nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Hoàn thiện đề án, chương trình, kế hoạch, thực hiện chương trình giảm nghèo
Xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Duy Xuyên: Giao cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đóng vai trò cơ quan tham mưu chính trong việc đề xuất, tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng và ban hành chương trình của huyện về giảm nghèo bền vững dựa trên cơ sở chương trình giảm nghèo của cả tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017- 2021 và Chương trình giảm nghèo bền vững của Huyện ủy giai đoạn 2017- 2020;
Nâng cao chất lượng công tác phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong quá trình dự thảo văn bản để tăng cường sự công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện chương trình.
Trong quá trình xây dựng chương trình giảm nghèo của huyện phải lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân thông qua Ủy ban Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội của huyện, đặc biệt có sự tham gia của người nghèo là đối tượng thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo; chương trình, dự án giảm nghèo cần phải gắn với quy hoạch vùng của huyện, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai chương trình giảm nghèo cụ thể đến từng xã, thị trấn để hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp với đặc điểm thực tế ở từng địa phương...
UBND huyện thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, Thường vụ Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, Chương trình giảm nghèo của Huyện ủy về chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững xuống tận cơ sở, mà cụ thể là những người trực tiếp làm công tác giảm nghèo như cán bộ ở thôn- khối phố, các chi hội, tổ trưởng tổ đoàn kết gắn với tổ an ninh nhân dân.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng ban hành các văn bản pháp luật về giảm nghèo ở địa phương để từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Một trong những yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Duy Xuyên đó là cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, cần tăng cường trách nhiệm của các chủ thể QLNN và sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững.
Ban chỉ đạo giảm nghèo- giải quyết việc làm của huyện phải thường xuyên củng cố kiện toàn kịp thời khi có thay đổi về nhân sự. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cho phù hợp với nhiệm vụ, sát với thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo. Trưởng Ban chỉ đạo giảm nghèo - giải quyết việc làm phải phân công trách nhiệm cho các thành viên trực tiếp chỉ đạo, nắm bắt theo dõi, giúp đỡ các xã, thị trấn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, UBND huyện phải phân cấp trách nhiệm cho các phòng ban của huyện và UBND xã, thị trấn trong việc tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của huyện theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở, tăng cường sự tham gia giám sát của Mặt trận, các đoàn thể và có tham gia của người dân.
3.2.3. Nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các cấp
Trong mọi lĩnh vực yếu tố nguồn nhân lực là hết sức quan trọng, QLNN đối với hoạt động giảm nghèo bền vững cũng rất cần được đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực.
Nhân lực phục vụ hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững chính là đội ngũ CBCC hoạt động giam nghèo. Đây là nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng quá trình thực hiện QLNN nói chung và QLNN về giảm nghèo bền vững nói riêng. Đây là hoạt động nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến lợi ích và nhiều đối tượng khác nhau.
Để thực hiện tốt hoạt động QLNN trong lĩnh vực này, thì điều đặt ra là huyện phải có lộ trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, trách nhiệm cho CBCC làm hoạt động giảm nghèo. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó thì huyện cần tập trung một số nội dung sau:
tố quyết định chất lượng, năng lực cán bộ.
- Phải xem công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bô, công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tính lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Xây dựng, bố trị đội ngũ CBCC cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng địa phương. Có làm tốt công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hụt hẫng trong công tác cán bộ.
- Thường xuyên tổ chức và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của cấp trên nhằm trang bị những kiến thức về QLNN, pháp luật, về chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo cũng như các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động giảm nghèo cho các CBCC trực tiếp tác nghiệp ở các cấp, đặc biệt cho đội ngũ là lãnh đạo các xã, thi trấn phụ trách văn hóa xã hội, cán bộ thôn- khối phố; cán bộ các Hội, đoàn thể thực hiện hoạt động xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
- Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở, tập trung khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động giảm nghèo nói riêng. Bố trí, sắp xếp cán bộ phải hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ của từng người, tạo sự ổn định vị trí làm việc cho cán bộ hoạt động giảm nghèo ở cơ sở để yên tâm công tác. Thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ hoạt động giảm nghèo cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm, thường xuyên bị thay đổi, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây trở ngại lớn đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo bền vững của huyện và ở cơ sở.
3.2.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nghèo nhằm nâng cao ý thức cùng tham gia giảm nghèo của người dân
Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững đòi hỏi cả hệ thống chính trị và xã hội vào cuộc, tuy nhiên chủ thể trung tâm để tiếp nhận
và thực hiện chương trình là các hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo được thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Thực tế hiện nay phần lớn các hộ nghèo có trình độ học cấn thấp, tư duy về sản xuất hạn chế, chưa được tiếp cận nhiều với tiến bộ kỹ thuật, làm ăn dựa theo kinh nghiệm nên đời sống luôn luôn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó không ít người nghèo còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, sự giúp đỡ từ cộng đồng. Do đó công tác tuyên truyền đối với những người nghèo là hết sức quan trọng, tạo nhận thức cho họ nhìn nhận nghiêm túc vai trò vị trí của mình trong công cuộc giảm nghèo bền vững này và phải tự vươn lên để thoát nghèo.
Về phương pháp: Nâng cao nhận thức của người nghèo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giúp người nghèo nắm bắt được thời cơ, phát huy hiệu quả của chính sách giảm nghèo để từ đó giúp họ tự thoát nghèo. Trong những năm qua huyện Duy Xuyên đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là diện hộ nghèo, cận nghèo nói riêng bằng nhiều phương pháp đa dạng, phong phú như: tuyên truyền trên các chuyên mục của Đài truyền thanh- truyền hình huyện và Đài truyền thanh các xã- thị trấn, tuyên truyền bằng panô, áp phích, các diễn đàn đối thoại với hộ nghèo... Tuy nhiên, bên cạnh thực hiện các phương pháp tuyên truyền truyền thống, cần thực hiện tốt các phương pháp cộng đồng: lấy người nông dân hướng dẫn cho người nông dân; nêu cao tính gương mẫu của CBCC, nhất là cấp cơ sở, tăng cường vai trò của người thực sự có uy tín. Đây là cách làm trực tiếp đến người dân và phù hợp với đặc điểm huyện Duy Xuyên sẽ đem lại hiệu ứng tốt, lan tỏa nhanh đến người nghèo, giúp họ tiếp cận nhanh nhất với chính sách, khoa học, kỹ thuật.
Về hình thức: Thực hiện có hiệu quả và hợp lý giữa tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp và lồng ghép giữa hai hình thức này. Thực tế thời gian qua, hình thức tuyên truyền gián tiếp: phát thanh, panô, áp phích, lưu động, hội
nghị rất phổ biến trên địa bàn huyện nhưng hình thức này bên cạnh có những ưu thế như dễ thực hiện, phổ thông đại chúng, rộng rãi thì hiệu quả đối với nhận thức người nghèo chưa thực sự cao. Do đó, cần phải triển khai thực hiện hình thức tuyên truyền trực tiếp và thực hiện tốt các diễn đàn đối thoại với người nghèo, qua đó nghe tâm tư, nguyện vọng của họ và từ đó có giải pháp để hỗ trợ sinh kế phù hợp cho người nghèo.
Về nội dung: Nội dung tuyên truyền phải được cụ thể hóa thật chi tiết, gần gũi với người dân và phù hợp với đặc điểm của người dân, tránh việc tuyên truyền mang tính hình thức. Tập trung tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận thực tế tại các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả giảm nghèo để họ học hỏi và áp dụng đối với bản thân, từ đó các mô hình hay được nhân rộng góp phần hiệu quả trong việc giảm nghèo.
3.2.5. Giải pháp cụ thể trong thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo
3.2.5.1. Chính sách hỗ trợ đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo có lao động nhưng thiếu hụt về Tiêu chí thu nhập, tập trung nguồn lực hỗ trợ trực tiếp các điều kiện sinh kế để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cụ thể:
- Hỗ trợ đa dạng hoá các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân nói chung và người nghèo, cận nghèo nói riêng.
Đối với hộ nghèo, cận nghèo ở các địa bàn không thuộc phạm vi hỗ trợ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, các địa phương sử dụng nguồn ngân sách địa phương, Quỹ "Ngày vì người nghèo" và các nguồn vốn hợp pháp khác để tập trung hỗ trợ giống, con vật nuôi cho hộ nghèo.
- Tổ chức dạy nghề miễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo gắn nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, xuất khẩu lao động và nhu cầu tự tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo theo Đề án 1956, đặc biệt là đào tạo lao động cho các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp theo Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND tỉnh và Quyết định 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam. Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, ưu tiên cho lao động nghèo, cận nghèo, lao động thuộc vùng di dời giải tỏa tái định cư thuộc dự án vùng Đông.
- Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động, có nhu cầu về vốn gắn với việc tổ chức dạy nghề, tập huấn hướng dẫn kỹ năng để hộ nghèo, cận nghèo tự tổ chức sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm, có thu nhập để thoát nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và Quyết định số 15/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện về phương tiện sản xuất kinh doanh; thực hiện đúng quy định của TW, tỉnh về việc miễn, giảm một số khoản thuế... cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để có việc làm và thu nhập; ưu tiên cho lao động nghèo, cận nghèo trong giới thiệu việc làm, đi xuất khẩu lao động và nhận vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.
- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Ưu tiên đầu tư tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó chú trọng đầu tư các công trình thật sự có nhu cầu bức xúc nhằm phục vụ sản xuất như: kiên cố hoá kênh mương, hệ thống thoát nước, giao thông nội đồng, bờ bao, kè, trạm bơm nuôi trồng thuỷ sản...
thuật và đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo. Để làm cho họ thoát được nghèo đói từng bước vươn lên làm ăn khá giả, có cuộc sống ấm no cần phải tập trung một số công tác sau đây:
3.2.5.2. Chính sách hỗ trợ để cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt chỉ số các dịch vụ xã hội cơ bản
Để đảm bảo hỗ trợ người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước giải quyết được các chỉ số thiếu hụt đa chiều, cần thực hiện tốt các giải pháp cho từng loại dịch vụ như sau:
+ Giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ y tế
- Thực hiện hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước 70% mệnh giá thẻ BHYT cho hộ cận nghèo còn lại vận động hộ cận nghèo tham gia để mua BHYT. Tạo điều kiện cho hộ gia đình nông- lâm-ngư có mức sống trung bình tham gia mua BHYT theo Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016; khuyến khích các tổ chức, cá nhân mua và cấp thẻ BHYT miễn phí cho người dân; tuyên truyền vận động người dân tham gia mua BHYT theo hộ gia đình để tiến đến thực hiện BHYT toàn dân.
- Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg và Quyết định 2511/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đặc biệt là chế độ tiền ăn cho người bệnh khi điều trị tại các cơ sở KCB công lập từ tuyến huyện trở lên.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho trạm y tế; ưu tiên nguồn vốn Chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác để duy trì xã đạt chuẩn y tế theo tiêu chí tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT; thực hiện chính sách thu hút cán bộ y tế có năng lực chuyên môn về công tác ở tuyến cơ sở; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế thôn và trạm y tế xã.
+ Giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ giáo dục: Để đảm bảo đạt trình độ giáo dục, khắc phục tình trạng bỏ học của trẻ em, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Tăng cường thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ theo