THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH BẮC HÀ TĨNH (Trang 28 - 31)

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ TĨNH.

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Bất kỳ một Ngân hàng nào ra đời cũng có hai hoạt động chính là đi vay để cho vay. Trong đó, nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò sống còn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh thường nhật và đảm bảo cho các NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank – Bắc Hà Tĩnh nói riêng có khả năng phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh.

Hiểu rõ tầm quan trọng này, Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank – Bắc Hà Tĩnh đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng thị trường tới tát cả các thành phần kinh tế. Do vậy, khách hàng có quan hệ giao dịch với Ngân hàng qua các năm.

Ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank – Bắc Hà Tĩnh đã chú trọng đến việc mở rộng huy động vốn bằng hình thức huy động với lãi suất linh hoạt, cùng với việc phục vụ tận tình trong các giao dịch của cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank – Bắc Hà Tĩnh, doanh số huy động tiền gửi các loại đã từng buớc tăng. Do vậy, Chi nhánh đã có nguồn vốn tương đối dồi dào, đảm bảo được nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn và một phần dài hạn.

Giám đốc Phòn g Quản lý nợ Phòng Kế toán Thanh toán và Dịch vụ Phó Giám đốc Phòn g Tin học Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Giao dịch Xuân An

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh được phép thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của luật các tổ chức tín dụng,Phấp lệnh ngoại hối và các quy định có liên quan về hoạt động của ngân hàng thương mại. Chi nhánh thực hiện huy động vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm và các hình thức tiền gửi khác;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi,kỳ phiếu,trái phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng ,tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của pháp luật;

- Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh (2010 – 2012)

Đơn vị: Triệu VNĐ

Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 517 991 100 441 569 100 514 292 100

Theo đối tượng gửi tiền

Tiền gửi tiết kiệm 425 647 82,17 415 777 94,16 476 979 92,75 Tiền gửi của các tổ chức

kinh tế

92 320 17,82 25 792 5,84 37 293 7,25

Tiền gửi khác 24 0,01 0 0 0 0

Theo loại tiền

VNĐ 410 350 79,22 348 473 78,92 431 603 83,92

Ngoại tệ 107 641 20,78 93 096 21,08 82 689 16,08

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh)

Trong giai đoạn 2010 – 2012, tổng số vốn huy động từ mức 517 991 triệu đồng năm 2010 giảm xuống còn 441 569 triệu đồng năm 2011 chủ yếu là do sự sụt giảm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đến năm 2012 tổng số vốn huy động đã được cải thiện lên mức 514 292 triệu đồng được đóng góp chủ yếu bởi sự tăng lên từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư. Đóng góp chủ yếu vào nguồn tiền huy động của Chi nhánh là nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, luôn ở mức trên 80% và chủ yếu là VNĐ với tỷ trọng ở mức khoảng 80%.

Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư dù giảm nhẹ từ 425 647 triệu đồng năm 2010 xuống còn 415 777 triệu đồng năm 2011, sau đó tăng mạnh lên 476 979 triệu đồng năm 2012 nhưng nhìn chung tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có xu hướng tăng với tỷ trọng tiết kiệm từ dân cư tăng từ 82,17% năm 2010 lên 94,16% năm 2011 và 92,75% năm 2012. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, từ 92 320 triệu đồng (chiếm 17,82%) năm 2010 xuống còn 25 792 triệu đồng (chiếm 5,84%) năm 2011 và 37 293 triệu đồng (chiếm 7,25%) năm 2012.

Theo loại tiền gửi, về con số tuyệt đối, tiền gửi bằng VNĐ đã giảm mạnh từ 410 350 triệu đồng năm 2010 xuống còn 348 473 triệu đồng năm 2011, nhưng sau đó đã tăng mạnh lên 431 603 triệu đồng năm 2012. Trong khi đó, tiền gửi bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD đã giảm dần qua các năm từ 107 641 triệu đồng năm 2010 xuống còn 93 096 triệu đồng năm 2011 và 82 689 triệu đồng năm 2012. Tỷ trọng tiền gửi theo loại tiền tương đối ổn định, tiền gửi bằng VNĐ từ mức 79,22% năm 2010 xuống 78,92% năm 2011, sau đó tăng lên 83,92% năm 2012. Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhẹ từ 20,78% lên 21,08% năm 2011 và sau đó giảm xuống còn 16,08% năm 2012.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH BẮC HÀ TĨNH (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w