CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VIETCOMBANK – CN BẮC HÀ TĨNH
Để không ngừng hoàn thiện các thể lệ, chế độ trong công tác tín dụng và nâng cao hiệu quả cho vay. Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu. Xuất phát từ tình hình thực tế, bên cạnh những giải pháp chung mà Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh đã đề ra, em xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:
3.2.1.Đa dạng hoá các hình thức cho vay
Để duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và tiếp cận khách hàng tiềm năng, việc đa dạng hoá các hình thức cho vay là xu thế phát triển tất yếu hiện nay. Ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức tín dụng cả về phương thức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mở rộng các hình thức cho vay theo hạn mức tín
dụng nhằm đảm bảo đủ vốn xho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ sản xuất đồng thời giúp sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó Ngân hàng nên mở rộng hình thức tín dụng gián tiếp như cho vay qua tổ, nhóm hợp tác, hay cho vay theo sự bảo lãnh của bên thứ ba. Mở rộng cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu khách hàng.
3.2.2.Thẩm định chặt chẽ dự án cho vay
Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là cho vay dựa trên phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, chất lượng thẩm định là một nhân tố quyết định đúng đắn trong quyết định cho vay. Vì vậy, cần thực hiện một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả cho vay.
* Đối với dự án có quy mô lớn hay vừa và nhỏ thì Ngân hàng đều phải thẩm định tính hợp lý, hợp pháp, tư cách pháp nhân, thể nhân của dự án. Để xác định chủ dự án có khả năng trình độ chuyên môn, tổ chức, quản lý, chỉ đạo, sản xuất kinh doanh có hiệu quả như dự án đã tính hay không và phỏng vấn một số vấn đề nội dung trong dự án để biết chủ dự án có tầm hiểu biết dự án hay vẽ chỉ để vay vốn.
* Các dự án có nhu cầu vay vốn lớn thì Ngân hàng yêu cầu dự án đó phải có bản vẽ thiết kế, bản tính hiệu quả kinh tế, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì phải có giấy phép của tỉnh, thành phố, theo phân cấp uỷ quyền.
* Thống nhất mô hình phân tích hiệu quả dự án bằng cách tính hiệu quả, tình hình tài chính dự án, tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia dự án bằng tiền vay hay bằng hàng hóa có giá trị thanh khoản cao. Dựa vào đó sẽ giúp cán bộ tín dụng thẩm định hiệu quả hơn cho vay.
* Tăng cường tìm hiểu thông tin chính xác về các dự án đang thẩm định. Công việc này nên giao cho các Cán bộ tín dụng trực tiếp đến nơi có dự án tìm hiểu thông qua chính quyền địa phương để có thể biết dự án đầu tư như thế nào, phương án vay vốn và trả nợ có phù hợp với phương án tiêu thụ sản phẩm khả thi hay không. Từ đó quy định về ngiệp vụ cho vay đối với từng loại dự án để đảm bảo kiểm soát rủi ro, khống chế nợ xấu. Tuy nhiên, để tránh tiêu cực thì cần phải gắn trách nhiệm của họ khi được giao đi thẩm định dự án.
3.2.3.Đảm bảo quy trình cho vay
Đảm bảo quy trình cho vay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi. Hiện nay quy trình cho vay vốn của các Ngân hàng vẫn còn phức tạp, rườm rà, nhiều thủ tục. Điều này gây khó khăn đối với khách hàng và gây khó khăn đối với Cán bộ tín dụng trong công tác lưu trữ các hồ sơ thủ tục cho vay vốn vì khối lượng các thủ tục cho vay là quá nhiều. Do vậy, cần có giải
pháp giảm bớt quy trình cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo gọn nhẹ, an toàn, nhanh chóng, có đầy đủ tính pháp lý thì Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cần lập ra một tổ chức riêng chuyên quản lý tập trung các hồ sơ của thủ tục, quy trình cho vay. Đây là một vấn đề cần có chiến lược lâu dài để giảm bớt những gánh nặng cho Cán bộ tín dụng.
- Hiện nay, quy trình cho vay của Ngân hàng còn nhiều bất cập. Do quy trình phức tạp, rườm rà mà khả năng thẩm định của Cán bộ tín dụng đôi khi còn nhiều thiếu sót, xảy ra hiện tượng bỏ qua một số quy trình quan trọng như: Thẩm định kết quả và khả năng trả nợ... Vì vậy, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì trách nhiệm lại thuộc về Ngân hàng. Bởi lẽ đó, cần tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Nếu Cán bộ tín dụng không thực hiện tốt, đảm bảo quy trình cho vay thì cần phải xử lý, ngược lại nên động viên khen thưởng kịp thời đối với Cán bộ tín dụng hoàn thành xuất sắc quy trình cho vay.
- Cần mở mang, học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng nước ngoài trên thế giới như: Ngân hàng Bangkok và Siam comercial ( SCB ) của Thái Lan, Ngân hàng Korea Exchange Bank ( KEB ) – Ngân hàng uy tín nhất trong hệ thống Ngân hàng Hàn Quốc trong việc đảm bảo quy trình cho vay. Cụ thể điển hình tại Ngân hàng Kasikorn quy trình cho vay được tổng kết như sau: Tiếp xúc khách hàng – phân tích tín dụng - thẩm định tín dụng – đánh giá rủi ro - quyết định cho vay - thủ tục giấy tờ hợp đồng – đánh giá chất lượng, xêm xết lại khoản vay.