó, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là Nghị quyết 119/2014/ NQ- HĐND, ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014- 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết 13/2017/ NQ- HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 2511/ QĐ- UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017- 2021 và hàng loạt chính sách đặc thù sẽ góp phần tạo thêm nguồn lực, thay đổi nhận thức và hành động của người nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên. Đây là những thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên trong thời gian tới.

2.1.2.2. Những khó khăn

Duy Xuyên là huyện thấp lụt, điều kiện thời tiết không thuận lợi, tình hình thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

chưa phát triển đồng bộ, nhiều hạ tầng được đầu tư nhưng đã xuống cấp. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận nhân dân, từ đó đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Tình hình dự án Nam Hội An được triển khai đa phần người dân được đền bù với mức tiền khá lớn, có điều kiện thoát nghèo, tuy nhiên nghề nghiệp một bộ phận nhân dân chưa có việc làm ổn định, chỉ bám vào đồng tiền đền bù, dễ dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao. Trong khi đó, còn một bộ phận người nghèo không có điều kiện để thoát nghèo do không có điều kiện cần thiết.

Các cơ chế chính sách vận hành công cuộc giảm nghèo còn những bất cập. Hiện nay, có nhiều chính sách giảm nghèo nhưng còn mang tính dàn trải, đầu tư nhỏ giọt, nguồn lực bị phân tán; trong khi đó việc thực hiện quá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo trong thời gian qua còn dẫn đến tư tưởng trông chờ ỷ lại của người nghèo vào sự hỗ trợ của nhà nước nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng nhanh và sâu rộng, khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ, điều đó đòi hỏi người dân phải tiếp cận nhanh với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ 4.0, thay đổi tư duy trong sản xuất, đó là những thách thức lớn đối với người dân trên địa bàn huyện Duy Xuyên, đặc biệt là người nghèo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w