Một số giải pháp góp phần phát triển thị trường kinh doanh vận tải ở

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh vận tải của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex nghệ tĩnh (Trang 39 - 47)

ở công ty PTS Nghệ Tĩnh

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động khôn lường, tính độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh và vận tải xăng dầu đang dần được dỡ bỏ. Bên cạnh đó là sự ra đời của nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sự mở rộng địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành từ khu vực ngoài vào thông qua hệ thông chi nhánh đại lý, cửa hàng v.v... đã, đang và sẽ tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty PTS Nghệ Tĩnh. Nhằm bảo vệ thị phần cũng như củng cố vị trí của mình trên thị trường hiện tại, đồng thời thâm nhập những thị trường tiềm năng trong tương lai, Công ty cần phải có những kế hoạch và biện pháp thích hợp.

a. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là việc rất cần thiết đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại. Hiện tại, công tác nghiên cứu thị trường của công ty còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có phòng chức năng riêng mà chủ yếu là do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Vì thế, để làm tốt công tác này, công ty cần phải có sự đầu tư thích đáng cho đội ngũ cán bộ chuyên viên nghiên cứu, tăng cường chi phí và các

điều kiện cần thiết cho công tác nghiên cứu thị trường. Về lâu dài, Công ty nên thành lập phòng Marketing để tạo tính chuyên môn cao trong hoạt động nghiên cứu thị trường, phải xem đây là mũi nhọn quan trọng giúp Công ty khai thác tối đa nhu cầu thị trường, đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá hoạt động Marketing để thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và có những phương án điều chỉnh hợp lý và kịp thời.

Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả sẽ giúp công ty có điều kiện làm chủ thị trường, có cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định quản trị chính xác, chủ động điều chỉnh các mối quan hệ và tác động của thị trường đối với Công ty theo chiều hướng tích cực. Mặt khác, qua đó, Công ty có thể trực tiếp giới thiệu được sản phẩm cũng như những dịch vụ của Công ty, giải đáp những thắc mắc của khách hàng và người tiêu dùng.

b. Hoàn thiện chính sách sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Xuất phát từ nhu cầu thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú. Chính sách sản phẩm của Công ty cần được đồng thời phát triển theo hai hướng: chiều sâu (chất lượng) và bề rộng (chủng loại)

Thứ nhất, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần có những sản phẩm có chất lượng cao hơn với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thông qua: nghiên cứu sản phẩm mới, nhập khẩu sản phẩm, đổi mới công nghệ v.v...

Dòng thông tin sản phẩm trong hệ thống kênh phân phối cần được Công ty quan tâm đúng mức. Thông tin cần được thu thập từ tất cả các điểm chốt trong kênh phân phối không chỉ riêng từ phía khách hàng mà còn từ các trung gian, lực lượng cơ hữu.

Thứ hai, theo hướng đa dạng sản phẩm. Thực chất đây cũng là một chiến lược kinh doanh then chốt của Công ty, Công ty nên tiến hành đa dạng hóa sản phẩm theo các hình thức sau:

- Đa dạng hóa về chủng loại xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas và phụ kiện. - Đa dạng hóa về phẩm cấp.

Ngoài ra, cân tăng cường công tác đầu tư, mở rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu trong điều kiện có thể. Tiếp tục mở rộng mạng lưới bán lẻ nhằm khai thác thị trường một cách rộng khắp.

Nâng cao chất lượng của dịch vụ vận tải. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Xăng dầu là mặt hàng dễ gây cháy nổ vì vậy các phương tiện vận tải phải được đảm bảo an toàn cao. Bên cạnh đó, việc chuyển , giao hàng cho khách hàng, đối tác phải đảm bảo đúng thời gian, địa điểm và số lượng theo đúng yêu cầu của họ. Luôn giữ thái độ phục vụ đúng mực đối với khách hàng.

c. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển thị trường.

Ngày nay các công ty đa quốc gia trên thế giới dành từ 5% đến 15% ngân sách dành cho quảng cáo. Đây cũng là nguyên nhân thành công của nhiều công ty, tập đoàn lớn. Riêng với Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh, tỷ lệ đó còn rất nhỏ, khoảng dưới 3% doanh thu bán hàng. Công ty cần chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa các chính sách xúc tiến bán hàng.

Khai thác tối đa sức mạnh thương hiệu, nâng tầm doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ khả năng cạnh tranh trên thương trường. Tiếp tục thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh cũng như các thông tin của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên tục cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh trên Website của Công ty tại địa chỉ: www.ptsnghetinh.com.vn

Một số lớn các chính sách xúc tiến đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên, các phòng ban, bộ phận trong Công ty. Công ty cần chú ý hơn nữa vào việc trợ giúp và phát triển lực lượng bán hàng trong hệ thống kênh phân phối của mình hơn là việc triển khai các hoạt động xúc tiến khác. Bởi vì đội ngũ nhân viên bán hàng là đội ngũ hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thông qua họ mà Công ty có thể nắm bắt được những thay đổi trong nhu cầu và tiêu dùng của khách hàng để từ đó có những biện pháp tác động, điều chỉnh hợp lý.

Để tăng cường hoạt động xúc tiến của mình, Công ty cần quan tâm tới việc triển khai và kiểm tra hoạt động xúc tiến của các nhân viên bán hàng khu vực như:

- Ngoài chỉ tiêu doanh thu, cần quan tâm tới hiệu quả triển khai hoạt động xúc tiến của nhân viên bán hàng khu vực trên thị trường đó.

- Phân chia ngân sách xúc tiến cho từng khu vực thị trường một cách chính xác dựa trên cơ sở thực tế về thị trường chứ không đơn thuần dựa vào doanh thu trên thị trường đó.

- Trong thời gian này, công ty cần xây dựng chiến lược quảng cáo cụ thể. Các kế hoạch quảng cáo phải phục vụ cho mục tiêu bán hàng của công ty. Các phương tiện quảng cáo cần đa dạng với nhiều cách thức phong phú hơn: quảng cáo ngoài trời, báo chí, ti vi, radio…

- Tăng cường công tác tiếp thị tại các cửa hàng xăng dầu, Trung tâm đào tạo lái xe. Việc thực hiện tốt công tác marketing sẽ là giải pháp hữu hiệu để Công ty truyền đạt tới khách hàng thông điệp về sự cam kết chất lượng cũng như khả năng phục vụ ở mức độ cao nhất, chuyên nghiệp nhất.

- Không ngừng mở rộng việc khai thác khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và Trung tâm ĐTLX; công tác chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu.

d. Tổ chức phân phối hàng hoá.

Xác định kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng hàng hóa cho hệ thống kênh phân phối cần phải được tiến hành nhanh chóng kịp thời, tránh sự tồn đọng hay thiếu hàng hóa trong từng kênh phân phối. Trên cơ sở các đơn hàng, công ty, chi nhánh phát lệnh bán theo đường ống hoặc điều động đến các đội xe để tiến hành giao hàng. Với mạng lưới bán hàng rộng khắp ba tỉnh việc cung ứng hàng hóa đúng thời hạn cần thiết là một việc không đơn giản. Việc thực hiện mua bán đứt đoạn, việc dự trữ, bảo quản hàng hóa tại kho của tổng đại lý, cửa hàng do chính tổng đại lý phải đảm nhiệm. Mặt khác trong kinh doanh các tổng đại lý muốn tối thiểu chi chi phí thông qua gian hàng tồn kho, thậm chí hàng hóa được rải trực tiếp đến các đại lý, cửa hàng của tổng địa lý đều do phía công ty PTS đảm nhiệm, do vậy nếu không nắm vững được kế hoạch bán hàng của tổng đại lý sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển của công ty.

Các kế hoạch phân phối đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng kênh phân phối và trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống kênh về: danh mục hàng hóa vận động trong kênh, thời gian xuất phát và dịch chuyển hàng hóa trong kênh, nguồn hàng và địa điểm giao hàng trong kênh.

Các kế hoạch phân phối nhìn chung trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của công ty nhưng không thể bất biến, phải thường xuyên có sự kiểm ta giám sát, điều chỉnh kịp thời.

Thu thập thông tin về nguồn hàng một cách chính xác, chú ý tới yếu tố thời gian và địa điểm giao hàng hóa trong kênh phân phối.

e. Tăng cường đầu tư để đổi mới phương tiện vận tải.

Qua quá trình sử dụng thì phương tiện vận tải của công ty sẽ bị hao mòn dẫn đến hư hỏng , phương tiện vận tải bị giới han bởi số năm sử dụng. Nên công ty phải có kế hoạch sử dụng, thay mới và thanh lý những phương tiện đã cũ và sắp hết hạn sử dụng nhằm thu về một lượng vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thay mới và gia tăng số lượng phương tiện vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng, giúp công ty có khả năng ký những hợp đồng vận chuyển những lô hàng lớn, giúp công ty mở rộng hoạt động kinh doanh vận tải. Nhưng việc thay mới và gia tăng số lượng phương tiện vận tải phải gắn liền với nhu cầu vận chuyển hiện tại, gắn với khả năng tài chính của công ty.

Đồng thời để nâng cao lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh, và tìm kiếm đối tác khách hàng mới trong hoạt động kinh doanh vận tải công ty cần phải giảm được các chi phí, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí chi ra. Định

giá cước vận chuyển cạnh tranh, áp dụng giá cước thấp đối với những khách hàng lớn.

Cần hoạch toán cụ thể từng chủng loại xe để đánh giá chính xác hiệu quả của từng chùng loại, để từ đó đề ra chính sách điều động vận tải hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

Cần đưa vào kế hoạch phân bổ vốn hoạt động cho vận tải để có chính sách thu hút khách hàng vận tải.

g. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ.

Tiếp tục tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đội ngũ giảng viên có trình độ để phục vụ cho các mô hình sản xuất kinh doanh. Tổ chức tuyển dụng cán bộ và lao động một cách công khai rộng rãi theo đúng trình tự để có thể thu hút được những người lao động có trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ quản lý cũng như công nhân tại các cơ sở nhằm bổ sung cho Công ty những cán bộ trẻ có trình độ cao, nâng cao tay nghề của người công nhân để nâng cao năng suất lao động.

Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động, đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy chế tiền lương và tiền thưởng theo hướng khuyến khích những người có năng suất cao, kiêm nhiệm, có tác dụng thu hút nhân tài, thúc đẩy sức phát triển của Công ty.

Không ngừng đào tạo, giáo dục để mỗi công nhân lái xe làm chủ phương tiện an toàn, tạo niềm tin cho khách hàng ngày càng cao, nhất là trước sự cạnh tranh gay gắt của vận tải tư nhân. Mỗi công nhân lái xe vừa là người thực hiện dịch vụ vận chuyển vừa đóng vai trò như là một cán bộ thị trường có khả năng khai thác thị trường vận tải cho công ty. Công nhân lái xe là nguồn thông tin về thị trường tôt nhất kết hợp với cán bộ thị trường của phòng kinh doanh sẽ kiểm tra chính xác lại thông tin, thông qua đó mà Ban lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt và kịp thời xử lý thông tin để phát triển dịch vụ vận tải, khai thác tiềm năng của khách hàng. Vì vậy, cần có chế độ khen thưởng hợp lý để kích thích động lực làm việc của công nhân lái xe, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp coi lợi ích cá nhân cao hơn thương hiệu, chất lượng dịch vụ của Công ty.

Quản lý tốt nguồn nhân sự sẽ giúp Công ty có một cơ cấu gọn nhẹ, hiệu quả, tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện, giúp các nhân viên có động lực để phấn đấu, có ý thức tự giác và làm việc có trách nhiệm hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập ngày càng sâu sắc hơn vào đời sống kinh tế quốc tế. Theo đó mà mức độ cạnh tranh cũng diễn ra ngày một gay gắt hơn, có nhiều thách thức lẫn cơ hội đang chờ đón mỗi doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh cũng đang trải qua những thách thức đó. Công ty luôn tìm mọi cách để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng vẫn cố gắng duy trì hoạt động theo xu hướng một doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường.

Dịch vụ vận tải luôn đóng vai trò nền tảng phát triển của công ty được đổi mới phương tiện, khai thác mạnh thị trường Việt Nam và khai thác triệt để thị trường truyền thống ở Lào. Có thể thấy đây là lĩnh vực rất phát triển của PTS.

Sau 10 năm cổ phần hóa công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh,khẳng định được vị thế của mình trên thương trường, tạo được niềm tin cho đối tác và khách hàng. Tuy nhiên, xăng dầu là loại hàng hóa được nhà nước quản lý chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào tình hình xăng dầu trên thế giới, đặc biệt với chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đảm bảo yêu cầu chống lạm phát đã tác động rất lớn đến khối KD chính của Cty; trong bối cảnh các ưu đãi về lãi suất và thuế thu nhập không còn, nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn vay nên áp lực tạo ra hiệu quả ngày càng lớn để bù đắp là rất khó khăn. Vì thế, công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh để nắm bắt được cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và hạn chế được rủi ro. Với thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, chắc chắn bài viết còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các Thầy, các Cô trong bộ môn.

Chuyên đề này được hoàn thành với nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô những người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn. Ngoài ra chuyên đề này không thể hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh cùng các đồng nghiệp.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, đặc biệt là thầy giáo Ths. Trần Văn Hào đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể Cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh nói chung và Phòng Kinh doanh nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty CP vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (2008, 2009, 2010), Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008, 2009, 2010, Phòng kinh doanh công ty PTS Nghệ Tĩnh.

2. Công ty CP vận tải và dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (2008, 2009, 2010), Báo cáo về tình hình lao động của công ty năm 2008, 2009, 2010,

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường kinh doanh vận tải của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex nghệ tĩnh (Trang 39 - 47)