thông tin được đễ dàng, nhanh chóng. Một bảng câu hỏi điển hình cần phải có những khoảng trống thích hợp để:
- Ghi tên, họ, địa chỉ, số điện thoại của người trả lời, ngày phỏng vấn. - Thời gian bắt đầu và kết thúc phỏng vấn.
- Chữ ký của người phỏng vấn.
- Chữ ký của các cá nhân có liên quan. - Ngày, giờ cuộc phỏng vấn có hiệu lực.
Bƣớc 7: Xác định các đặc tính vật lý của bảng câu hỏi
Công việc này bao gồm các bước sau:
Xem xét hình dạng bảng câu hỏi, chất lượng giấy, chất lượng in ấn... để tạo thiện cảm và lôi cuốn người trả lời tham gia vào cuộc phỏng vấn, có một số trường hợp, nếu chúng ta in bảng câu hỏi trên giấy màu thì cũng có thể gia tăng tỉ lệ trả lời.
Trình bày bảng câu hỏi sao cho nó có vẻ ngắn gọn và rõ ràng.
Nếu dùng câu hỏi mở thì nên chừa khoảng trống đủ để người được hỏi ghi câu trả lời và diễn đạt ý kiến của mình.
Việc in bảng câu hỏi thành tập sách nhỏ đôi khi có tác động thu hút, hấp hẫn hơn là kẹp nhiều trang lại.
Khi nhảy quãng câu hỏi trên bảng câu hỏi thì phải chú thích rõ ràng. Ví dụ: Nếu bạn trả lời có ⇒ xin vui lòng chuyển đến trả lời câu 12
Nếu bạn trả lời không ⇒ xin vui lòng trả lời tiếp câu 6
Bƣớc 8: Kiểm tra, hiểu chỉnh bảng hỏi
Dù cẩn thận mấy chăng nữa, các bảng câu hỏi sau khi thiết kế cũng khó tránh khỏi lỗi và do đó, sẽ gây khó khăn khi thu thập dữ liệu. Vì vậy, trước khi thực hiện phỏng vấn chính thức nên tiến hành kiểm tra trước. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện bằng cách thử trên một mẫu nhỏ, sau đó xem xét:
Người được phỏng vấn có hiểu và trả lời được bảng câu hỏi không? Người phỏng vấn có thực hiện tốt không?
Thông tin có ghi nhận tốt không?
Thời gian cần thiết để tiến hành phỏng vấn?
Sau khi kiểm tra sẽ thực hiện sửa chữa, điều chỉnh lần cuối trước khi thực hiện việc phỏng vấn thử.
Điều tra thử: Điều tra thử là việc kiểm tra bảng câu hỏi trên một mẫu nhỏ những người trả lời và thường thực hiện tại hiện trường, nơi mà chúng ta sẽ phỏng vấn thực tế, để phát hiện ra những lỗi nhằm điều chỉnh và hoàn chỉnh bảng câu hỏi. Bất kì