C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I Phân bố bài giảng:
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên HS hoặc nhóm: ... Công việc: EM hãy đánh dấu (x) tên các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực ở ô tô trong hai cách bố trí a); b) và nhận xét về ưu, nhược khi điều khiển ô tô.
Tên các cụm chi tiết Động cơ đặt ở đầu xe, cầu sau chủ động
Động cơ đặt ở đuôi xe, cầu sau chủ động Động cơ Li hợp Hộp số Truyền lực Các đăng Truyền lực chính và bộ vi sai Bánh xe chủ động
Ưu điểm của hệ thống lái Nhược điểm của hệ thống lái
Đáp án:
Tên các cụm chi tiết Động cơ đặt ở đầu xe, cầu sau chủ động
Động cơ đặt ở đuôi xe, cầu sau chủ động Động cơ X X Li hợp X X Hộp số X X Truyền lực Các đăng X Truyền lực chính và bộ vi sai X X Bánh xe chủ động X X
Ưu điểm của hệ thống lái Hệ thống điều khiển trực tiếp đến bánh xe trước.
Hệ thống điều khiển gián tiếp đến bánh xe trước. Nhược điểm của hệ thống lái Điều khiển dễ. Khó điều khiển.
Hoạt động 6: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô
GV thu phiếu học tập và nhận xét. Có thể đặt thêm câu hỏi để làm rõ nguyên lí làm việc của hệ thống:
- Động lực của ô tô được tạo ra từ đâu?
- Sau đó động lực được truyền đến bộ phận nào? - Trong sơ đồ hình 33.1 b) lực được truyền đến bánh sau qua bộ phận nào?
- Việc thay đổi tốc độ của 2 bánh sau nhờ bộ phận nào?
- Bánh xe bị động (bánh trước) có tác dụng gì?
GV cho HS đọc nguyên lí trong SGK.
HS nghe nhận xét của GV và tham gia ý kiến khi GV hỏi.
HS đọc SGK.
Chú ý:
GV lựa chọn những câu hỏi trong nội dung các hoạt động từ 1- 6 sao cho phù hợp với thời gian và cách dạy của mình, có thể dùng phiếu học tập hoặc không.
Tiết 2:
Hoạt động 7: Tìm hiểu về li hợp trong hệ thống truyền lực trên ô tô
1. Nhiệm vụ:
- Quan sát vị trí của li hợp trong hình 33.2 b) em có nhận xét gì?
(Nối giữa động cơ và hộp số)
- Li hợp trên ô tô có nhiệm vụ gì?
GV: Dùng để ngắt, nối và truyền mô men từ động cơ đến hộp số.
- Ngắt khi nào?
(Động cơ hoạt động, ô tô không chuyển động được; để chuyển số khác tương ứng với tốc độ khác)
- Nối khi nào?
(Khi ô tô chuyển động, chuyển số khác để thay đổi tốc độ). HS trả lời. HS trả lời. HS ghi. HS trả lời. HS trả lời.
cấu tạo các chi tiết trong bộ li hợp.
Kết hợp vừa giảng về cấu tạo và nhiệm vụ của các chi tiết trong li hợp.
+ Moay – ơ đĩa ma sát (1) có tác dụng lắp đặt đĩa ma sát.
+ Đòn mở (4) ngắt li hợp.
+ Đĩa ép (2) áp chặt đĩa ma sát vào bánh đà tạo thành một khối.
+ Đĩa ma sát (9) tăng ma sát khi đĩa ma sát áp vào bánh đà
chép.
3. Nguyên lí làm việc:
GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 33.3 b) để giảng:
+ Bộ phận chủ động: Bánh đà. + Bộ phận bị động: Đĩa ma sát.
+ Khi điều khiển để đĩa ma sát áp sát vào bánh đà → do lực ma sát bề mặt lớn chúng sẽ liên kết với nhau thành một khối → Mô men truyền từ bánh đà (chuyển động khi động cơ làm việc) → trục li hợp kết hợp với tác động vào số, ô tô chuyển động.
HS quan sát tranh và tập trung nghe giảng, ghi chép.
Hoạt động 8: Tìm hiểu về hộp số trong hệ thống truyền lực trên ô tô
1. Nhiệm vụ:
- Quan sát vị trí của hộp số trong hình 33.2 b) em có nhận xét gì?
GV: Nối giữa động cơ và trục Các đăng.
- Hộp số trên ô tô có nhiệm vụ gì?
GV: Dùng để thay đổi tốc độ của xe ô tô.
- Qua thực tiễn đi xe các em thấy ô tô có thể thay đổi tốc độ như thế nào?
- Ô tô có thể thay đổi chiều chuyển động mà vẫn giữ nguyên vị trí được không?
(Tiến, lùi, quay vòng)
- Ô tô có thể nổ máy (động cơ làm việc) mà vẫn đứng yên được không?
- Các nhiệm vụ trên đều thực hiện được nhờ hộp số. Vậy, hộp số có nhiệm vụ gì?
GV kết luận:
Hộp số có nhiệm vụ: + Thay đổi tốc độ của xe.
+ Thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi
HS trả lời.
HS liên hệ thực tế trả lời.
HS trả lời. HS ghi kết luận.
chiều chuyển động của xe.
+ Ngắt đường truyền mô men từ động cơ tới bánh xe khi cần thiết.
2. Nguyên tắc cấu tạo:
- Để thực hiện được nhiệm vụ trên, bằng kiến thức đã học về truyền chuyển động đã học ở Công nghệ 8 em hãy cho biết phải dùng chi tiết nào?
Hình 33.4 – Sơ đồ hộp số ba cấp vận tốc
Nguyên tắc GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức về “truyền chuyển động – Công nghệ 8”để trả lời câu hỏi.
- Để truyền và biến đổi chuyển động có các phương pháp nào?
(Bánh răng, dây đai, xích, trục vít, bánh vít, …). GV: Trong hộp số ô tô dùng bánh răng có các đường kính khác nhau ăn khớp với nhau từng đôi một để truyền và biến đổi chuyển động.
Nguyên tăc:
+ Mô men quay truyền từ bánh răng có đường kính nhỏ → bánh răng có đường kính lớn → tốc độ quay giảm.
+ Mô men quay truyền từ bánh răng có đường kính lớn → bánh răng có đường kính nhỏ → tốc độ tăng.
+ Đảo chiều quay của trục lắp bánh xe → đảo chiều quay trục ra của hộp số (trục bị động) → bánh trung gian lắp xen giữa cặp bánh răng có tốc độ thấp.
3. Nguyên lí làm việc:
GV yêu cầu HS quan sát tranh hoặc hình 33.4 để nghe giảng.
+ Khi động cơ làm việc, ô tô đứng yên → không có bánh răng nào ăn khớp, li hợp ngắt.
+ Số 1: bánh răng (1) ăn khớp với bánh răng (2) → mô men quay nhỏ.
+ Số 2: bánh răng (2) ăn khớp với bánh răng (2’), bánh răng (1) không ăn khớp với bánh răng nào → mô men quay lớn hơn.
+ Số 3: bánh răng (3) ăn khớp với bánh răng (3’), bánh răng (1), (2) không ăn khớp với bánh răng nào → mô men quay lớn nhất, ô tô có vận tốc lớn nhất.
+ Số lùi: bánh răng (4) ăn khớp với bánh răng (3) qua bánh răng (4) → chiều quay bánh xe chủ động quay ngược lại, ô tô lùi.
- Tại sao xe lùi được?
HS quan sát tranh, nghe giảng
Tiết 3:
Hoạt động 9: Tìm hiểu về truyền lực Các đăng trên ô tô
1. Nhiệm vụ:
- Quan sát vị trí của Các đăng trong hình 33.2 b) em có nhận xét gì?
GV: Nối giữa hộp số và cầu chủ động.
- Các đăng trong hệ thống truyền lực có nhiệm vụ gì?
GV: Truyền mô men quay từ hộp số đến cầu chủ động của ô tô. HS quan sát và nhận xét vị trí của Các đăng trong hệ thống. 2. Nguyên tắc làm việc:
- Nếu Các đăng chỉ là một trục thì ô tô có thể di chuyển trên các đường không bằng phẳng được không, vì sao?
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh và phân tích làm việc của trục Các đăng.
+ Khoảng cách AB có thể thay đổi được nhờ khớp
HS đọc SGK vận dụng trả lời.
HS quan sát tranh nhe GV giảng.
trượt.
3. Cấu tạo: GV treo tranh và hỏi:
- Trục nào của hộp số được nối với trục Các đăng?
- Nhận xét gì về khớp trượt (3)?
- Có mấy khớp Các đăng, được nối với trục nào?
HS quan sát tranh và trả lời. 4. Đặc điểm truyền mô men:
GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu đặc điểm truyền mô men từ hộp số đến cầu sau của ô tô.
- Khớp Các đăng và hộp số nối như thế nào trên ô tô? (Cố định)
- Cầu sau được lắp vào đâu?
- Khi xe chuyển động cầu sau có cố định không? Vì sao?
- Khi chuyển động góc β1, β2 sẽ như thế nào? - Khoảng cách AB có thay đổi không?
GV hướng dẫn HS trả lời và kết luận
+ Khớp trượt (3) vừa chuyển động quay, đồng thời di chuyển tịnh tiến. Vì vậy, khoảng cách AB không làm ảnh hưởng đến hoạt động của ô tô.
+ Khớp Các đăng nhờ vòng bi chữ thập mà khi góc quay β1, β2 thay đổi → hệ thống truyền lực làm việc bình thường.
HS đọc SGK.
HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
HS ghi kết luận và giải thích của GV.
Hoạt động 10: Tìm hiểu về truyền lực chính trên ô tô
1. Nhiệm vụ:
- Quan sát vị trí của Các đăng trong hình 33.2 b) trong SGK em có nhận xét gì?
GV: Nối trục Các đăng với cầu chủ động.
- Truyền lực chính trong hệ thống truyền lực có nhiệm vụ gì?
GV:
+ Thay đổi hướng truyền mô men từ dọc theo xe sang mô men quay hai bánh chủ động của ô tô. + Giảm tốc độc, tăng mô men.
+ Tại sao giảm được tốc độ và tăng mô men quay, xét cấu tạo.
Chú ý: GV có thể chuẩn bị phiếu học tập để giao nhiệm vụ cho nhóm HS thảo luận.
HS đọc SGK để trả lời.
Họ tên HS hoặc nhóm: ... Nội dung công việc:
1. Tìm hiểu sự thay đổi chiều mô men của trục Các đăng và trục của cầu chủ động, sự thay đổi đó như thế nào?
2. Tìm hiểu tại sao cơ cấu này có tác dụng giảm tốc độ bánh xe chủ động, đồng thời tăng mô men quay, có tác dụng gì trong chuyển động của ô tô?
2. Cấu tạo: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và giảng: Truyền lực chính gồm: Bánh răng côn (1) nối với trục Các đăng, ăn khớp với bánh răng (2) nối với bộ vi sai. 3. Nguyên
tắc hoạt động:
- Cặp bánh răng côn có tác dụng gì?
GV: Thay đổi mô men từ động cơ có hướng dọc theo xe thành mo men quay bánh xe chủ động → ô tô chuyển động được.
GV giải thích tác dụng của bánh răng côn để đổi hướng chuyển động.
Hoạt động 11: Tìm hiểu về bộ vi sai trên ô tô
1. Nhiệm vụ:
- Truyền lực chính được nối với bộ phận nào?
(Cùng với bộ vi sai, bánh răng (2) cũng tham gia là một thành phần của bộ vi sai)
- Bộ vi sai có nhiệm vụ gì?
GV:
+ Phân phối mô men cho hai bán trục của hai bánh xe chủ động.
+ Làm cho hai bánh xe quay với vận tốc khác nhau khi chuyển động trên các đường mấp mô, không bằng phẳng, quay vòng.
2. Cấu tạo: Gồm hệ thống bánh răng: + Bánh răng bị động. + Bánh răng bán trục. + Bánh răng hành tinh. + Trục bánh răng hành tinh. + Hai bán trục. 3. Nguyên tắc làm việc:
GV yêu cầu HS quan sát hình 33.6 trong SGK để tìm hiểu nguyên tắc làm việc của bộ vi sai.
GV phân tích làm việc của hai bán trục.
Khi hai bán trục có mô men quay bằng nhau, ô tô đang chuyển động trên đường bằng thẳng, thẳng.
Tiết: 46 Ngày soạn: 15/04/2009
Tuần: 33 Lớp dạy: Khối 11
Bài 34: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS cần biết được:
- Đặc điểm và cách bố trí của ĐCĐT dùng cho xe máy. - Đặc điểm hệ thống truyền lực dùng trên xe máy.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được vị trí các bộ phận của ĐCĐT dùng cho xe máy.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:I. Phương pháp: I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp: - Phương pháp hỏi – đáp. - Dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).
II. Nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu kĩ bài 34 SGK.
- Tìm tài liệu và sách tham khảo có liên quan như: sửa chữa xe máy, nghề xe máy… - Chuẩn bị phiếu học tập.
- Với bài học này GV có thể lập kế hoạch dạy trên giấy, máy tính và sử dụng phần mềm Power Point.
2. HS:
- Đọc SGK bài 34 để tìm hiểu các nội dung bài học.
- Quan sát xe máy tại gia đình để nhận biết vị trí của động cơ.