2.2.3.1. Các nhân tố (biến) trong mô hình phân tích định lượng Mô hình P.E.S.T
Người sáng tạo ra mô hình PEST là Francis J. Aguilar, giáo sư ngành quản lý tại trường đại học Harvard. Ông đã phát triển một công cụ phân tích môi trường vĩ mô để nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của một doanh nghiệp (1967).
Mô hình P.E.S.T đưa ra để nghiên cứu và đánh giá các tác động của các nhân tố trong môi trường vĩ mô. Các nhân tố bao gồm:
p (Political) - Các nhân tố về chính trị và luật pháp có thể tác động tới sự phát triển của ngành nghề cần nghiên cứu, ví dụ như, Các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn, Các chính sách xóa đói giảm nghèo khu vực miền núi biên giới, Các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở tầng khu vực vùng sâu vùng xa.
E (Economics) - Các nhân tố về kinh tế, cụ thể như chỉ số GDP, lãi suất, chỉ số lạm phát, hoặc sự biến động về giá cả xăng dầu ...
s (Sociocultural) - Các nhân tô văn hoá - xã hội như thái độ từ việc tăng mức lương thu nhập, hoặc thay đổi trong nhận thức trong việc tiếp cận các xu hướng mới của toàn cầu...
T (Technological): Các nhân tố về kỳ thuật như hệ thống hạ tầng truyền dẫn thông tin nâng cấp, việc tăng sử dụng mạng intermet phố biến, các cơ sở dữ liệu công nghệ lớn phát triển phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hồ trợ việc phát triển ngành nghề thủ công truyền thống.
Đánh giá tác động của các nhân tố tới sựphát triển
Tác động giữa sự phát triển và các nhân tố Thể chế - Luật pháp
Nhân tố thể chế - luật pháp có sức ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành nghề của quốc gia đó và có tác động trực tiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của các ngành nghề. Sự ổn định trong các yếu tố chính trị, ngoại giao của thể chế đó sẽ là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, ngược lại khi thể chế chính trị của một quốc gia có nhiều bất ổn sẽ gây ra nhiều áp lực tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế, cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước như chính sách thuế, chính sách xã hội cho khu vực vùng sâu vùng xa, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đường xá, chính sách thuế xuất nhập khấu, chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế vùng nông nghiệp nông thôn... sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất vải thổ cẩm dệt thủ công truyền thống tại các hộ gia đình khu vực miền núi.
_ * 9 r „ r
Tác động giữa sự phát triền và các nhân tô kinh tê
Các cơ quan quản lý kinh tế tại các khu vực nông thôn, miền núi cần chú ý công tác tuyên truyền các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách đầu tư, chính sách phát triên kinh tê nông thôn, vùng sâu vùng xa đê các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ sản xuất hoặc các hộ gia đình kịp thời nắm bắt các hồ trợ,
tác động của các nhân tô kinh tê, cũng như sự can thiệp của chính phủ tới hoạt động kinh tế cả nước trong các giai đoạn ngắn hạn, dài hạn. Qua đó, các cơ sở sản xuất có cơ hội tiếp cận, kêu gọi đầu tư vào sự phát triển của nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm truyền thống. Các nhân tố tác động đến nền kinh tế như chỉ số GDP, mức gia tăng GDP, chỉ số lãi suất, chỉ số lạm phát, ...
Tác động giữa sự phát triển và các nhân tố văn hoả xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những đặc thù riêng biệt biểu hiện qua những giá trị văn hóa, các đặc trưng của cộng đồng dân cư xã hội. Quan đó, phản ánh rõ nét các thói quen, hành vi tiêu dùng của địa bàn. Sự tồn tại và phát triển của xã hội, ngoài các yếu tố kinh tế, chính trị, quân sự... thì yếu tổ văn hóa là nền tăng cốt lõi, vun đắp sự phát triển bền vững cho xã hội đó tồn tại, phát triển. Đặc biệt là các giá trị văn hóa tinh thần, các tư tưởng quan niệm đời sống của thế hệ trước lưu truyền lại cho các thế hệ sau. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, những mối quan hệ quốc tế giao thương ngày càng mở rộng. Những giao thoa các nền văn hóa giữa vùng nông thôn, miền núi và thành thị; giữa các nhóm dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh. Xét rộng hơn là sự giao thoa văn hóa của các quốc gia khác du nhập vào Việt Nam. Hiện nay, người dân tộc thiểu số cũng dần dần sử dụng rất nhiều các trang phục cùa người miền xuôi, và cắt giảm, không còn thường xuyên sử dụng các trang phục truyền thống. Từ đó, gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng, quan niệm cũng như sự duy trì, phát triến ngành nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống đối với cộng động dân tộc thiểu số.
Tác động giữa sự phát triển và nhân tổ công nghệ
Cuộc cách mạng 4.0 và các công cuộc chạy đua công nghệ vẫn diễn ra liên tục đối với sự phát triến kinh tế cùa các quốc gia. Sự tích hợp công nghệ dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc phát triển các loại hình dịch vụ, ứng dụng công nghệ cao giữa các doanh nghiệp, các nền kinh tế. Đặc biệt,
lĩnh vực công nghệ phát triên cũng tạo ra một không gian phăng trên toàn thê giới, khoảng cách về mặt địa lý không còn là mối lo ngại của các hoạt động thương mại. Các quốc gia dễ dàng giao thương, trao đối thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Dựa trên các tổng quan tài liệu, các kết quả nghiên cứu sơ bộ, những lý luận nghiên cứu về sự phát triển của nghề thủ công truyền thống, đặc thù của nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống, dựa trên mô hình PEST. Tác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá các nhân tố ãnh hưởng tới sự phát triển của nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống tại khu vực Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa gồm 7 nhân tố: (1) Nhân tố môi trường chính sách; (2) Nhân tố thị trường; (3) Nhân tố nguồn vốn; (4) Nhân tố nguồn nhân lực; (5) Nhân tố cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; (6) Nhân tố công nghệ thông tin; (7) Sự phát triển của nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống. Cụ thể:
Nhân tố môi trường chính sách (CS) bao gồm 6 nhân tố: CSÍ-Tác động của chính sách hồ trợ bảo tồn, phát triển và quy hoạch ngành nghề nông thôn tại địa bàn các huyện miền núi; CS2 - Tác động của các chính sách cho vay vốn, tín dụng đến sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống; CS3 - Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống (phát triển du lịch, mở rộng thị trường xuất khẩu; CS4 - Tác động cơ chế chính sách chung của nhà nước với phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống ; CS5 - Tác động của các chủ trương, chính sách cùa chính quyền địa phương đối với phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống ; CS6 - Có các chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư và gia nhập thị trường đối với nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống.
Nhăn tố thị trường (TT) bao gồm 9 nhân tố: TT1 - Nhận thức tầm quan trọng của thông tin thị trường (giá cả, sản phẩm đổi thủ cạnh tranh...); TT2 - Các sản phẩm làng nghề được tiêu thụ và mở rộng thị trường trong nước; TT3
- Sức ép cạnh tranh từ các sản phâm thay thê; TT4 - Các sản phâm làng nghê được tiêu thụ và xâm nhập ra thị trường nước ngoài; TT5 - Khả năng định vị thương hiệu và sán phẩm làng; TT6 - Có chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; TT7 - Có chiến lược giá phù hợp với nhu cầu thị trường; TT8 - Có chiến lược phân phối phù hợp với nhu cầu thị trường; TT9 - Có chiến lược xúc tiến phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nhân tố nguồn vẩn (NV) bao gồm 5 nhân tố: NV 1 - Dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng cho hoạt động sản xuất; NV2 - Huy động các nguồn vốn đầu tư khác; NV3 - Sự sằn có trong nguồn vốn tự có cho hoạt động sản xuất; NV4 - Sự chú động của chủ doanh nghiệp/ hộ gia đình trong việc tìm kiếm huy động vốn; NV5 - Khả năng nắm bắt các nội dung chính sách hồ trợ nguồn vốn cho sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Nhân tố nguồn nhân lực (NNL) bao gồm 7 nhân tố: NNL1 - Trình độ lao động tay nghề cao trong các làng nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống ; NNL2 - Lao động có cơ hội tham gia các khóa học đào tạo phối hợp của làng nghề và chương trình nhà nước, NNL3 - Làng nghề thu hút được nhóm nghệ nhân có tay nghề cao giữ gìn và sáng tạo các mẫu vải dệt; NNL4 - Làng nghề dễ dàng thu hút và đào tạo được nhóm lao động trẻ tham gia học nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống ; NNL5 - Lao động có khả năng tiếp thu và vận hành thiết bị máy móc; NNL6 - Chủ doanh nghiệp/ HTX thích ứng tốt với thông tin thị trường và huy động tài chính; NNL7 - Chủ doanh nghiệp/ HTX tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý
Nhân tố hạ tầng thiết bị (HTTB) bao gồm 5 nhân tố: HHT1 - Vùng nguyên vật liệu sản xuất tại địa phương có đáp ứng được nhu cầu sản xuất; HHT2 - Khu nhà xưởng được bố trí quy hoạch phù hợp cho quy trình sân xuất; HHT3 - Hệ thống đường đi giao thương và kết nối với các trạm vận tải ra vào làng nghề thuận tiện; HHT4 - Phương tiện vận chuyển tập kết hàng hóa của làng
nghê được đâu tư tôt; HHT5 - Trang thiêt bị máy móc phục vụ cho dệt nhuộm vải thủ công truyền thống vận hành tốt;
Nhân tố công nghệ thông tin (CNTT) bao gồm 5 nhân tố: CNTT1 - Công nghệ thông tin có ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động sản xuất của làng nghề; CNTT2 - Làng nghề ứng dụng được công nghệ thông tin để kết nối và tiếp thị sản phẩm qua mạng xã hội; CNTT3 - Khách hàng dễ dàng cập nhật và theo dõi các sản phẩm mẫu mã của làng nghề; CNTT4 - Mạng internet được sử dụng rộng rãi tại khu vực làng nghề; CNTT5 - Có sự hồ trợ của mạng công nghệ thông tin sự tương tác giữa làng nghề và khách hàng được tốt hơn.
Sự phát triển của nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống (PT) bao gồm 7 nhân to: PT1 - Khả năng cung ứng sản phấm của làng nghề đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường; PT2 - Làng nghề có dự định mở rộng thêm quy mô sản xuất; PT3 - Sự thay đổi về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cùa làng nghề; PT4 - Duy trì tốt hoạt động dạy và đào tạo nghề cho lớp kế cận; PT5 - Sự cạnh tranh và mở rộng thị trường trong nước của sản phẩm làng nghề; PT6 - Sự xâm nhập thị trường nước ngoài cùa sản phẩm làng nghề; PT7 - Nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm có tỷ trọng đóng góp cao trong phát triển kinh tế các ngành nghề nông thôn tại địa phương.
2.2.3.2. Mô hình phân tích định lượng
Phương pháp phân tích định lượng là phương pháp nghiên cứu đánh giá dựa vào các mô hình toán và các giả định rằng các dữ liệu quá khứ cũng như các yếu tố liên quan khác có thể kết hợp để đưa ra các dự đoán tin cậy cho tương lai.
Phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM giúp đánh giá đo lường và thực hiện một loạt các kiểm định, ước lượng sự tác động của các nhân tố (các biến độc lập) ảnh hưởng tới sự phát triển nghề dệt nhuộm vải thổ cẩm thủ công truyền thống (biến phụ thuộc), và các nhân tố tiềm ẩn (các biến tiềm ẩn) trong mô hình nghiên cứu. SEM giúp phân tích các mối quan hệ
một cách đông thời giữa các biên độc lập, các biên tiêm ân và các biên phụ thuộc trong mô hình. Qua đó, SEM cho phép ước lượng đồng thời các biến số trong mô hình, ước lượng các mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn.
Trong nghiên cứu này, mô hình SEM được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tổ đến “Sự phát triển của nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống”.
Trong đó sử dụng phần mềm SPSS 22.0 và phần mềm AMOS version 20, bao gồm 4 bước: Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA); Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA); Phân tích mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model), cụ thể như sau:
Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach 's Alpha
Hệ số Cronbach's Alpha (CA) được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang cho từng biến quan sát thuộc các nhóm nhân to. Peterson (1994) cho rằng nếu nhân tố nào có CA nhỏ hơn 0,6 thì nên bị loại khỏi mô hình nghiên cứu [5],
Theo Bernstein và Nunnally (1994), với các biến quan sát đo lường có hệ số tương quan biến tổng đã hiệu chỉnh (Corrected item-total correlation) nhó hơn 0,3 được xem là biến rác, cũng được loại mô hình [6]. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do vậy hệ số này càng lớn thì sự tương quan của các biến này với các biến khác trong thang đo càng lớn. Như vậy, theo tiêu chuẩn chọn biến hay là các nhân tố đã trình bày ở trên, luận văn sẽ lựa chọn các thang đo đảm bảo hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 và có hệ số tương quan biển tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3
Bước 2: Kiêm định thang đo băng phương pháp phân tích nhân tô khám phá (EFA)
EFA cho phép mô tả mối tương quan giữa các biến tác động, được gọi là “các nhân tố”. EFA được dùng trong trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn là không rõ ràng hay không chắc chắn. Phân tích EFA theo đó được tiến hành theo kiểu khám phá để xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bớt số biến quan sát tải lên các nhân tố cơ sở.
Số lượng các nhân tổ cơ sớ tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan. Phân tích nhân tố khám phá EFA rất hữu dụng trong bước thực nghiệm ban đầu hay mở rộng kiểm định. Meyers và các cộng sự (2016) cho biết trong EFA, phương pháp trích Principal Component Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất [7], Điều kiện để phân tích EFA là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải nhân tố > 0,3; 0,5
< KMO < 1; kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05); phần trăm phương sai toàn bộ > 50%.
Bước 3: Phân tích nhân tổ khẳng định (CFA)
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc biến tiềm ẩn cơ sờ. Trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được các nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê. Như vậy CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiếm định xem có một mô hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không. CFA cũng là một dạng của