Kinh nghiệm của một số quốc gia về hoạt động thanh tra ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 34)

(i) Co' quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS)

MAS (Monetary Authority of Singapore) thực hiện thanh tra, giám sát hợp nhất đối với khu vực tài chính, đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển

Singapore trở thành trung tâm tài chính quốc tế. MAS giám sát liên tục một TCTC nhằm xác định và chỉ ra những rủi ro tiềm tàng có thể tác động đến sự an toàn và lành mạnh của TCTC, hoặc tác động đến tính minh bạch và bình đẳng của các thông lệ thị trường.

So’ đô 1.1. Câu trúc quản ỉý hệ thông tài chính Singapore

MAS có quyền tự chủ hoạt động, Hội đồng quản trị của MAS được bố nhiệm bởi Tổng thống. Chủ tịch Hội đồng quản trị được bổ nhiệm bởi Tổng thống về đề nghị của nội các, MAS được quản lý bởi Tồng thống Singapore. Hội đồng quản trị

chịu trách nhiệm về chính sách và quản lý chung của công việc kinh doanh của MAS và thông báo cho Chính phù, chính sách tiền tệ và giám sát quản lý của MAS. Hội đồng quàn trị chịu trách nhiệm cuối cùng trước Quốc hội Singapore thông qua Bộ trưởng phụ trách của MAS.

Đây là mô hình trong đó TTGSNH trực thuộc NHTW. Ưu điểm của mô hình này là thống nhất hoàn toàn về các biện pháp điều tiết, không gây ra bất kỳ một sự bất đồng nào, NHTW sử dụng quyền lực của mình để kiểm soát, thanh tra, giám sát toàn bộ các định chế tài chính và đảm bảo các định chể tài chính này hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Áp dụng mô hình này sẽ có được sự hậu thuẫn từ NHTW và những điều kiện thuận lợi từ sự tồn tại độc lập, uy tín, ngân quỹ, các

chuyên gia của NHTW. Tuy nhiên mô hỉnh này vẫn còn nhũng nhược điểm như gánh nặng, trách nhiệm tập trung hết về NHTW.

(ii) ủy han quản giám sát Ngân hàng Trưng quốc (CBRC)

Quốc hội Trung Quốc ra quyết định thành lập CBRC vào năm 2003, CBRC có

chức năng Quản lý ngành ngân hàng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Uy ban quản lý giám sát NH Trung Quốc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Quốc vụ viện, được thành lập với mục đích tăng cường, cải thiện hoạt động quản lý NH của Quốc Vụ viện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tính ồn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

So đô 1.2. So’ đô câu trúc quản lý hệ thông tài chính Trung quôc

CBRC chịu trách nhiệm giám sát sự hoạt động ngân hàng và các định chế tài chính trên toàn lãnh thố. CBRC có chức năng cấp phép NH mới, xây dựng quy định và quy tắc thận trọng, hàng loạt các quy định quyền hạn về thanh tra tại chỗ và giám

sát từ xa. ủy ban này cũng chịu trách nhiệm cho việc phát hiện rủi ro trong lĩnh vực NH và thành lập hệ thống cảnh báo. Phương pháp giám sát đế thực hiện chức năng vẫn còn khá phô biến và hoạt động hiệu quả khi các cơ quan thanh tra, giám sát đạt được và duy trì sự phối họp.

Đây là mô hình trong đó TTGSNH độc lập với NHTW, chỉ thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng và các định chế tài chính trên toàn lãnh thố Trung Quốc. TTNH nằm trong một cơ quan thuộc Chính phủ và thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với các NHTM. Theo đó, NHTW không tham gia, gây ảnh hưởng quá nhiều vào tất cả các lĩnh vực, duy tri quyền lực ở mức độ vừa phải, giảm bớt gánh nặng lên NHTW. Tuy nhiên, mô hình này cần có sự hợp tác quản trị rủi ro giữa NHTW và cơ quan, tổ chức thanh tra, giám sát khác.

(iii) Cơ quan quản lý các vấn đề về an toàn Australia (Australian Prudential Regulation Authority-APRA).

Cấu trúc quản lý tài chính của úc được miêu tả như hệ thống hai đỉnh với Cơ

quan thanh tra ngân hàng Uc (APRA) chịu trách nhiệm vê quản lý thận trọng và Uy ban đầu tư chứng khoán (ASIC) chịu trách nhiệm về hành vi thị trường. APRA là

cơ quan quản lý đảm bảo an toàn cho các ngân hàng và những định chế nhận tiền gửi khác, các công ty bảo hiểm và hầu hết các ngành công nghiệp phụ cấp hưu trí.

HỘI đòiiụ điêu ỉệ liên bang (CFR)

N|t’ln liAnft iiự trữ Uc

Ôn đinh bẽ ihanp tru Uuiih

Cơ quan tluuiìi tru njỊŨn iLÃriD úc (APRA *

Ưy £lun Uảu hr vi Cluửĩìd khojrfi ửc

íựuy dỉiiLỉ ÌÌLẼLLI

I LMrV Lim tn béo form lỷ kinli dcNinh Wni bl-™

đô 1.3. Câu trúc quản Ịý hệ thông tài chính Uc

APRA có vai trò kép khi vừa quản lý các TCTC và nâng cao thực thi và thú tục hành chính được áp dụng trong thi hành vai trò quản lỷ, bao gồm cả việc tạo ra các chuấn mực an toàn và chịu trách nhiệm đối phó với những định chế mà không đáp ứng được quy định đảm bảo an toàn, về khía cạnh các định chế nhận tiền gửi, APRA cam kết hành động trong sự hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng dự trữ úc nhưng với tất cả các loại định chế dưới trách nhiệm của APRA, APRA yêu cầu thông báo trực tiếp đến Bộ trưởng liên quan khi một định chế đang gặp khó khăn nghiêm trọng. NHTW giữ vai trò trong việc hỗ trợ tính thanh khoản đến các TCTC nếu sự giúp đờ được yêu cầu.

Đây là mô hình phức tạp, hệ thống ngân hàng, chứng khoán, quỹ hưu trí, bảo hiếm được quản lỷ, thanh tra, giám sát bởi 02 hệ thống là Cơ quan thanh tra ngân hàng Úc (APRA) chịu trách nhiệm về quản lý thận trọng và úy ban đầu tư chứng khoán (ASTC) chịu trách nhiệm về hành vi thị trường. Do đó trách nhiệm khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng cũng chưa được xác định rõ ràng.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đôi vói Việt Nam

* về mô hình) tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống TTNH Việt Nam được quản lý trực tiếp bởi NHTW thực hiện chức năng TTGS lĩnh vực Ngân hàng; Bộ Tài chính giám sát lĩnh vực chúng khoán thông qua úy ban Chứng khoán Nhà nước và lĩnh vực bảo hiểm thông qua Cục Quản lỷ, giám sát bảo hiểm; úy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trực thuộc Chính phù giám sát vĩ mô.

đô 1.4. Hệ thông quản lý tài chính Việt Nam

Qua mô hình hệ thống thanh tra, giám sát tài chính Việt Nam và quá trình triến khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cho thấy hệ thống thanh tra, giám sát tài chính của Việt Nam còn một số vấn đề nổi cộm sau:

Một là, chức năng giám sát không độc lập với chức năng quản lý, Co quan TTGSNH thuộc NHNN, ủy ban chứng khoán nhà nước và Cục bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính. Điều này dẫn đến hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Do đó, Cơ quan TTGSNH và NHTW không có tính độc lập cao.

Hai là, mô hình thanh tra, giám sát của Việt Nam chưa thể hiện rõ cấu trúc cụ thể, vừa có bóng dáng của cơ quan thanh tra, giám sát chuyên ngành khi đồng thời tồn tại 3 cơ quan chuyên ngành giám sát, chứng khoán, bảo hiểm là NHNN, ủy ban

chứng khoán nhà nước và Cục bảo hiểm, vừa có cơ quan giám sát hợp nhất là úy

ban giám sát tài chính quôc gia. Hệ thông thanh tra, giám sát tôn tại nhiêu cơ quan chuyên ngành nên nảy sinh ra vấn đề cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan. Tuy nhiên, việc minh bạch hóa thông tin cũng như chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thanh tra, giám sát còn nhiều hạn chế.

- Từ đỏ cỏ thê rút ra hài học cho Việt Nam:

Không có một mô hình thanh tra, giám sát tài chính nào có thế áp dụng chung cho tất cả các nước. Mỗi quốc gia khác nhau có thể chế chính trị khác nhau, lịch sử, nền văn hóa khác nhau, và đặc biệt đều có cấu trúc thị trường tài chính đặc thù của từng quốc gia. Đây chính là nhừng nhân tố chủ yếu quyết định mô hình tồ chức nào nên được lựa chọn. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tể do Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đưa ra và qua phân tích một số mô hình TTGS của một số nước trên thế giới nhận thấy một hệ thống thanh tra ngân hàng hiệu quả phải là một hệ thống có sự phân định rõ ràng chức năng, mục đích của từng đơn vị liên quan đến công tác TTGS. Trong đó, từng đơn vị phải có hoạt động độc lập tương đối với nguồn lực đầy đủ. Hệ thống đó phải có một khung pháp lý tương thích đối với qui trình thanh tra giám sát, có quyền lực đế bảo đảm các ngân hàng tuân thủ các qui định luật pháp và bảo đảm an toàn hệ thống, đồng thời đảm bảo sự bảo vệ hợp pháp đối với các thanh tra viên.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế ở các nước, tôi ủng hộ quan điểm thanh tra, giám sát hợp nhất và khẳng định sự độc lập cho các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, để thanh tra, giám sát hợp nhất có hiệu quả thì Chính phủ cần có một lộ trình phù hợp tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn.

* về hoạt động thanh tra

Kinh nghiệm của các quốc gia như đã phân tích cho thấy: Hiệu quả hoạt động TTGSNH chỉ thực sự được đảm bảo khi có sự kết hợp tốt giữa vai trò quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc ban hành các quy định pháp luật, giám sát, kiểm tra, thanh tra TCTD với nội tại việc thực thi các mặt hoạt động của từng TCTD

Nhăm thực thi tôt vai trò của mình, dù thuộc mô hinh tô chức và hoạt động nào thì một CQTTGSNH cũng phải đáp ứng tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, hoàn thiện đồng bộ pháp luật, cơ chế chính sách trên cơ sở khung pháp lỷ song hành xây dựng cơ sở hạ tầng quản trị rủi ro đồng bộ tại các TCTD, bộ

công cụ hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát liên tục. Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tổi thiểu đối với hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả tại TCTD, bao gồm: hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản nợ/có và hệ thống quản lý rủi ro về tín dụng, thanh khoản, thị truờng và hoạt động.

Thứ hai, xây dựng quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro; Chuyển thanh tra tuân thủ sang thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro phù hợp thông lệ quốc tế và nguyên tắc ƯB Giám sát ngân hàng Basel; thiết lập hệ thống giám sát từ xa tập trung, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các TCTD, nhất là về tỷ giá, lãi suất, tăng trường và chất

lượng tín dụng...

77tó ba, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác thanh tra, giám sát từ xa và phòng ngừa rủi ro. Cồng nghệ phải trợ giúp đắc lực cho hoạt động giám sát từ xa, đảm bảo hoạt động này được thực hiện theo phương thức tự động hóa, trực tuyến và hàng ngày. Phần mềm giám sát rủi ro tài chính đối với TCTD riêng lẻ phải được lập trình trên ngôn ngừ hiện đại.

Thứ tư, tăng cường sự phối họp với các cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro trong hoạt động của TCTD, bảo đảm sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở lý luận và tìm hiểu mô hình thanh tra, giám sát ngân hàng của một số nước trên thế giới, Chương 1 đã khái quát được những vấn đề nghiên cứu trọng tâm sau đây:

- Trình bày cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và đối tượng thanh tra tại chỗ của NHNN.

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN bao gồm quy trình, nội dung và phương pháp thanh tra.

- Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động thanh tra tại chồ của NHNN.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN.

- Nghiên cứu mô hình TTGSNH cúa một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những ưu nhược điềm, những bài học kinh nghiệm để vận dụng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện đối với mô hình TTGSNH của Việt Nam.

Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các ngân hàng thương mại nhà nước giai đoạn 2018-2020. Qua đó có thể phân tích những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế nhằm hoàn thiện công tác Thanh tra tại chỗ của NHNN trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN củ ư 2.1. Các phương pháp nghiên cứu cũa luận văn

2.1.1. Phưưng pháp thu thập dữ liệu

Trong luận văn, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp đế sử dụng cho các phân tích trong luận văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các bước sau:

Bước 1: Xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu là hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các ngân hàng thương mại nhà nước. Do đó, các tài liệu cần thu thập là các tài liệu liên

quan đến hoạt động thanh tra tại chỗ đối với đối tượng là các ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện tại Cơ quan TTGSNH và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; các tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Bước 2: Xác định dữ liệu thứ cấp có thê thu thập từ nguồn bên trong (xác định rồ loại, nơi cung cấp):

Đó là các loại tài liệu được ban hành bởi Cơ quan TTGSNH và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố: Kết luận, hồ sơ công tác thanh tra tại chỗ đối với các ngân hàng thương mại nhà nước qua các năm 2018-2020; các văn bản nội bộ của Cơ quan TTGSNH quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra các ngân hàng thương mại nhà nước;

Đó là các loại tài liệu được ban hành bởi Cơ quan TTGSNH và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố: Kết luận thanh tra, Hồ sơ thanh tra ngân hàng thương mại nhà nước năm 2018-2020.

Nơi cung cấp các tài liệu này: Phòng thanh tra ngân hàng thương mại nhà nước và Phòng quản lý, giám sát vi mô ngân hàng thương mại nhà nước - Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Bước 3: Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài

Đó là các loại tài liệu có liên quan đến hoạt động thanh tra ngân hàng.

1 _

Nguôn tài liệu: Các giáo trình, các tạp chí chuyên ngành Tài chính Ngân hàng; các luận văn thạc sỹ; từ mạng internet...

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp

Sau khi xác định các nguồn tài liệu có thể thu thập được dữ liệu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu như sau:

* Đối với các dữ liệu thu thập từ Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (Cục I):

- Lập danh sách tài liệu cần thu thập;

- Gặp trưởng phòng Phòng thanh tra ngân hàng thương mại nhà nước và Phòng quản lý, giám sát vi mô ngân hàng thương mại nhà nước đề xuất mượn một

số tài liệu theo danh sách;

- Sau khi được chấp thuận, mang tài liệu đi photo hoặc ghi chép lại những nội dung có liên quan đến việc nghiên cứu.

* Đối với các dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài

- Đen thư viện quốc gia để tra cứu những tài liệu càn tìm như: các giáo trình về chuyên ngành tài chính, ngân hàng; các tạp chí chuyên ngành tài chính, ngân hàng; các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN;

- Lên mạng internet, sử dụng các công cụ tìm kiếm (google) để tìm các bài viết, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có nội dung liên quan đến việc đánh giá quy trinh hoạt động thanh tra tại chỗ ngân hàng:

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 34)