Đánh giá hiệu quả lao động

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV thuỷ điện trung sơn (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Đánh giá hiệu quả lao động

Mục đích ý nghĩa của việc đánh hiệu quả lao động

TSHPCo đã xây dựng và ban hành thực hiện Quy trình đánh giá xếp loại

CBCNV trên cơ sở căn cứ quy chế về công tác lao động và tiền lương trong EVN. Mục đích của Quy trình đánh giá xếp loại CBCNV:

- Thống nhất cách thức thực hiện giao việc và đánh giá kết quả công việc đối với

CBCNV trong toàn Công ty đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

- Đo lường mức độ hoàn thành công việc cùa người lao động, nâng cao năng

xuât chât lượng, hiệu quả công việc của người lao động.

- Kết quả đánh giá xếp loại hoàn thành công việc được dùng làm cơ sở cho

việc chi lương, thưởng, hàng tháng, quí, năm, đồng thời sử dụng cho việc xét thi

đua khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm.

Các nguyên tắc chung

- Cấp trên giao việc cho cấp dưới theo thẩm quyền chức năng nhiệm vụ, hệ thống cơ cấu tổ chức, cấp nào có thẩm quyền giao việc cấp đó có thẩm quyền đánh

giá mức độ hoàn thành công việc của người được giao việc: Giám đốc Công ty giao

việc cho Phó giám đốc và các trưởng bộ phận (Trưởng phòng Tài chính - Kế toán,

Trưởng phòng Kế hoạch - Vật tư, Trưởng phòng TC-NS..), Phó Giám đốc Công ty

giao việc cho trưởng/phó các Bộ phận mình được phân công quản lý, Trưởng Bộ phận giao việc cho các Phó trưởng/phòng/ban/bộ phận các tổ trưởng/tố phó thuộc

bộ phận mình quản lý/tố trưởng giao việc cho tố phó và nhân viên.

- Công tác kiểm tra cùa bộ phận quản lý, người giao việc có thể kiểm tra định

kỳ hoặc đột xuất về tiến độ khối lượng, kết quả công việc của người được giao việc có những biện pháp tháo gỡ hướng giải quyết kịp thời nếu nếu có khó khăn phát

sinh khi thực hiện công việc được giao.

- Công tác kiểm tra cùa Bộ phận chức năng:Phòng TC-NS lập kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai công tác giao việc và đánh giá CBCNV của các Bộ phận

trong Công ty nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Công tác lập kế hoạch công việc và phân công công việc

+ Công tác triền khai thực hiện công việc theo kế hoạch và nhiệm vụ được giao.

+Công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc và kết quả xếp loại lao động.

+ Công tác chấm công lao động, giải quyết chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm,....

+ Ý thức chấp hành nội quy lao động, qui định, qui chế, tinh thần thái độ lao động.

Bảng 3.5. Bảng nội dung tiêu chí đánh giá CBCNV

STT Nội dung tiêu chí Hê • số Tiêu chí cu • thể

1 Mức độ hoàn thành công việc 3 Phu luc• • 1

2 Chấp hành nội qui kỷ luật lao động, các

qui trình, qui định của Công ty

1 Phu luc• • 2

3 Thái độ tinh thần phối hợp, hợp tác trong

công việc

1 Phu luc• • 3

4 Tinh thần học tập, phát triển năng lực, kỹ

nãng, kiến thức bản thân. 1 Phu• luc 4•

(Nguôn: TSHPCo)

TSHPCo đà đưa ra tiêu chí chấm điểm mức độ hành thành công việc CBCNV

trên cơ sở căn cứ quy chế về công tác lao động và tiền lương trong EVN va phù họp với các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản trị nhân lực chi tiết và cụ thể:

- Bốn nội dung tiêu chí đánh giá được chia thành 5 mức độ :xuất sắc, tốt, hoàn

thành, cần cải thiện và không đạt yêu cầu với 5 thang điểm từ 5 điếm ở mức cao nhất (xuất sắc) đến 1 điểm ở mức thấp nhất (không đạt yêu) và có đưa ra tiêu chí cụ thể cho từng mức độ cụ thể ờ phụ lục 1,2,3,4

+ Với mức độ hoàn thành công việc thì tập trung vào khối lượng công việc đang đảm nhận, độ khó của công việc, cường độ của công việc cao hay thấp để

đánh giá. Khi khối lượng công việc cao (trên 15%), độ khó và cường độ cao hơn so

với các vị trí chức danh khác thì sẽ được chấm thang điểm cao nhất (5 điểm) , với khối lượng công việc vượt so với kế hoạch từ 7-15% thì sè ở mức độ tốt và khi khối

lượng công việc hoàn thành chỉ đạt từ 80-100% thì chỉ được chấm 2 điểm ở mức độ

cần cải thiện thêm. Riêng ở thang điểm xuất sắc cao nhất thì CBCNV cần phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc sáng kiến quản lý tốt và áp dụng vào trong sản xuất kinh doanh.

+ ơ tiêu chí châp hành nội quy kỉ luật lao động thì căn cứ theo mức độ châp

hành nội quy, quy trình, quy định an toàn lao động để đánh giá. Khi CBCNV không

cần sự hướng dẫn, giám sát, nhắc nhở cùa người quản lý mà vẫn chấp hành nghiêm

túc nội quy, quy định an toàn lao động thì sẽ đạt được mức độ xuất sắc tuy nhiên mặc dù đã được hướng dẫn, nhắc nhở, giám sát chặt chẽ của người quản lý mà vẫn không có sự cản thiện, bị lập biên bản về việc không chấp hành nội quy, quy định

an toàn lao động từ 2 lần trở lên thì sẽ coi như là không đạt yêu cầu.

+ Ớ tiêu chí họp tác, phối họp trong công việc cũng tương tự. CBCNV có tinh thần và thái độ họp tác làm việc luôn ở mức cao mà không cần sự hướng dẫn, giám sát của người quản lý thì sẽ đạt tiêu chí xuất sắc trong thang điếm từ 1 đến 5. Khi CBCNV bị quản lý nhắc nhở về tinh thần và thái độ làm việc, hợp tác và luôn cần

sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của người quản lý thì chỉ được 2 điểm và cần cải thiện thêm.

+ Tiêu chí cuối cùng về tinh thần học tập, phát triển năng lực cũng tương tự như các tiêu chí trên, CNCNV cầu thị, chịu khó ham học hởi các kiến thức về lĩnh

vực chuyên môn thì sẽ đạt tiêu chí xuất sắc và ngược lại.

Mặc dù công ty đã đưa ra các tiêu chí chấm điểm rõ ràng nhưng qua khảo sát về vấn đề đào tạo thì đạt các kết quả khác biệt. 94% CBCNV cho ràng ban lãnh đạo không quan tâm về vấn đề đào tạo và chất lượng đào tạo hiện nay rất thấp chỉ có

21% là cho rằng đào tạo ở mức cao ( đa số là người quản lý) còn lại là trung bình và

thấp, khả năng đáp ứng chuyên môn theo nhu cầu của công việc thì ở mức trung

bình (78%), phù hợp với khảo sát đáp ứng chuyên môn công việc sau khi đào tạo

hiện tại ở mức thấp (73%).

Bảng 3.6. Bảng điểm hiệu quả công việc (V2)

STT Chức danh, công việc nghề Điểm

1 2 3

I Lãnh đạo phòng/Ban/Phân Xưỏng, tổ

1 Trưởng các phòng/ban/Phân Xưởng (Quản Đốc) 65 đến 70

2 Phó Trưởng phòng/ban/Phân Xưởng (Phó Quản Đốc) 55 đến 60

3 TỔ trưởng các tổ chuyên môn (Tương Đương) 46 đến 50

4 Tổ trưởng tổ nghiệp vụ (Tổ xe, bảo vệ, tạp vụ) 32 đến 36

II Chuyên môn nghiệp vụ các phòng/ban

1 Chuyên viên, kinh tế viên, kĩ sư 40 đến 45

2 Cán sự, kỹ thuật viên, kinh tế viên, thủ quỹ 35 đến 40

3 Công nhân kỹ thuật, công nhân lái xe 25 đến 35

4

Nhân viên bảo vê, kiêm vân hành, sửa chừa điên nước dân

dụng 22 đến 27

III Bộ phận vận hành

1 Trưởng ca 46 đến 50

2 Trực điều khiển trung tâm 40 đến 45

3 Công nhân trực điện, trực cơ 35 đến 40

4 Công nhân trực TPP, cửa nhận nước, trực đập 30 đến 35

IV Bộ phận sửa chữa

1 Kỹ sư sửa chữa điện, cơ khí 40 đến 45

2 Công nhân sửa chữa, lái Cấu 35 đến 40

3 Thủ kho 30 đến 35

V An toàn, môi trường 40 đến 45

VI

Các trường hợp còn lại không thuộc các nhóm chức danh, công việc nêu trên. Giám đốc Công ty đánh giá công việc xếp điểm

10 đến 60

(Nguôn: TSHPCo)

TSHPCo xây dựng bảng điểm hiệu quả công việc thông qua chức danh thực tế đảm nhiệm, giữ chức vụ/công việc gì thì tính điếm theo chức vụ/công việc đó. Khi

thay đổi chức danh/công việc thì điểm cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ với phó phòng thì thang điểm sẽ từ 55-60 tuy nhiên khi đạt chức danh trưởng phòng thì thang điểm tính hiệu quả công việc sẽ tăng lên là 65-70, với công nhân trực điện, trực cơ hoặc

trực ở các trạm thì số điếm hiêu quả tối đa nhận được là 40 nhưng khi đã có chức

danh trưởng ca vận hành hay trực chính trung tâm thì điềm sẽ được nâng lên với

mức cao nhât là 50 điêm. Việc xây dựng bảng diêm hiệu quả công việc đê đảm bảo

công bằng, khuyến khích người giỏi chuyên môn, giỏi về quản lý, có năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc tốt thay vì chỉ có tính lương theo cấp bậc công việc hiện tại. Quỹ lương chấm điểm hiệu quả công việc được duyệt hàng năm thông qua EVNGENCO2.

Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ (Người lao động) TT X. xếp loại Tiêu chí X A K=1.2 B K=1.0 c K=0.8 D K=o

1 Khối lượng công viêc hoàn thành•

Nhiều( nhiều hơn tối thiểu 20% so với mức bình quân của các nhân viên trong phòng/phân xưởngvà phòng/bộ phận khác) Đáp ứng yêu cầu ít ( ít hơn: từ 20% trở lên so với mức bình quân của các nhân viên trong phòng/phân xưởng)

Không đáp úng yêu cầu (bị cấp trên/ cấp có thẩm quyền phê bình, nhắc nhở ...)

2 Tiến đô hoàn thành• Đáp ứng yêu cầu Đáp ứng yêu cầu Không đáp ứng yêu cầu Không đáp ứng yêu cầu (bị cấp trên/ cấp có thẩm quyền phê bình, nhắc nhở ...) 3 Chất lượng công viêc hoàn thành• Đảm bảo chất lượng, độ chính xác Đảm bảo chất lượng, độ chính xác Chưa đảm bảo chất lượng, độ chính xác và bị cấp trên nhắc nhở... Không đảm bảo chất lượng, độ chính xác (bị cấp trên có thẩm quyền phê bình, nhắc nhở...)

4 Ý thức trách nhiêm• Chủ động phối hợp, Chủ động phối hợp, Thiếu chủ động Thiếu chủ động

(Nguôn: TSHPCo)

TSHPCo xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ CBCNV

quyết liệt đôn đốc các bên/người có liên quan đế đảm bảo khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc đôn đốc các bên/người có liên quan để đảm bảo khối lượng, chất lượng, tiến độ công viêc•

phối họp, đôn đốc các bên/người có liên quan để đảm bảo khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc để cấp trên đôn đốc nhắc nhở mà vẫn chưa hoàn thành nhiêm• vụ được giao phối họp, đôn đốc các bên/người có liên quan để cấp trên đôn đốc nhác nhở nhiều lần mà vẫn không hoàn thành nhiêm vu• • được giao 5 Chấp hành thời giờ làm viêc• Chấp hành đầy đủ, đúng giờ, thời giờ làm việc, họp, trực

• • •

Chấp hành đầy đủ, đúng giờ, thời giờ làm việc, họp, trực

• • •

---V

Chưa chấp hành đầy đủ, đúng giờ, thời giờ làm việc, họp, trực ...(bị cấp trên nhắc nhở từ 02 lần trở lên/tháng)

Không chấp hành đầy đủ, đúng giờ, thời giờ làm việc, họp, trực ...(bị cấp trên nhắc nhở từ 03 lần trở lên/tháng)

qua hàng tháng với 4 xêp loại A,B,C,D và phân thành các tiêu chí cụ thê như khôi lượng hoàn thành công việc, tiến độ thực hiện công việc, chất lượng công việc ra sao, ý thức trách nhiệm của CBCNV như nào và xem CBCNV đó có chấp hành tuân

thủ quy định cùa công ty hay không. Sau khi các trưởng phòng ban, người phụ trách

từng bộ phận chấm điểm thì hàng tháng ban lành đạo sè họp và đưa ra nhận xét và thống nhất hay không thống nhất với sự xếp loại của các phòng, bộ phận đưa ra.

Kết quả đánh giá phải đạt được sự thống nhất giữa người giao việc và người

được giao việc, trường hợp người được giao việc không đồng ý với kết quả của

người giao việc trực tiếp thì có thể kiến nghị lên cấp quản lý cao hơn để xem xét

giải quyết. Phê duyệt kết quả đánh giá xếp loại lao động:

- Các Bộ phận trực thuộc Công ty tiến hành tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại lao động của người lao động thuộc quyền quản lý, họp thống nhất kết quả tổng hợp

gửi về phòng TC-NS trước ngày 01 hàng thấng.

- Phòng TC-NS tống hợp xem xét kết quả xếp loại lao động của các Bộ phận 57

trực thuộc Công ty trình Giám đôc Công ty phê duyệt, trường họp Giám đôc Công ty không đồng ý với kết quả xếp loại thì Phòng TC-NS làm việc với Bộ phận liên

quan xem xét đánh giá xếp loại lại.

- Sau khi có kết quả phê duyệt của Giám đốc Công ty, Phòng TC-NS trình kết

quả xếp loại CBCNV để Hội đồng tiền lương Công ty thông qua vào ngày 10 hàng

tháng làm cơ sở cho việc chi lương hàng tháng.

- Kết thúc lưu hồ sơ: Kết quả xếp loại lao động CBCNV hàng tháng được tổng họp lưu bản cứng và bản mềm tại Bộ phận quản lý người lao động và Phòng TC-NS theo qui định, để tổng họp cho công tác, chi lương, thưởng, thi đua khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm...

Kết quả thực hiện

- Những tác động tích cực:

+ Qui trình đánh giá xếp loại CBCNV là công cụ quản trị hữu hiệu trong công

tác quản trị nhân sự, tạo sự đồng thuận, thống nhất về phương pháp cách thức, đánh giá xếp loại lao động của các cấp quản trị cũng như người lao động.

+ Đánh giá xếp loại lao động hàng tháng, hàng quí, năm đã ít nhiều cũng tạo động lực làm việc cho người lao động, tăng cường kỷ cương lao động và góp phần

tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, giảm chi phí nhân công, tăng tính

canh tranh về giá thành sản phẩm, dịch vụ của Công ty. - Những hạn chế:

+ Các tiêu chí đánh giá chủ yếu mang tính định tính, chưa định lượng, hay

lượng hóa được cho từng chức danh công việc cụ thể, chưa xây dựng được phương pháp, các chỉ số đo lường hiệu quả công việc đối với lao động gián tiếp, các định

mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công với lao động trực tiếp.

+ Việc thực hiện đánh giá kết quả xếp loại lao động phụ thuộc nhiều vào ý chí

chủ quan, tâm tư tinh cảm của người đánh giá, do đó kết quả đánh giá xếp loại lao động mang tính tương đối có xu hướng bình quân, nếu như người lao động không có sáng

kiến thành tích nối bật, hay các hành vi vi phạm qui chế, nội qui lao động. Việc đánh

giá xếp loại lao động có xu hướng so sánh với cá nhân, bộ phận với nhau trong Công ty

do đôi khi người đánh giá thiên vị bảo vệ nhân viên hay thành tích cục bộ của bộ phận. + Quy trình đánh giá hiệu quả lao động tuy cụ thế chi tiết nhưng mang nặng

tính trình tự thủ tục hành chính, đôi khi gây mất thời gian về giấy tờ như lập kế hoạch công việc ngày/tháng/quí/năm của người lao động thuộc về kỹ năng bản thân người lao động ngoại trừ những công việc bắt buộc phải lập tiến độ kế hoạch công

việc theo yêu cầu hay qui định, hay nhiều bảng biểu tiêu chí nhưng không tập trung

vào việc đánh giá kết quả lao động chính là gì? Mang lại lợi ích nào? Mức độ bao nhiêu? Chi tiết, tổng hợp.

3.2.6. Chế đô đãi ngộ người lao động

Nguyên tắc trả lương

- Đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của Nhà nước, EVN, EVNGENC02 và của TSHPCo;

- Tiền lương của người lao động được trả theo thời gian, kết quả thực hiện và chức danh thực tế đảm nhiệm, giữ chức vụ/công việc gì thì trả lương theo chức

vụ/công việc đó.

- Mỗi chức danh công việc được xây dựng và thể hiện trong bản mô tả chức danh công việc, Tiêu chí của chức danh công việc và được phố biến cụ thế cho người lao động liên quan khi đảm nhận chức danh công việc đó.

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV thuỷ điện trung sơn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)