người Thái tại tỉnh Hòa Bình và tình Sơn La
Người Thái ờ tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La đã định cư và sinh sống tại đây từ nhiều thế kỷ trước. Thuộc hệ ngữ Tày - Thái, với những bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tâm linh riêng biệt. Nhưng do quá trình tồn tại và thích nghi phát triển cùng nhóm các cộng đồng dân tộc thiếu số khác tại địa bàn như dân tộc Kinh, và đặc biệt là dân tộc Mường. Nhóm dân tộc Thái có những giao thoa văn hóa và chịu ảnh hưởng nhất định trong hoạt động kinh tế, xã hội.
Khu vực huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình và khu vực huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La là hai khu vực giáp ranh, tại hai địa bàn trên đã sớm phát triển du lịch cộng đồng trong địa bàn đã tạo bàn đạp và động lực cho sự phát triển nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống. Tuy là một huyện thuộc khu vực miền núi, nhưng khu vực Mai Châu tỉnh Hòa Bình và Vân Hồ tỉnh Sơn La lại khá gần với thủ đô Hà Nội, chỉ cách khoảng 76 -100 km. Tại hai địa bàn trên hình thành các bản, tổ sản xuất hay hợp tác xã để chuyên môn hóa quá trình dệt vải thủ công truyền thống và phân phối sản phẩm mang đi bán tại các địa điểm du lịch trong tình, liên tỉnh như thành phố Hà Nội, Đà Nằng, Hồ Chí Minh. Các hộ gia đình tại huyện Mai Châu có số khung dệt dao động từ 1-4 khung dệt trên một hộ. Riêng tại khu vực Bản Vãng, chuyên dệt vải thuê đã tạo ra một không khí sản xuất sôi động. Khu vực bản Lác, Mai Châu và bàn Chiềng Yên, Sơn La nơi thu hút rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế, người dân đã biết dựng lên các khu chợ tập trung bán vãi thổ cẩm. Nhưng dưới tác động của quá
trình công nghiệp hóa, điện khí hóa, các sản phâm vải mậu dịch, sợi Nhà nước cung cấp lên, đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất của bà con. Hiện nay, hơn 80% hàng hóa vải dệt thủ công truyền thống tại các cơ sở sàn xuất có nguồn gốc từ sợi nhà máy. Diện tích vùng trồng nguyên liệu đầu vào tại chồ ở địa phương bị thu hẹp đi rất nhiều.
Trước những thực trạng nêu trên, UBND các tỉnh Hòa Binh và Sơn La đã vào cuộc, xây dựng các nội dung chính sách quản lý trong hỗ trợ quy hoạch phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống và đã đề ra các giải pháp như:
Thứ nhất, Xây dựng và nhanh chóng hoàn thiện, chỉnh sửa bổ sung hệ thống văn băn pháp luật, chính sách hồ trợ phát triển nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống. Thường xuyên tiến hành ra soát, kiểm tra các hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ và đánh giá trách nhiệm, chức năng hoạt động của các đơn vị ban ngành liên quan.
Thứ hai, Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng các hoạt động công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, đánh giá đúng chuyên môn và bố trí vị trí phù hợp với các hoạt động phát triển nghề dệt nhuộm vải thủ công truyền thống. Cải thiện, nâng cao trang thiết bị làm việc, bồi dưỡng kỳ năng và nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên cho các cán bộ quản lý. Đồng thời, có các biện pháp xử lý vi phạm và khen thưởng kịp thời với các cán bộ có thành tích trong hoạt động.
Thứ ba, UBND tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La chú trọng thiết lập, duy trì chặt chẽ công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành thực hiện triến khai các chủ trương chính sách của tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Công thương, Sở Ke hoạch và đầu tư, Sở Khoa học công nghệ và mội trường... trong các hoạt động về phát triển nghề dệt nhuộm vài thủ công tại các hộ gia đinh, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, UBND tỉnh đã tích cực tăng cường, cải thiện cách thức quàn lý qua ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính trên các địa bàn huyện, xã. Thông qua đó, tình hình giám sát đánh giá và rà soát các hoạt động, phản hồi của đội ngũ được cập nhật nhanh chóng, giúp nắm bắt các kết quả, khó khăn tồn tại trong phát triển nghề dệt nhuộm thủ công truyền thống.