Kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 50)

tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ công tác trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện khá thành công các chính sách giảm nghèo. Theo đó, số lượng hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua từng năm. Nếu như năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 12,10% số hộ của tỉnh thì đến năm 2018 giảm xuống còn 7,74% (giảm 4,36%); tỷ lệ số hộ cận nghèo giảm từ 9,15%

xuống còn 3,6% (tương ứng giảm 5,55%).

Bảng 2.1. Kết quả giảm nghèo tại tỉnh Quảng Nam 2014-2018

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số hộ nghèo 47.943 (12,10%) 38.943 (9,6%) 45.330 (11,13%) 38.112 (9,28%) 32.022 (7,74%) Số hộ cận nghèo 36.258 (9,15%) 28.358 (7,25%) 24.808 (6,09%) 18.590 (4,53%) 14.916 (3,6%)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo công tác giảm nghèo của UBND tỉnh Quảng Nam

Với sự tập trung vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, huyện Duy Xuyên đã đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo bền vững: Năm 2014 toàn huyện có 5.254 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 15,71%) và số hộ cận nghèo là 5.099 hộ (tương ứng với 15,25%), đến năm 2018, số hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm xuống còn 1.422 hộ (chiếm tỷ lệ 4,26%), tức là giảm 3.832 hộ (tương ứng với 11,45%) và số hộ cận nghèo giảm còn 792 hộ, chiếm tỷ lệ 2,37% ( giảm 4.307 hộ, tương ứng với tỷ lệ 12,88%).

Bảng 2.2. Tổng hợp hộ nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018

STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ nghèo Tổng số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 TT Nam Phước 6.118 121 251 1,98 2 Xã Duy Thu 1.451 57 100 3,93 3 Xã Duy Phú 1.293 82 160 6,34 4 Xã Duy Tân 1.680 60 167 3,57 5 Xã Duy Hòa 2.469 69 110 2,79 6 Xã Duy Châu 1.956 53 104 2,71 7 Xã Duy Trinh 2.126 89 132 4,19

STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ nghèo Tổng số khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 8 Xã Duy Sơn 2.859 102 178 3,57 9 Xã Duy Trung 2.177 76 164 3,49 10 Xã Duy Phước 3.559 158 221 4,44 11 Xã Duy Thành 1.994 76 136 3,81 12 Xã Duy Vinh 2.729 167 285 6,12 13 Xã Duy Nghĩa 2.722 176 253 6,47 14 Xã Duy Hải 2.361 136 237 5,76 Tổng 33.368 1.422 2.498 4,26 Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên

Bảng 2.3. Tổng hợp hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên năm 2018 STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ cận nghèo Tổng số khẩu cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 1 TT Nam Phước 6.118 64 192 1,05 2 Xã Duy Thu 1.451 33 85 2,27 3 Xã Duy Phú 1.293 83 279 6,42 4 Xã Duy Tân 1.680 64 270 3,81 5 Xã Duy Hòa 2.469 45 115 1,82 6 Xã Duy Châu 1.956 36 80 1,84 7 Xã Duy Trinh 2.126 34 62 1,60 8 Xã Duy Sơn 2.859 62 142 2,17 9 Xã Duy Trung 2.177 56 115 2,57 10 Xã Duy Phước 3.559 107 262 3,01 11 Xã Duy Thành 1.994 35 97 1,76

STT Đơn vị Tổng số hộ dân Tổng số hộ cận nghèo Tổng số khẩu cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 12 Xã Duy Vinh 2.729 54 138 1,98 13 Xã Duy Nghĩa 2.722 74 245 2,72 14 Xã Duy Hải 2.361 45 146 1,91 Tổng 33.368 792 2.228 2,37 Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Duy Xuyên

Từ số liệu tổng hợp thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Duy Xuyên giảm đáng kể qua từng năm nhưng so với mục tiêu phấn đấu của huyện và một số địa phương lân cận thì vẫn còn cao, có nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả chủ quan và khách quan. Cụ thể:

- Về nguyên nhân khách quan:

+ Là huyện đa số nhân dân sống bằng nghề nông thường xuyên bị thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, giá cả không ổn định làm ảnh hưởng đến thu nhập của nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là ngành dệt gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ phải thu hẹp sản xuất hoặc giải thể làm cho người lao động mất việc làm.

+ Một bộ phận nhân dân thuộc diện giải tỏa, đền bù vào các khu tái định cư để nhường đất xây dựng các công trình công cộng đang gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, đặc biệt là các lao động lớn tuổi có trình độ thấp không chuyển đổi được nghề nghiệp và tìm việc làm.

- Về nguyên nhân chủ quan:

+ Một bộ phận hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ

của nhà nước, chưa tự phấn đấu, vượt khó vươn lên làm ăn, phát triển kinh tế để thoát nghèo.

+ Đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở xã, thị trấn kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, trong khi đó khối lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều gây nên tình trạng quá tải, đôi lúc chậm tiến độ thực hiện các chính sách.

+ Nhiều địa phương chưa xây dựng chương trình hoặc kế hoạch giảm nghèo- việc làm; thiếu phân công trách nhiệm rõ ràng cho các ngành ở địa phương trong triển khai thực hiện chương trình; thiếu chỉ đạo trong công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo cho người dân và cán bộ cơ sở.

- Nguyên nhân trực tiếp từ các hộ gia đình trên kết quả phân tích từ các hộ nghèo:

+ Thiếu vốn sản xuất: 93 hộ + Thiếu đất sản xuất: 76 hộ

+ Thiếu phương tiện sản xuất: 67 hộ + Thiếu lao động: 42 hộ

+ Đông người ăn theo: 35 hộ

+ Có lao động nhưng không có việc làm: 79 hộ + Không biết làm ăn, không có tay nghề: 47 hộ

+ Thiếu kiến thức, thiếu thông tin về chính sách: 28 hộ

+ Già cả neo đơn, bệnh tật, hộ đơn thân nuôi con còn nhỏ, nguyên nhân khác: 955 hộ (bảo trợ xã hội).

Từ phân tích cụ thể trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghèo ở huyện Duy Xuyên như: thiếu đất sản xuất, thiếu vốn để phát triển sản xuất, thiếu lao động, có lao động nhưng không có đủ việc làm và không được đào tạo nghề phù hợp, già cả, ốm đau, tai nạn, bảo trợ xã hội… Vì vậy, để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo trong những năm tới, việc đề ra và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành từ huyện đến các xã, thị trấn là vấn đề cần được tập trung chú trọng.

2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Thực tế cho thấy, việc triển khai đồng bộ, kịp thời hàng loạt các chính sách về giảm nghèo đã tạo hiệu ứng tích cực, góp phần làm cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Duy Xuyên đạt được hiệu quả xã hội đáng kể: tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm còn 4,26% (giảm 11,45% so với năm 2014), hộ cận nghèo còn 2,37% (giảm 12,88% so với năm 2014); giải quyết việc làm cho người lao động bình quân 2.000 lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 64%; mở được 85 lớp đào tạo nghề có 2.395 học viên tham dự, sau học nghề có 78% học viên có việc làm ổn định. Tính đến tháng 12/2018 số hộ sử dụng điện 100%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 97%.

Kết quả thực hiện các chính sách thuộc lĩnh vực giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

- Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo của trung ương:

Hỗ trợ 23.051 hộ nghèo vay vốn với số tiền 14.000.000.000 đ. Cho 2.803 hộ cận nghèo vay vốn với số tiền 33.200.000.000 đ. Cho 20.013 lượt hộ vay vốn học sinh sinh viên với số tiền 36.800.000.000 đ. Giải quyết cho 13 hộ vay vốn xuất khẩu lao động với số tiền 200.000.000 đ. Cho vay phát triển sản xuất đối với xã thuộc vùng khó khăn với số tiền 22.000.000.000 đ. Cho 17.533 hộ vay vốn đầu tư công trình nước sạch, vệ sinh môi trường với số tiền 23.000.000.000 đ

Thực hiện tốt chính sách về khám chữa bệnh đối với hộ nghèo nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện khám chữa bệnh. Từ năm 2011 đến nay đã mua và cấp miễn phí cho 66.536 lượt thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo với số tiền 34.878.000.000 đ. Mua 39.820 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo với số tiền 21.980.000.000 đ

phủ cho 3.619 lượt sinh viên với số tiền 11.949.470.000 đ. Hỗ trợ chi phí học tập cho 30.020 học sinh với số tiền 15.517.040.000 đ.

Hỗ trợ xây dựng 1.380 nhà ở cho hộ nghèo với tổng nguồn kinh phí 44.927.000.000 đồng, trong đó nguồn TW hỗ trợ 9.522.000.000 đồng, ngân sách tỉnh, huyện và xã 8.280.000.000 đồng, nguồn huy động từ cộng đồng và tộc họ 13.800.000.000 đ, nguồn vốn vay 13.325.000.000 đồng. Đến cuối năm 2012 cơ bản đã hoàn thành chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo kế hoạch đề ra.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tiền điện thắp sáng đối với hộ nghèo, đến nay đã hỗ trợ tiền điện cho 26.036 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí 9.370.500.000đ. Hỗ trợ cho 38.130 lượt người nghèo ở 5 xã thuộc vùng khó khăn Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Thành, Duy Vinh, Duy Phú với số tiền 3.054.400.000 đ để các hộ mua sắm vật tư, phân bón phục vụ sản xuất và đời sống.

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Thành, Duy Vinh với tổng số tiền 25.906.000.000 đ, Trong đó có 28 công trình xây mới với số tiền 34.658.000.000 đ, 22 công trình duy tu, bảo dưỡng với số tiền 1.948.000.000 đ. Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh từ chương trình 257 đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân và địa phương, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn. Đến nay các xã đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động thuộc diện hộ nghèo theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ cho 1.429 lao động, với tổng nguồn kinh phí 2.272.000.000 đ.

- Kết quả thực hiện các dự án của trung ương:

Qua 5 năm thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, phục vụ cho dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, đến nay đã có 24 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, với tổng nguồn kinh phí 24.653.000.000 đ .Trong đó kinh phí trung ương 20.890.000.000 đ, kinh phí địa phương 3.763.000.000 đ.

Các công trình khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, tạo điều kiện thu hút lao động, tạo việc làm tại chỗ cho nhân dân ở địa phương, số người hưởng lợi từ các công trình đã đầu tư là rất lớn, đặc biệt là các chợ xã đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm và trao đổi hàng hàng hoá của người dân. Các trường mẫu giáo khi đã góp phần chuẩn hoá cơ sở giáo dục mầm non ở địa phương và tạo điều kiện cho nhân dân gởi con em theo học được thuận lợi và có thời gian tham gia lao động sản xuất, cải thiện đời sống gia đình. Các tuyến giao thông nông thôn đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc đi lại, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, tạo thuận lợi cho nhân dân vận chuyển, trao đổi và buôn bán đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Đến nay cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu ở xã vùng bãi ngang ven biển.

Nâng cao năng lực giảm nghèo:

Tổ chức 14 lần đối thoại với hơn 475 người dân về tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo, với nguồn kinh phí 55.800.000 đ

Tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho 180 cán bộ cấp xã, thôn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng với nguồn kinh phí 27.000.000 đ

Truyền thông về giảm nghèo:

nghèo để cấp phát cho cán bộ thôn, khối phố, tổ và cán bộ ở các xã, thị trấn nhằm tuyên truyền, phổ biến các dự án, chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, Phòng LĐTBXH in ấn và phát hành 420 tập tài liệu về hệ thống các văn bản, chính sách giảm nghèo, BTXH như: Quyết định 09/2010/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011-2015; Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Thông tư 29/2010/TTLT- BGDĐT- BTC-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49 về chính sách miễn giảm học phí; Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định 13/2010/NĐ-CP và Thông tư 24/TTLT-BLĐTBXH-BTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định 67, Nghị định 13; Nghị định 06/CP về hướng dẫn luật Người tàn tật. Tổng nguồn kinh phí thực hiện công tác truyền thông là 8.400.000 đ.

Các hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:

Tổ chức 6 hoạt động giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại 6 xã, trong đó tham vấn lấy ý kiến trên 160 cán bộ của thôn, khối phố, xã- thị trấn về tình hình thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo ở địa phương. Lấy ý kiến và đánh giá về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo; mức độ chính xác trong rà soát xác định hộ nghèo (gồm: hộ cận nghèo, hộ nghèo bị bỏ sót, hộ không thuộc diện nghèo được đưa vào danh sách để hưởng chính sách giảm nghèo); Đánh giá tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi, việc thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn và mức độ tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, dự án đó của người dân. Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện và mức độ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo so với kế hoạch đề ra. Thông qua đánh giá, đã kịp thời phân tích tác động của Chương trình tới đối tượng thụ hưởng và tham mưu UBND huyện đề ra các giải pháp, định hướng thực hiện tốt chương trình giảm nghèo ở địa phương.

2014 đến 2018 là 27.300.000 đ.

- Kết quả thực hiện các dự án, chính sách của tỉnh:

Thực hiện Quyết định 832/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành chương trình giảm nghèo tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020. UBND huyện đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ 50% học phí cho học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc hộ nghèo học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập không thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Tính đến nay đã hỗ trợ cho 1.111 sinh viên với số tiền 2.107.200.000.000 đồng.

Thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ thẻ BHYT đối với hộ cận nghèo nhằm tạo điều kiện cho hộ cận nghèo tiếp cận tốt các dịch vụ về khám chữa bệnh, hạn chế rơi vào diện nghèo do gánh nặng chi tiêu về y tế khi ốm đau và khuyến khích thoát nghèo. Từ năm 2011 đến nay đã mua và hỗ trợ 18.560 lượt hộ cận nghèo mua thẻ BHYT với số tiền 3.457.700.000 đồng từ ngân sách tỉnh hỗ trợ.

Tham mưu UBND huyện bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác giảm nghèo ở 14

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w