Vai trò của phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các vùng nông thôn

r

Sản xuât hàng thủ công găn liên với sản xuât nông nghiệp tại các khu vực nông thôn, miền núi. Các lực lượng lao động ngoài thời gian nông nhàn có thêm công việc phụ để làm. Nhiều hộ gia đình còn tập trung sản xuất mặt hàng vải thổ cẩm thủ công là chính, và thu hút được thêm các lao động phụ tham gia. Bên cạnh đó, việc phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm cũng đóng góp cho sự phát triển du lịch tại địa phương, xây dựng thương hiệu và nét văn hóa riêng cho khu vực địa bàn miền núi.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, các nền văn hóa đa sắc tộc ngày càng được quan tâm và tìm hiểu bới các bạn bè quốc tế. Đây là cơ hội đế các sản phẩm vải thổ cẩm được giới thiệu và ứng dụng nhiều hơn trong đời sống hiện đại. Đồng thời, cũng mang tới nhiều cơ hội việc làm cho các nghệ nhân, thợ lành nghề nơi đây.

Góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người lao động

Nước ta hiện nay vẫn là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diện tích đất canh nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Qua đó, việc tập trung phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống có đóng góp không nhở trong việc tăng thêm nguồn thu nhập cho người lao động tại khu vực nông thôn, miên núi. Sản xuât dệt vải thủ công truyên thông, không đòi hỏi tốn kém quá nhiều chi phí đầu vào như máy móc, hay nguyên liệu chất lượng cao. Tập trung chủ yếu vào kỹ thuật của người nghệ nhân hay thợ lành nghề được truyền dạy lại trước đó. Mặt khác, các sản phẩm vải thổ cẩm khá được các khách du lịch ưa chuộng và thích thú với các họa tiêt hoa văn thể hiện trên tấm vải.

Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguôn lực săn có tại địa phương

Nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống ra đời, lưu truyền qua nhiều thế hệ các bà con vùng dân tộc thiểu số. Với mục đích ban đầu là tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho đời sống sinh hoạt của gia đình, công việc được

thực hiện với đôi bàn tay khéo léo, tài tình của những người phụ nữ. Vừa sản xuất nông nghiệp, vừa tranh thủ những thời gian nông nhàn để tăng gia săn xuất thêm các sản phẩm khác. Các nguồn lực lao động, nguyên liệu cung cấp tại chồ giúp tận dụng hiệu quả cho sản xuất các sản phẩm vải thố cẩm. Các nguyên liệu nhuộm từ cây thuốc, hoa lá cỏ trong tự nhiên tạo ra thành phấm sợi chỉ có màu sắc riêng biệt. Phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm tạo điều kiện phát triển các nghề trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông và các nguyên liệu nhuộm, khai thác các khu đất hoang trồng nguyên liệu... làm đầu vào cho quá trình sản xuất và cho ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị thẩm mĩ, cũng giá như giá trị kinh tế cao.

Góp phần bảo tằn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước, văn hóa dân tộc là một thành tố quan trọng để bảo vệ, gìn giữ những giá trị truyền thống, tính cách và bản sắc của dân tộc. Kinh tế - xã hội là bàn đạp bên ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển đi lên của quốc gia, thì văn hóa lại là bàn đạp bên trong cho sự phát triến bền vững của đời sống tinh thần của cá nhân và cộng đồng đó.

Nghề thủ công truyền thống của các vùng miền dân tộc thiểu số miền núi nói chung phần nào đã phản ánh đời sống văn hóa, tâm tư và những quan niệm, tư tưởng tôn giáo của các cộng đồng dân tộc thiểu số ít người. Nghề thủ công truyền thống chính là những di sản quý giá mà tổ tiên, cha ông đi trước để lại truyền đạt các giá trị tinh thần cho các thế hệ sau. Chính vì vậy, phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống sẽ góp phần mạnh mẽ cho công cuộc bảo tồn, phát huy và lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc.

♦ĩ* Góp phần mỏ’ rộng và đa dạng các mặt hàng, sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu

Với hình thức tố chức nhỏ gọn và quy mô tập trung tại các hộ gia đình, nên nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống được phân bố hầu khắp các vùng của bà con dân tộc thiểu số miền núi. Các mặt hàng vải thố

cẩm đa dạng, thể hiện nét văn hóa dân tộc đặc trưng, có giá trị văn hóa và nghệ thuật cao, mang nhiều quan niệm giá trị thẩm mỹ, nhân văn, tư tưởng nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Những năm trở lại đây, các sản phẩm thủ công nói chung và sản phẩm vải thổ cẩm dệt thủ công truyền thống nói riêng đã được sự chú ý, quan tâm của người dân trong nước và quốc tế. Các sản phẩm vải thổ cẩm được ứng dụng vào đời sống hiện đại trong trang trí nội thất, thời trang... Đồng thời, việc đẩy mạnh mặt hàng này xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, có đóng góp một phần vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương, giúp tăng nguồn thu ngân sách và thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống khu vực tây bắc tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)