Phát triển dịch vụ thẻ ATM (Automated Teller Machine)

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn – hà nội CHI NHÁNH THĂNG LONG (2) (Trang 37 - 39)

Mặc dù tham gia vào thị trường thẻ sau nhiều ngân hàng thương mại khác nhưng với việc thẻ ATM của Ngân hàng SHB đc chấp nhận ở các boot rút tiền của 15 Ngân hàng khác nhau trên toàn quốc thì số lượng người dùng thẻ ATM của ngân hàng không ngừng tăng trong thời gian vừa qua. Ngoài những lợi ích vô hình mà sản phẩm thẻ mang lại cho chi nhánh Thăng Long như: nâng cao vị thế của ngân hàng,

quảng bá hình ảnh thương hiệu và kéo khách hàng đến với ngân hàng, thì đây cũng là những hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Đó là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả theo hợp đồng sử dụng thẻ, phí rút tiền mặt (4% cho ngân hàng phát hành và tối thiểu là 50.000 đồng cho một giao dịch), phí giao dịch thanh toán hàng hóa…

Trong những năm gần đây, tất cả các khoản thu từ nghiệp vụ thẻ đem lại một tỷ suất sinh lời lên tới 20%/ năm cho ngân hàng, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của không chỉ chi nhánh Thăng Long. Thẻ ngân hàng ra đời góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen giao dịch thanh toán của công chúng, tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán của công chúng, tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh chi nhánh Thăng Long. Đây là giải pháp hữu hiệu để giảm chi phí lưu thông toàn xã hội, giảm chi phí vận chuyển, kiểm đếm in ấn, bảo quản, đồng thời nó còn có thể cung cấp một phương tiện thanh toán ưu việt: thanh toán trực tuyến dùng tiền mặt qua mạng Internet.

So với các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt khác như: séc, ủy nhiệm thu- chi, thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán…là các dịch vụ chỉ đáp ứng cho các đối tượng là tổ chức và doanh nghiệp với qui mô giao dịch lớn, thẻ ngân hàng có ưu điểm vượt trội là có khả năng phổ cập đông đảo cộng đồng dân cư -một lượng khách hàng rất lớn, rất tiềm năng trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay.

Ngoài ra, nghiệp vụ kinh doanh thẻ ngân hàng cũng là một kênh huy động vốn hiệu quả, làm tăng trưởng lượng vốn huy động của ngân hàng. Trong qui trình thanh toán thẻ tín dụng, các cơ sở chấp nhận thẻ khi ký hợp đồng tiếp nhận thẻ thường mở tài khoản tại ngân hàng thanh toán, điều này làm cho số dư tài khoản tiền gửi tăng lên và làm tăng trưởng ngân quĩ. Sự gia tăng vốn quĩ được nhân lên gấp đôi khi chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng. Mỗi khoản giao dịch là một khoản vay. Tại ngày đáo hạn, theo sao kê, khi chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng sẽ làm tăng quĩ tiền mặt thực tế. Hiện nay, thẻ tín dụng được phát hành dựa trên ba hình thức: thế chấp, tín chấp và kết hợp giữa thế chấp với tín chấp, trong đó, hình thức thế chấp để phát hành thẻ tín dụng là chủ yếu (chủ thẻ thường phải thế chấp 100% hoặc lớn hơn số tiền hạn mức tín dụng của mình tại ngân hàng phát hành). Ưu điểm nữa của loại hình tín dụng này là tính ổn định lâu dài. Do tính đặc thù có tính liên kết hệ thống và công nghệ trong qui trình phát hành dịch vụ thẻ, nên các chủ thể tham gia quá trình này sẽ có sự gắn bó lâu dài. Là một dịch vụ phục vụ thanh toán tiêu dùng (là chủ yếu) nên hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng ít chịu ảnh hưởng của các chu kỳ kinh tế.

Với đặc thù văn hoá tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ tài chính – ngân hàng của chi nhánh là rất quan

trọng. Các Công ty bảo hiểm, đặc biệt là các Công ty liên doanh bảo hiểm và các Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, như: Prudentail, AIA,… tổ chức tiếp thị, khuyến mại, mở rộng thị trường dịch vụ bảo hiểm của mình khá tốt, nhưng tại chi nhánh Thăng Long mới chỉ chú trọng đến hoạt động tín dụng, đến mở rộng cho vay, còn các dịch vụ ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Cần đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng, trong đó phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân và tiện ích sử dụng tài khoản, như: sử dụng thẻ rút tiền mặt ATM, thanh toán chi trả tiền dịch vụ điện, nước sạch, điện thoại, phí bảo hiểm chi trả học phí…, tiến tới là nộp thuế, nộp các khoản phí và lệ phí cho ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc thông qua sử dụng thẻ ATM, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Chi nhánh Thăng Long nên đến các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường đại học, bệnh viện…các hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân có thu nhập khá, ổn định,… vận động họ mở tài khoản và thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.

Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Việc đầu tư này bao gồm cả máy móc thiết bị, chương trình phần mềm và cả nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng. Nhanh chóng đưa chi nhánh tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Mở rộng phạm vi thanh toán đối với các luồng thanh toán có giá trị thấp đối với tất cả các tổ chức tham gia thanh toán bù trừ. Phát triển hệ thống giao dịch một cửa tại các phòng giao dịch. Cần mạnh dạn đầu tư mạnh mẽ lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động ATM rộng khắp trên địa bàn thành phố. Có thể chấp nhận lỗ ở một số phòng giao dịch trong một vài năm đầu để từng bước phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư, thu lãi trong các năm sau đó.

Nâng cao khả năng hợp tác với các ngân hàng thương mại khác trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại

Hiện nay Ngân hàng SHB mới chỉ liên kết với ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong việc sử dụng chung các máy ATM. Dịch vụ tài chính - ngân hàng trong cả nước nói chung chỉ thực sự phát triển nhanh và có hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa ngân hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại với Bộ tài chính, các tổ chức và đơn vị thuộc ngành tài chính. Sự phối hợp này bao gồm cả sự tự giác, nhận thức được tính hiệu quả trong hoạt động của các đơn vị và tổ chức; mặt khác không thể thiếu được sự chỉ đạo kiên quyết, cụ thể của hai cơ quan chủ quản. Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển sẽ giảm vốn đọng trong thanh toán, tạo thành một nguồn vốn rất lớn cho đầu tư, cũng như chu chuyển vốn kịp thời cho đầu tư phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn – hà nội CHI NHÁNH THĂNG LONG (2) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w