1- Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 20 SGK.
- Tham khảo thêm những thông tin có liên quan đến ĐCĐT.
2- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 20.1. - Mô hình động cơ 4 kì.
III. Tiến trình tiết dạy:
1- Cấu trúc và phân bố bài giảng:
Bài 20 có 3 mục lớn, được dạy trong 1 tiết:
2- Các hoạt động dạy học:
a, Đặt vấn đề:
Có nhiều cách đặt vấn đề cho bài 20, tuỳ theo tình hình cụ thể, GV có thể chọn một hoặc kết hợp một vài cách gợi ý dưới đây:
- GV nêu khái quát vai trò và vị trí của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó giúp HS thấy được ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về ĐCĐT.
- GV đề nghị HS nêu (càng nhiều càng tốt) những máy móc, thiết bị trong thực tế có sử dụng ĐCĐT làm nguồn động lực. Qua đó giúp HS thấy được vai trò, vị trí của ĐCĐT.
- GV kể một vài mẩu chuyện liên quan đến lịch sử phát triển ĐCĐT. b, Tổ chức hoạt động nghiên cứu kiến thức:
GV chia lớp thành một số nhóm, mỗi nhóm sẽ thực hiện nghiên cứu một vấn đề hoặc cùng một vấn đề theo định hướng của GV hoặc trả lời một số câu hỏi do GV nêu ra. Ví dụ: nếu mỗi nhóm nghiên cứu một vấn đề thì theo nội dung bài nên chia lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 nghiên cứu về khái niệm, nhóm 2 nghiên cứu về phân loại, nhóm 3 nghiên cứu về cấu tạo chung. Sau một thời gian nhất định, các nhóm lần lượt trình bày kết quả tìm hiểu của mình cho cả lớp nghe. GV hướng dẫn thảo luận và rút ra kết luận cho mỗi nội dung học tập.
Hoạt động Dạy - Học Nội dung
Hoạt động 1: nghiên cứu sơ lược lịch sử phát triển ĐCĐT:
- GV kể một vài mẩu chuyện liên quan đến lịch sử phát triển ĐCĐT.
- GV kể thêm thông tin về các nhà phát minh ra những loại động cơ đầu tiên trên thế giới.
- GV chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận, ghi tên gọi những phương tiện, thiết bị có sử dụng ĐCĐT làm nguồn động lực và cử một đại diện báo cáo kết quả.
- GV nêu khái quát vai trò và vị trí của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống.
- GV nhấn mạnh việc nghiên cứu về ĐCĐT là cần thiết.