1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:
- GV treo sẵn 5 bài tập đã giao về nhà, gọi 5 em lên bảng chữa. - GV cho các bạn nhận xét và kết luận từng bài tập đã làm. - GV đánh giá cho điểm từng trường hợp.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của máy tiện
1. Máy tiện:
- GV treo tranh 17.3 hoặc cho HS xem băng hình để nhận biết các bộ phận chính của máy tiện. Yêu cầu HS kết hợp quan sát hình trong SGK.
- HS quan sát tranh hoặc băng hình kết hợp với quan sát hình trong SGK trả lời các câu hỏi của GV.
Các bộ phận chính của máy tiện:
+ Hãy chỉ ụ trước và hộp trục chính của máy tiện? Nêu tác dụng?
(để gá các trục chính, bàn xe dao của máy tiện).
+ Hãy chỉ đài gá dao của máy tiện?Nêu tác dụng?
(để gá dao, điều chỉnh dao khi tiện).
+ Hãy chỉ bàn dao dọc trên của máy tiện? Nêu tác dụng?
(để tịnh tiến dọc trục chính khi tiện).
+ Hãy chỉ ụ động của máy tiện? Nêu tác dụng?
(cùng với mâm cặp để cố định phôi khi tiện mặt ngoài phôi).
+ Hãy chỉ bàn dao ngang của máy tiện? Nêu tác dụng?
(để tịnh tiến ngang khi tiện mặt đầu của phôi).
+ Hãy chỉ bàn xe dao của máy tiện? Nêu tác dụng?
(để kết hợp tạo ra tịnh tiến ngang của bàn dao ngang
- HS trả lời. - HS ghi công dụng. - HS trả lời. - HS ghi công dụng. - HS trả lời. - HS ghi công dụng. - HS trả lời. - HS ghi công dụng. - HS trả lời.
và tịnh tiến dọc của bàn dao dọc khi tiện).
+ Hãy chỉ thân máy của máy tiện? Nêu tác dụng?
(để gá lắp các bộ phận trên và động cơ điện của máy tiện).
+ Hãy chỉ hộp bước tiến dao của máy tiện? Nêu tác dụng?
(để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của máy tiện).
- HS ghi công dụng. - HS trả lời. - HS ghi công dụng. - HS trả lời. - HS ghi công dụng. - HS trả lời. - HS ghi công dụng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các chuyển động của máy tiện
2. Các chuyển động khi tiện
GV treo tranh 17.4 hoặc cho HS xem băng hình để nhận biết các chuyển động chính của máy tiện. (Yêu cầu HS kết hợp quan sát hình trong SGK)
HS quan sát tranh hoặc băng hình kết hợp với quan sát hình trong SGK trả lời các câu hỏi của GV.
Máy tiện hoạt động được là nhờ có động cơ điện không đồng bộ ba pha (hoặc1 pha) nối với trục chính của máy tiện qua hệ thống dây đai, Puli và bộ điều khiển tốc độ là hệ thống bánh răng số.
Hình 17.4 a – Chuyển động tiến dao ngang Sng
a. Chuyển động cắt:
GV yêu cầu HS quan sát tranh hoặc băng hình.
+ Quan sát hình17.4 a em hãy cho biết trong chuyển động cắt phôi và dao chuyển động như thế nào?
- Phôi quay tròn.
HS quan sát tranh. HS trả lời câu hỏi.
- Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang.
b. Chuyển động tịnh tiến
+ Có mấy chuyển động tịnh tiến khi tiện?
- Chuyển động tịnh tiến dao ngang. - Chuyển động tịnh tiến dao dọc.
HS quan sát tranh. HS trả lời câu hỏi.
Hình 17.4 b – Chuyển động tịnh tiến dao ngang Sd
Chuyển động tịnh tiến dao ngang Sng Chuyển động tịnh tiến dao dọc Sd
+ Quan sát hình 17.4 b, em hãy cho biết trong chuyển động tịnh tiến dao ngang, phôi và dao chuyển động như thế nào?
- Phôi quay tròn.
- Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang.
+ Quan sát hình 17.4 c em hãy cho biết trong chuyển động tịnh tiến dao dọc, phôi và dao chuyển động như thế nào?
- Phôi quay tròn.
- Dao tịnh tiến ngang nhờ bàn dao dọc.
HS quan sát tranh
HS trả lời câu hỏi.
HS quan sát tranh
HS trả lời câu hỏi.
c, Chuyển động dao phối hợp
GV giảng: Để tạo ra các mặt phôi có dạng côn thường kết hợp đồng thời hai chuyển động dao ngang và dọc.
Hình 17.4 c – Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo
Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện
gia công kim loại đã học?(GV có thể làm phiếu giao việc phát cho HS).
GV yêu cầu HS trả lời. - Cưa: Cắt đứt phôi.
- Dũa: Làm nhẵn bề mặt phôi. - Khoan: Khoan lỗ trên phôi. - Mài: Mài nhẵn bề mặt phôi.
+ Tiện có thể gia công được những loại gì?
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
HS trả lời.
Cho HS thực hiện điền vào phiếu giao việc, sau đó GV cho HS hoặc đại diện nhóm HS báo cáo kết quả đã làm được trước lớp. GV cho HS nhận xét, tự đánh giá, các bạn khác nhóm đánh giá, GV kết luận và đánh giá.
PHIẾU GIAO VIỆC
Họ và tên (cá nhân, nhóm tổ): ………... Lớp: ………... Trường: ………..
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Em hãy điền công dụng của các phương pháp gia công kim loại sau:
PP gia công Công dụng
Cưa Dũa Khoan Mài Tiện Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá
Câu hỏi: Cho HS trả lời các câu hỏi 4, 5 SGK. Nhận xét về tinh thần thái độ học tập của HS. Đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
BÀI TẬP
Hãy khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng trong các câu sau:
Bài 1: Khi cắt kim loại bằng máy tiện có các chuyển động nào?
A. Chuyển động quay. B. Chuyển động tịnh tiến.
D. Không có chuyển động nào.
Bài 2: Tiện mặt ngoài của phôi bằng máy tiện có các chuyển động nào của bàn xe dao và phôi?
A. Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. B. Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc.
C. Chuyển động tiến của bàn dao dọc và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. D. Chuyển động quay của phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc, chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang.
Bài 2: Tiện mặt đầu của phôi bằng máy tiện có các chuyển động nào của các bàn xe dao và phôi?
A.Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang. B. Chuyển động quay phôi và chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc.
C. Chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc và chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang.
D. Chuyển động quay của phôi và chuyển động tịnh tiến phối hợp.
Tiết: 25 Ngày soạn: 23/01/2008
Tuần: 22 Lớp dạy: Khối 11
Bài 18: Thực hành
Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài 18, HS lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 18 – SGK Công nghệ 11.
- Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh liên quan đến quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết.
- Xem lại bài 17.
- Nghiên cứu SGK Công nghệ 8 những kiến thức có liên quan. 2. Chuẩn bị trang thiết bị dạy học:
a, GV:
- Bản vẽ chi tiết “Chốt cửa” và một số bản vẽ đơn giản: Khối trụ vát 1 đầu, 2 đầu; Khối trụ vát 2 đầu, 1 rãnh ở giữa; Khối trụ vát 2 đầu, 2 rãnh ở giữa.
Bài dạy này GV có thể soạn bài giảng bằng máy tính điện tử, sử dụng phần mềm Power Point.
b, HS:
- Ôn lại kiến thức bài 17.
- Sưu tầm một số chi tiết khác có hình dạng đơn giản, kích thước phù hợp.