1. Ổn định lớp
2. GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Căn cứ vào thực tế địa điểm, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, sự chuẩn bị của HS, GV phân công các nhóm thực hành, yêu cấu nồi dung thực hành của các nhóm.
3. Nội dung bài thực hành:
Để dạy bài thực hành, trước hết GV cần giảng về lí thuyết thực hành, trong đó cần phải khắc sâu để HS biết được quy trình thực hành, yêu cầu của từng bước, sau đó GV làm mẫu để HS quan sát và hiểu được nội dung của các bước thực hành, sau đó chia nhóm cho HS thực hành. Trong khi HS thực hành, GV phải quan sát cá nhóm làm việc và có hướng dẫn khi HS làm chưa đúng. GV yêu cầu khi các nhóm HS chuẩn bị xong báo cáo với GV, GV kiểm tra lại điều kiện an toàn khi thật bảo đảm cho HS vận hành.
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận hành ĐCĐT I. Lí thuyết thực hành: 1. Chuẩn bị: - Khái niệm vận hành ĐCĐT:
GV giải thích khái niệm vận hành ĐCĐT. Có thể đặt câu hỏi để HS trả lời, GV kết luận.
- Em hiểu như thế nào là vận hành ĐCĐT ?
Ghi lời giảng của GV hoặc tham gia trả lời câu hỏi. - Tác dụng khâu chuẩn bị thực hành: GV: Để ĐCĐT vận hành tốt thì khâu chuẩn bị có tầm quan trọng đặc biệt.
- Trước khi ĐCĐT hoạt động nếu chuẩn bị tốt thì có tác dụng gì ?
GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 trong SGK và liên hệ thực tế sử dụng xe máy ở gia đình để trả lời.
HS chuẩn bị.
- Quy trình: GV: Quy trình vận hành ĐCĐT gồm 2 bước chính: + Kiểm tra trước khi vận hành.
+ Quy trình thực hành.
a, Bước 1: Kiểm tra trước khi vận hành:
GV dùng sơ đồ bên kết hợp với các câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS tìm hiểu việc chuẩn bị.
- Vì sao phải kiểm tra sự lắp chặt của động cơ ?
- Vì sao phải kiểm tra sự rò rỉ của nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu của động cơ ?
GV kết hợp vừa giảng vừa hướng dẫn HS cách kiểm tra.
- Mức nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc của động cơ ?
GV hướng dẫn cách kiểm tra bằng thước, quan sát.
GV hướng dẫn HS kiểm tra các loại đồng hồ đo (nhiên liệu, ampe, nhiệt độ, …).
b, Bước 2: Quy trình vận hành:
GV sử dụng sơ đồ bên kết hợp dặt các câu hỏi gợi ý hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình vận hành của động cơ.
việc ở tốc độ quay thấp (khoảng 30% tốc độ bình thường)?
- Vì sao khi động cơ làm việc bình thường, quay tốc độ cao mới nối với máy công tác ?
- Nghe, quan sát xem động cơ làm việc thê nào là bình thường ?
GV vừa giảng vừa hướng dẫn HS cách phát hiện các dấu hiệu không bình thường khi động cơ vận hành.
Lúc động cơ đang hoạt động:
+ Nếu phát hiện các dấu hiệu không bình thường của động cơ hoặc máy công tác (khói đen, tiếng gõ lạ, mùi khét, …) phải: Tắt máy, ngừng làm việc, tiến hành kiểm tra phát hiện hỏng hóc, sửa chữa mới tiếp tục cho động cơ làm việc.
+ Nếu thấy rò rỉ nhiên liệu, nước làm mát, dầu bôi trơn phải tắt máy, ngừng làm việc tiến hành kiểm tra, khắc phục.
GV giảng về quá trình thực hiện ngừng làm việc của động cơ:
+ Yêu cầu giảm tải từ từ. + Giảm tải của động cơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảo dưỡng ĐCĐT
Tiết: 53 Ngày soạn: 05/05/2009
Bài 39: ÔN TẬP
PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONGA. MỤC TIÊU: A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng cần làm cho HS:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản nhất của phần Gia công cơ khí và ĐCĐT. - Những ứng dụng của các nội dung đã học trong hai phần trên.
2. Kĩ năng:
Biết cách tổng hợp kiến thức và xác định trọng tâm.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:I. Phương pháp: I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình để tổng hợp kiến thức. - Phương pháp hỏi đáp.
II. Chuẩn bị về nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK. - Lập kế hoạch bài dạy chú ý đến hệ thống câu hỏi hướng dẫn.
2. HS:
Đọc lại phần Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong.
3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
Phóng to sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK (trang 161, 162).