Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 31 - 34)

1.2.9.1. Nhãn tố khách quan

(1) Hệ thống pháp luật

Mọi hoạt động thanh tra đều được dựa trên một khuôn khô pháp luật

nhât định, bao gôm các luật điêu chỉnh hoạt động thanh tra nói chung, hoạt động thanh tra ngân hàng nói riêng; hoạt động ngân hàng và các hoạt động có liên quan. Hệ thống chính sách này do các cơ quan lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền khác và chính cơ quan thanh tra ngân hàng ban hành.

Một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo tiền đề và là công cụ sắc bén của hoạt động thanh tra. Ngược lại, với một hệ thống luật và quy chế thiếu đồng bộ, không rõ ràng và không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực thanh tra, làm giảm hiệu quả công tác thanh tra.

(2) Tình hình kinh tế vĩ mô

Hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng có quan hệ trực tiếp và quan trọng đối với nền kinh tế. Từng giai đoạn và biến cố kinh tế như: lạm phát,

suy thoái hay tăng trưởng kinh tế,...luôn đòi hởi chính sách tiền tệ phải được thực hiện phù hợp để đạt được các mục tiêu kinh tế vì mô. Với chức năng là công cụ quan trọng trong việc quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì thanh tra ngân hàng phụ thuộc trực tiếp vào tình hình kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Trong các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, chính sách tiền tệ, cơ chế quản lý của NHNN đối với thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ có những mục tiêu, cơ chế khác nhau do đó đòi hởi mức độ, nội dung, đối tượng,...của hoạt động thanh tra ngân hàng cũng có sự thay đổi cho phù hợp.

(3) Tình hình tổ chức và hoạt động của TCTD

Năng lực tài chính, trình độ quản lý, khả năng quản trị rủi ro của HĐQT, Ban điều hành, chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ các TCTC cũng như chế độ thông tin báo cáo, việc tuân thủ pháp luật, chiến lược phát triển kinh doanh,... có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh tra ngân hàng. Neu TCTD có đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ, khả năng kiểm

soát rủi ro cao, thông tin báo cáo kịp thời đầy đủ và phản ánh chính xác tình

hình hoạt động sẽ rât thuận lợi cho hoạt động thanh tra ngân hàng trong quá trình tiến hành thanh tra nhằm đưa ra những cảnh báo sớm và các kiến nghị đưa ra mới thực sự có ý nghĩa. Tần suất thanh tra của NHNN đối với TCTD phụ thuộc nhiều vào tinh hình thực tế hoạt động, mức độ rủi ro của TCTD.

I.2.9.2. Nhãn tố chủ quan

(1) Nguồn nhân lực.

Đây là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra là nòng cốt để cho hoạt động thanh tra được triển khai. Cán bộ thanh tra ngân hàng phải nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng mới có khả năng phát hiện sai

sót, khuyết điểm của TCTD và đưa ra cảnh báo sớm, kiến nghị, khuyến nghị cho các TCTD. Mặt khác, thanh tra ngân hàng là người hiểu và nắm rõ nhất về tình hình hoạt động của TCTD, họ không chỉ đưa ra cảnh báo sớm cho các TCTD mà còn tham mưu cho Lãnh đạo NHNN trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của TCTD.

Bên cạnh đó, số lượng cán bộ thanh tra cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Do đối tượng thanh tra là các TCTD nói chung và các NHTMNN nói riêng có xu hướng gia tăng, quy mô và địa bàn hoạt động rộng hơn và các gian lận trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng ngày càng tinh vi hơn nên yêu cầu về khối lượng và chất lượng cũng phải tăng theo. Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ thanh tra ngân hàng đủ về số lượng, có năng lực, trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

(2) Điều kiện hoạt động.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra cũng như cơ chế đãi ngộ đối với thanh tra viên có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động thanh tra.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ sẽ cản trở quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin về các tổ chức tín dung hay nói

riêng NHTMNN có thể cập nhật không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến việc phân bổ nguồn lục thanh tra không hợp lý. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ duới các hình thức tiền lương, phụ cấp và chế độ khen thưởng đều cần cho tất cả mọi người làm công ăn lương. Riêng đối với cán bộ làm công tác thanh tra thì chế độ đãi ngộ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công việc. Sở dĩ như vậy là vì không có kết quả công việc đồng nhất giữa việc thực

hiện thanh tra đơn vị này với đơn vị khác, giữa đoàn thanh tra này với đoàn thanh tra khác nên việc đánh giá chất lượng hoạt động thanh tra khó hơn so với ngành nghề khác. Hơn nữa, trong môi trường hoạt động thanh tra dễ bị cám dỗ mua chuộc. Vì vậy, nếu có biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần phù hợp thì sẽ phát huy được tinh thần trách nhiệm của cán bộ thanh

tra và hạn chế được hiện tượng tiêu cực trong công tác thanh tra. Nhờ đó mà hoạt động thanh tra có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 31 - 34)