0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng hoạt động thanh tra tại chỗ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC (Trang 59 -59 )

Luận văn phản ánh thực trạng ờ hai vấn đề đó là: Quy trình và nội dung hoạt động TTTC, nêu ra nhưng hạn chế của thực trạng căn cứ vào các tiêu chí đánh giá đã trình bày ở Chương 1.

3.2.1. Thực trạng triển khai quy trình thanh tra tại chỗ của NHNN.

* Thực trạng triển khai quy trình.

Hàng năm, căn cứ vào định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành ngân hàng, Cơ quan TTGSNH xây dựng kế hoạch thanh tra chung trình Thống đốc NHNN ký duyệt và gửi Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các TCTD, trong đó nêu rõ về các đối tượng thanh tra, các nội dung thanh tra và yêu

cầu của Thống đốc NHNN đối với công tác thanh tra (Quyết định số 2620/QĐ- NHNN ngày 25/11/2017 về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2018, Quyết định số 2723/KH-NHNN ngày 25/11/2018 về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2019, Quyết định 2011/QĐ-NHNN ngày 25/11/2019 về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2020). Căn cứ kế hoạch thanh tra cùa Cơ quan TTGSNH, tình hình hoạt động kinh doanh của các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn và nguồn nhân lực thanh tra, giám sát tại Chi nhánh NHNN, Thanh tra, giám sát chi nhánh tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể trong năm đối với các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn. Kế hoạch thanh tra được Giám đốc NHNN chi nhánh phê duyệt và áp dụng. Bên cạnh đó, đối với các kể hoạch thanh tra đột xuất, Cơ quan TTGSNH có thể tự thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện như: thanh tra hoạt động kinh doanh vàng tài khoản trái phép, thanh tra hoạt động cho vay tái cấp vốn,...

* Đánh giá thực trạng triên khai quy trình.

(Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá đã trình bày ở Chương 1)

- Tính đầy đủ của quy trình: Hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN thực hiện đầy đủ 3 bước chính theo quy trình, công việc giữa các bước có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau và được phối hợp thường xuyên.

Hàng năm với TTGSNH phải thực hiện khối lượng lớn công việc theo kế hoạch của Co quan TTGSNH và của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; do đó sau khi kết thúc Đoàn Thanh tra này thì lại tiếp tục thực hiện tiến hành cho Đoàn khác. Ngoài công việc TTTC thì TTGSNH còn thực hiện giám sát từ xa; cấp phép hoạt

động; giải quyết khiếu nại, tố cáo;...

Với thực tiễn như vậy nên có một sổ nội dung nhỏ trong từng bước chính chưa đươc thực hiện đầy đủ, có lúc làm tắt hay gộp với các nội dung khác, cụ thể như:

+ Bàn giao hồ sơ, tài liệu: Khi nhận hồ sơ, tài liệu, có trường hợp Đoàn thanh tra có ký nhận. Khi kết thúc làm việc, Đoàn thồng báo TCTD nhận lại những hồ sơ, tài liệu đã cung cấp. Khi nhận thì TCTD cũng chỉ xem qua rồi mang về. Tuy nhiên việc bàn giao chưa được lập thành biên bản, mặc dù chưa có khiếu nại nào về việc này nhưng trong tương lai nếu TCTD có khiếu nại về việc thiếu hụt hồ sơ, tài liệu do nhận lại không đầy đù thì cũng sẽ gây ra nhiều phiền hà cho Đoàn. Do đó, lập biên bản bàn giao là việc làm cần thiết.

+ Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra: Kiến thức, kinh nghiệm chủ yếu là do cán bộ trao đổi, tích lũy trong quá trình làm việc. Do hạn chế về thời gian và chưa được chú trọng mạnh nên hiện công tác này chưa được thực hiện thường xuyên.

- Tính khoa học, tối ưu của quy trình: Nhìn nhận một cách tổng quát, quy trình thực hiện TTTC tại NHNN cơ bản là khoa học, tối ưu, tuy nhiên có một số nội dung nhỏ vẫn còn hạn chế như:

+ Họp Đoàn thanh tra: Phần lớn Đoàn thanh tra tiến hành họp trước khi công bố quyết định thanh tra. Việc họp này nhằm để các thành viên biết được công việc

chính của mình sẽ làm, chuẩn bị tốt các văn bản quy định liên quan đến nội dung mình sè trực tiếp làm. Tuy nhiên, trong một số cuộc thanh tra, do thời gian gấp rút

nên việc họp Đoàn thanh tra được thực hiện ngay sau khi công bô quyêt đinh thanh tra. Việc họp • 1 như vậy sẽ hạn J chế việc chuấn bị trước của các thành viên do đó chưa thật sự khoa học và tối ưu.

+ Lập kế hoạch thanh tra tại chỗ:

./. Tại Cơ quan TTGSNH: Hàng năm, muộn nhất ngày 25/11, Thống đốc ký ban hành KHTT cho năm tiếp theo. Trong quá trinh triến khai thực hiện, căn cứ tinh hình thực tế, KHTT có thể được sửa đổi bổ sung.

Thực tế vẫn có xảy ra trường hợp trùng lặp, chồng chéo giừa kế hoạch thanh tra của NHNN và Kế hoạch kiếm toán của Kiếm toán Nhà nước và việc xử lý trùng

lặp, chồng chéo này mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch cùa NHNN cũng như KTNN.

./. Tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện hoạt động thanh tra tại chỗ theo 02 kế hoạch sau: KHTT do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố phê duyệt và Kế hoạch do Cơ quan TTGSNH xây dựng và gửi về CN các tỉnh, TP.

Ngoài ra TTGS Chi nhánh tỉnh, thành phố còn phối hợp với với TTGS các tỉnh, thành phố khác để thanh tra chéo, thanh tra toàn bộ hệ thống TCTD trên phạm vi rộng lớn.

Do còn tồn tại song song 02 kế hoạch thanh tra, trong trường hợp kế hoạch thanh tra tại CN trùng với kế hoạch thanh tra của quan TTGSNH thì sẽ khỏ chủ động được nhân sự đê hổ tri tham gia Đoàn nên quy trình TTTC chưa thật sự khoa học, tối ưu.

3.2.2. Thực trạng nội dung hoạt động TTTC cua NHNN đối vói các ngân hàng

thưưng mại nhà nước.

* Nội dung hoạt động:

Buo’c 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra: Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện bước này với những công việc sau:

- Tìm hiểu các TCTD: Thông qua số liệu giám sát được thực hiện hàng tháng; quý, năm; các báo cáo định kỳ và đột xuất mà TCTD gửi NHNN; từ các cuộc

thanh tra, kiêm tra trước; từ đơn thư khiêu nại tô cáo; từ các nguôn thông tin khác như báo chí, internet, khai thác tỉnh hình dư nợ của khách hàng tại Trung tâm thông tin tín dụng. Như vậy thanh tra NHNN hoàn toàn chủ động và có nhiều nguồn thông tin để tìm hiểu về TCTD. Thông tin về TCTD là một trong những căn cứ để TTGS NHNN xây dựng kế hoạch TTTC.

Đối với những cuộc thanh tra trên diện rộng, thanh tra pháp nhân, trong trường hợp cần thiết, Chánh TTGSNH, Cục trưởng Cục TTGSNH hoặc Giám đốc NHNN chi nhánh cử Tổ công tác làm việc trực tiếp tại đơn vị thanh tra để khảo sát,

thu thập thông tin, nắm tình hình phục vụ việc ra kế hoạch thanh tra. Thời gian thực hiện khảo sát không quá 15 ngày làm việc.

- Lập kế hoạch tông quát: NHNN lập kế hoạch thanh tra với các nội dung tổng quát gồm: Nội dung thanh tra (thanh tra một số nghiệp vụ hay toàn bộ hoạt động); Phạm vi (toàn bộ hệ thống hay chỉ một số tỉnh, thành phố); Thời hiệu thanh tra; Thời gian dự kiến; số lượng cán bộ tham gia... trình Thống đốc NHNN ký

duyệt (đối với cuộc thanh tra do CQTTGSNH chủ trì) và Giám đốc NHNN chi nhánh (đối với cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh thực hiện)

- Ra quyết định thanh tra: Trên cơ sở nguồn cán bộ hiện có, nội dung, thời hiệu, thời hạn thanh tra và các yếu tố khác, TTGS đề xuất thành viên Đoàn để Chánh TTGSNH, Cục trưởng Cục TTGSNH hoặc Giám đốc NHNN (gọi chung là Người ra quyết định thanh tra) ra quyết định thanh tra. Việc bố trí cán bộ cũng được

sắp xếp để trong Đoàn vừa có người mới vừa có người công tác lâu năm, vừa có người gioi lĩnh vực này vừa có người giỏi lĩnh vực khác. Việc thành lập Đoàn và công tác chuẩn bị của Đoàn được thực hiện khách quan và tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có.

- Lập kế hoạch tiến hành thanh tra: Sau khi có quyết định thanh tra, tùy từng nội dung sẽ có kế hoạch tiến hành phù hợp, cụ thể:

Kế hoạch thanh tra chi tiết sẽ do Trưởng đoàn thanh tra xây dụng, trinh Chánh TTGSNH (với những cuộc thanh tra do Cơ quan TTGSNH thực hiện), trình Cục trưởng Cục TTGSNH (với những cuộc thanh tra do Cục TTGSNH thực hiện)

hoặc trình Giám đôc NHNN (với những cuộc thanh tra do NHNN chi nhánh thực hiện) phê duyệt.

Tùy từng nội dung, thời hạn, phạm vi thanh tra sè có kế hoạch tiến hành phù họp với các nội dung gồm: Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra; Nội dung thanh tra; Phương pháp tiến hành thanh tra; Thời kỳ thanh tra, thời gian thanh tra; Phạm vi và đối tượng thanh tra; Báo cáo kết quả thanh tra; Những vấn đề khác...

- Họp Đoàn thanh tra: Trưởng đoàn tổ chức họp để phổ biến nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra; giao nhiệm vụ cụ thể cho Phó đoàn (nếu có) và từng thành viên Đoàn. Sau khi họp, các thành viên sẽ chuấn bị văn bản về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến nội dung thanh tra, dự tính phương tiện đi làm, thiết bị và những điều kiện vật chất cần thiết khác ...

- Gửi thông bảo công bổ quyết định thanh tra, đề cương yêu cầu cung cấp tài liệu và họp Đoàn thanh tra: Thông báo công bố quyết định được gửi bàng đường vàn thư đến đối tượng thanh tra.

Đe cương yêu cầu cung cấp tài liệu gồm: Những hồ sơ, tài liệu cần cung cấp theo nội dung thanh tra, các văn bản quy định nội bộ của TCTD, số liệu theo các biểu mẫu đính kèm...

Bước 2: Tiến hành thanh tra: Bao gồm những công việc sau:

- Công bố quyết định thanh tra: Đen ngày theo thông báo, Trưởng đoàn tiến hành công bổ Quyết định, thời gian công bố luôn trong vòng 15 ngày kể từ ngày có Quyết định thanh tra. Trưởng đoàn đọc nội dung quyết định, đề nghị bố trí phòng

làm việc, nêu thời gian làm việc của Đoàn...

- Thực hiện thanh tra: Các nội dung thanh tra mà NHNN đã thực hiện gồm: Thanh tra về huy động vốn và lãi suất vốn huy động; Thanh tra hoạt động cấp tín dụng, bảo lãnh, phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng; Thanh tra thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh; Thanh tra hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần; Thanh tra hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; Thanh tra quản trị, điều hành; Thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, rửa tiền; Thanh tra tài sản có khác...

Ngoài ra còn có thanh tra vụ việc, thanh tra đột xuât. Nội dung thanh tra này thường có phạm vi hẹp trong một số vấn đề cần làm rõ.

Đối chiếu với các quy định của Nhà nước và của nội bộ TCTD, Thanh tra đánh giá việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH, từ đó đưa ra kiến nghị để bố sung, khắc phục; Đánh giá tăng trưởng các chỉ tiêu qua các thời kỳ từ đó đi đến nhận xét chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh, tính an toàn của TCTD.

Trong quá trình làm việc, đối tượng thanh tra đều cung cấp tài liệu theo yêu càu của Đoàn, có TCTD cung Cấp nhanh, có TCTD cung cấp chậm tùy theo đặc điểm cơ cấu của mỗi TCTD nhưng chưa có TCTD nào không cung cấp. Hiện chưa có TCTD nào bị xử phạt vi phạm hành chính vì gây khó khăn cho Đoàn, trì hoãn, không cung cấp tài liệu...

Trong những năm qua, CQTTGSNH và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất trên diện rộng và thanh tra chuyên đề đối với các ngân hàng thương mại nhà nước.

Bang 3.5. số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra cùa Thanh tra NHNN đối vói

các ngân hàng thưong mại nhà nưó’c

X--- ~>---

Chỉ tiêu/Năm 2018 2019 2020

Tổng số cuộc thanh tra 345 311 145

- Theo Kế hoach 311 302 122

- Đôt xuất 34 9 23

(Nguôn: CQTTGSNH, Báo cáo tông kêt công tác thanh tra năm 2018; 2019;2020

Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với ngân hàng thương mại nhà nước từ năm 2018 đến nay đều rất cao. Điều này cho thấy hoạt động ngân hàng được sự theo dõi sát sao của Thanh tra Ngân hàng. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra, giám sát và kiểm toán độc lập; qua đó đánh giá được tương đối chính xác thực trạng tài chính, hoạt động cua TCTD và phát hiện nhiều tồn tại, yếu kém, vi phạm pháp luật của các đối tượng thanh tra.

Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ và Thanh tra Chính phủ đã có những chỉ đạo liên quan đến công tác thanh tra năm

2020. Cụ thê: Nghị quyêt sô 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ vê các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đấy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19, tại điểm 8, Mục III quy định ’’Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nội dung về tạm dừng việc thanh tra theo kế hoạch; chỉ thực hiện việc thanh tra trong trường hợp đặc biệt được giao hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, không thanh tra ngoài kế hoạch tại tiết b điểm 1 mục II Nghị quyết này”; Văn bản số 907/TTCP- KHTH ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ V/v thực hiện Nghị quyết số

84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, hướng dẫn một số nội dung liên quan công tác thanh tra, kiềm tra như sau: “Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan thanh tra, cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 30/6/2016 cùa Chính phủ về hồ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiềm tra đối với doanh nghiệp, Chỉ thị số 11/CT- TTg ngày 04/3/2020 cùa Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xà hội ứng phó với dịch Covid-19. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 nhằm hạn chế, giảm bớt các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa thật sự cần thiết trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh; không thanh tra ngoài kế hoạch, kể cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; chuyển phương pháp tiền kiểm tra sang hậu kiểm tra. Đối với những cuộc đã kết thúc thanh tra, kiểm tra trực tiếp, cần khẩn trương hoàn thành kết luận, tham muu đề xuất hướng xử ký kết quả thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật”.

Chính vì thế, số lượng các cuộc thanh tra thực hiện trong năm 2020 của NHNN ít hơn so với các năm trước đó.

Các cuộc thanh tra đã đánh giá đúng thực trạng hoạt động của TCTD, kịp thời chỉ ra các hạn chế, sai phạm và đã kiến nghị các biện pháp xử lý theo đúng quy định

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC (Trang 59 -59 )

×