Giải pháp về tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 98)

trong công tác thanh tra.

4.2.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hiệu quả hoạt động thanh tra chịu tác động ảnh hướng rất lớn bởi yểu tố con người, khả năng phát huy năng lực, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát. Hoạt động thanh tra, giám sát đòi hởi cán bộ thực hiện phải có một trình độ tương xứng, phải am hiểu về các hoạt động, các lĩnh vực của ngân hàng, sử dụng thành thạo trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Đe nâng cao chất lượng và hiệu quả của TTGSNH, việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây chính là nhân tố quyết định tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá trong ngắn hạn và đảm bảo phát triển bền vừng trong dài hạn cúa hệ thống TTGSNH. Để làm được điều này cần:

Thứ nhất, đảm bảo đủ lực lượng cán bộ thanh tra cho các đơn vị thanh tra NHNN chi nhánh và CQTTGSNH trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, từng địa bàn, đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Rà soát xác định lại nhu càu cán bộ thanh tra ở CQTTGSNH và từng NHNN chi nhánh tỉnh,

thành phô đê có biện pháp bô sung cho những đơn vị đang thiêu lực lượng thanh tra. Các biện pháp bố sung là tuyển dụng mới, điều động nội bộ chi nhánh hoặc cử biệt phái cán bộ, phối hợp trưng dụng cán bộ thanh tra giữa CQTTGSNH và địa phương hoặc giữa các địa phương.

Thứ hai, việc tuyển dụng cán bộ mới có trình độ chuyên môn gioi, có kinh nghiệm trong công tác ngân hàng và có phẩm chất đạo đức tốt. Đây là hoạt động quan trọng vừa có tác dụng bảo đảm số lượng cán bộ thanh tra, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ làm công tác thanh tra. Công tác tuyển dụng cán bộ công chức thanh tra Cần quan tâm tới một số vấn đề sau:

- Việc tuyền dụng phải gắn với nhừng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ thanh tra ngân hàng và yêu cầu trình độ của các ngạch cán bộ công chức thanh tra ngân hàng cần tuyển. Hiện nay, theo Đề án tinh giản biên chế và cơ chế lại đội ngũ cán bộ công chức, đến năm 2016 về cơ bản không tăng thêm biên chế cán bộ công chức trong các cơ quan tố chức hành chính, trừ trường hợp lập thêm tố chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới. Thực hiện chủ trương cùa Đảng và Nhà nước, từ năm 2013 đến nay, NHNN không tổ chức thi tuyển cán bộ công chức mới. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra đáp ứng yêu càu công việc, NHNN tăng cường điều động cán bộ nội bộ từ các bộ phận khác trong NHNN hoặc từ các ngân hàng thương mại chuyển ngạch thanh tra hoặc tuyển dụng

mới không qua thi tuyến đối với cán bộ tốt nghiệp thạc sỹ nước ngoài.

NHNN cần ưu tiên chỉ tiêu tuyến dụng, tăng cường lực lượng thanh tra đến các tỉnh, thành phố trọng điểm như: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nằng, Cần Thơ, Quảng Ninh,...

Thứ ba, công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực là hết sức cần thiết nhằm nâng cao nàng lực cùa đội ngũ thanh tra viên ngân hàng, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phương pháp thanh tra mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Trước mắt, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh tra cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Ngân hàng là lĩnh vực kinh tế có tính nhạy cảm, tiềm ấn nhiều rủi ro. Do vậy, đòi hỏi cán bộ làm công tác thanh tra phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ

ngân hàng cao, có kiên thức vê thanh tra, luật pháp và các lĩnh vực kinh tê xà hội có liên quan. Công tác đào tạo cán bộ thanh tra ngân hàng phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu càu và có tính thường xuyên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất

lượng cán bộ thanh tra và thông qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực và hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng. NHNN cần phải thường xuyên tố chức và cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày về nghiệp vụ chuyên môn, các kiến thức về pháp luật, hoạt động thanh tra cho các cán bộ làm công tác thanh tra, cụ thể: (i) Đào tạo nâng cao nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành ngân hàng với các nội dung đào tạo cơ bản gồm: các nguyên tắc giám sát ngân hàng của ửy ban Basel; phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro; thanh tra quản trị, điều hành, tổ chức của TCTD; rủi ro trong hoạt động ngân hàng và phát hiện cảnh báo sớm; phát hiện, xử lý các TCTD có vấn đề; (ii) Đào tạo ngắn ngày một số chuyên đề sau: những quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng; những vấn đề mới cùa Luật thanh tra và Luật các TCTD; lớp trưởng đoàn thanh tra; đào tạo các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại; bồi dưỡng đạo đức cách mạng và tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức thanh tra ngân hàng; (iii) Tăng cường các hình thức hợp tác dự án trợ giúp kỹ thuật thanh tra, giám sát tại trong nước và khảo sát nước ngoài, trong đó chú trọng tăng cường trợ giúp theo đặt hàng nội dung cần trợ giúp; tăng cường cử cán bộ công chức thanh tra ngân hàng có trình độ cao về ngoại ngữ và năng lực công tác đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài.

- Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triến nhanh cả về quy mô và chất lượng, trình độ công nghệ. Điều này càng thấy rõ khi hoạt động ngân hàng đang ở xu thế quốc tế hóa, hội nhập và áp dụng công nghệ hiện đại. Trong khi đó, hoạt động thanh tra ngân hàng vẫn chủ yếu mang tính hậu kiềm. Do đó, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ làm công tác thanh tra cần phải nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học, ngoại ngữ, nâng cao khả năng tiếp cận và tác nghiệp với phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trong đó, lấy cán bộ

thanh tra có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vừng chăc làm nên tảng và đạo tạo thêm về tin học, ngoại ngữ đáp ứng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.

- Một yêu cầu quan trọng trong đào tạo cán bộ là phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc. Điều này thường được thể hiện trong việc bố trí và lên kế hoạch nhân sự trong các cuộc thanh tra thực tế tại các TCTD. Trưởng đoàn thanh tra cần xác định mức độ chuyên môn cần thiết của các cán bộ cho từng lĩnh vực thanh tra chủ yếu, xây dựng nội dung về nhân sự của đoàn thanh tra trong báo cáo tiền thanh tra đề đảm bảo lựa chọn các cán bộ phù họp với nội dung yêu cầu thanh tra.

- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra tại các Ngân hàng Trung ương các nước hoặc tại các định chế tài chính lớn đào tạo nâng cao, chia sẻ kinh nghiệm.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về nghiệp vụ thanh tra đề các thanh tra viên có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

- Có chương trinh ưu tiên đào tạo một số cán bộ chuyên sâu, trở thành chuyên gia về quản trị ngân hàng và thanh tra trong khuôn khố chương trình đào tạo chuyên gia cùa NHNN và dự án hồ trợ kỹ thuật của nước ngoài về tài chính - quản trị ngân hàng.

- Theo xu hướng chung, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thanh tra sẽ được nâng cao, vì vậy đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các hoạt động tác nghiệp và hành vi ứng xử của cán bộ thanh tra ngân hàng công tâm, không thiên vị, đúng pháp luật, do vậy cần phải xây dựng bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp cùa cán bộ thanh tra ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ thanh tra như phụ cấp thâm niên, phụ cấp công tác, chế độ khen thưởng xứng đáng và các điều kiện vật chất khác để động viên, khích lệ tinh thần công tác, ý chí tiến thủ, khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Nhũng nhân tố này sẽ góp phần hoàn thiện chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng, nâng cao hiệu

quả, chất lượng công tác thanh tra.

4.2.3.2. Tăng cường sự phôi hợp hoạt động của thanh tra NHNN với thanh tra, giảm sát NHNN chi nhảnh tỉnh, thành phố và giữa thanh tra NHNN với các cơ quan

chức năng, bộ phận kiêm soát nội bộ của các TCTD

(i) Tăng cường sự phoi họp giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với thanh tra, giám sát chi nhánh tinh, thành phố:

Phối hợp để trao đổi thông tin, rà soát tránh chồng chéo trong quá trinh xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch thanh tra và góp phần nâng cao hiệu quả các cuộc thanh tra

ịii) Tăng cường sự phối hợp với Thanh tra Chinh phủ, thanh tra các tỉnh, thành phổ và các cơ quan chức năng theo hướng:

- Thanh tra NHNN gửi chương trình công tác thanh tra năm cho Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra tỉnh, thành phố chủ động phối hợp để hoạt động thanh tra của Thanh tra NHNN và các cơ quan chức năng không bị chồng chéo.

- Quá trình thanh tra, kiềm tra nếu phát hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, sở, ngành nào thì Thanh tra NHNN có trách nhiệm thông báo cho thanh tra cơ quan, sở, ngành đó. Ngược lại tổ chức thanh tra của cơ quan, sở, ngành và thanh tra tỉnh, thành phố trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện vi phạm pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH thì có trách nhiệm báo cáo cho TTNH biết.

+ Thanh tra NHNN nếu phát hiện dấu hiệu cấu thành tội phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra thì cần chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền. Đồng thời phối họp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra các vấn đề có liên quan đến hoạt động các TCTD, đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

+ Phối hợp với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính trong nước như Thanh tra chúng khoán, Thanh tra bảo hiểm,...để trao đổi thông tin và phối hợp hành động hữu hiệu trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phối hợp giữa các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD với thanh tra NHNN. Điều 5 Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức

và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng quy định Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng phải thuê công ty kiêm toán độc lập kiêm toán một, một số hoặc tất cá các nội dung về tổ chức, hoạt động, tài chỉnh khỉ xét thấy cần thiết trong các trường họp...“

[4, tr4]. Tuy nhiên chưa có quy định cho phép thanh tra NHNN có quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD phối hợp cung cấp các thông tin về TCTD đó.

(iii) Tăng cường phổi họp giữa Thanh tra NHNN với các đon vị có liền quan thuộc NHNN

- Phối hợp với Trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam (CIC) trong việc khai thác thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra như các thông tin về: tình hình dư nợ của khách hàng vay, tài sản đảm bảo tiền vay, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, xếp loại tín dụng doanh nghiệp...đây là các nguồn thông tin bổ trợ nâng cao chất lượng cho hoạt động thanh tra của Thanh tra NHNN.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và thanh tra NHNN trong quá trình giám sát các TCTD và xử lý các vấn đề khó khăn, rùi ro của các TCTD. Thanh tra cung cấp cho Bảo hiểm Tiền gửi danh mục xếp hạng các TCTD hàng năm và thông báo cho Bảo hiểm tiền gửi các TCTD có nguy cơ lâm vào tình trạng mất an toàn phát hiện được thông qua thanh tra. Ngược lại, Bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất theo đề nghị của thanh tra và kết quả kiếm tra, giám sát và xử lý các tố chức tham gia bảo hiểm.

+ Phối hợp với Công ty mua bán quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý và giải quyết nợ xấu của các TCTD đế đảm bảo hệ thống tài chính, ngân hàng lành mạnh, hoạt động hiệu quả.

(iv) Kết họp tốt công tác TTTC với bộ phận KSNB của TCTD:

Công tác kiểm tra, KSNB tại TCTD có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ các TCTD hoạt động tốt góp phần rất lớn trong việc giữ cho TCTD hoạt

động ôn định, an toàn hơn, đây là phòng tuyên thứ nhât phòng ngừa rủi ro cho chính các TCTD. Các Đoàn thanh tra có thể dựa trên kết quả kiểm tra, KSNB để giảm bớt các hoạt động thanh tra tại chỗ cần thiết.

Xác định rồ ràng mối quan hệ trách nhiệm giữa thanh tra NHNN và kiểm tra, kiểm soát nội bộ cùa các TCTD. Trách nhiệm bộ phận KSNB của các TCTD là thực hiện việc báo cáo định kỳ công tác kiểm tra, kiếm soát nội bộ về thanh tra NHNN, báo cáo thường xuyên và kịp thời những vấn đề mới phát sinh nghiêm trọng như: những khoàn nợ xấu có dư nợ lớn tồn đọng kéo dài, khó khăn trong chi trả, rủi ro phạm vi lớn... Thanh tra NHNN phải coi trọng tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hệ thống thanh tra, kiểm soát hoạt động các TCTD. Thanh tra NHNN cần tạo điều kiện cả về mối quan hệ công tác và trao đổi kỳ năng về kiểm tra, thanh tra với KSNB của TCTD. Khi có một văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng mới ban hành hoặc có những văn bản mà TCTD còn nhiều vướng mắc. Thanh tra NHNN nên tổ chức một buổi thảo luận với cán bộ chuyên môn và bộ phận KSNB của TCTD để phân tích, hiểu rõ vấn đề, từ đó đưa ra cách làm hiệu quả nhất.

4.2.3.3. Đấy mạnh công tác theo dôi, đôn đốc, kiêm tra, xử lý sau thanh tra, giám sát đê bảo đảm các TCTD thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị và quyết

định xử lỷ nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát.

Trong thực tế hoạt động của ngành thanh tra, kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra sau thanh tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định hiệu lực của hoạt động thanh tra, xác định hoạt động thanh tra có đạt kết quả đề ra hay không. Chính vì vậy, Chính phủ, TTCP và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức bộ máy, quy trinh, trỉnh tự thủ tục theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra. Tuy nhiên, trong thực tế, việc giám sát, đôn đốc, xử lý sau thanh tra

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước việt nam đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 98)