Cơ sở cho các khuyến nghị

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 151 - 156)

Các khuyến nghị của Luận án được đề xuất dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn trong bối cảnh của Việt Nam.

(i) Cơ sở pháp lý:

Việt nam là một trong những nước rất tích cực trong việc khuyến khích phụ nữ

tham gia vào mọi thành phần kinh tế. Bình đẳng giới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Nó vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định và đồng thuận, phát triển bền vững đất nước. Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản pháp lý nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, khuyến khích sự

tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời giám sát việc thực thi pháp luật và triển khai các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực này.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ (CEDAW) vào năm 1980 và phê chuẩn Công ước này vào năm 1982, cũng như Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh được thông qua tại Hội nghị thế giới về Phụ nữ lần thứ tư tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995 về việc khẳng định quyết tâm tiến tới mục tiêu bình

đẳng, phát triển và hòa bình cho tất cả phụ nữ ở mọi nơi trên thế giới vì lợi ích của toàn nhân loại. Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong cải cách khung pháp lý và chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng và xóa bỏ phân biệt đối xử giữa phụ nữ và nam giới, phù hợp với công ước CEDAW, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh. Cụ thể:

- Luật Bình đẳng Giới ban hành năm 2006 được coi là một đạo luật quan trọng. Luật lần đầu tiên đưa ra định nghĩa bình đẳng giới và phân biệt đối xử trên cơ sở

giới, và đề ra các biện pháp cụ thểđểđạt được bình đẳng giới. Luật này cũng quy định rằng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phải là các biện pháp nhằm đảm bảo bình

đẳng giới thực chất, và yêu cầu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Trong Luật Bình đẳng giới ban hành nằm 2006 cũng có một phần nói về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2007 cũng là một

đạo luật quan trọng đã lần đầu tiên quy định bạo lực của người chồng đối với phụ nữ là hành vi phạm tội có thể bị trừng phạt.

- Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực từ tháng 5 năm 2013 bổ sung quy định mới về không phân biệt đối xử và quyền lao động của phụ nữ, như là cấm quấy rối tình dục; tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng; công nhận chính thức quyền của người lao động làm thuê giúp việc gia đình; và quy định trả công bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau. Nguyên tắc về bình đẳng thực chất được ghi rõ trong Điều 26, Hiến pháp 2013: “Công dân nam và nữ có quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực. Nhà nước sẽ

ban hành các chính sách đểđảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới.”

- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011- 2020 (Quyết định số 2531/QĐ- TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ): Nội dung chủ yếu của Chiến lược là

đến 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Cũng trong chiến lược này, một trong các mục tiêu là tăng tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, vào năm 2020 tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là 35%. Đồng thời, tăng cường việc thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

- Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ): Mục tiêu của chương trình nhằm làm giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, từ đó thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020.

- Đề án quốc gia mang tên ― Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 (Quyết định số 939 / QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/6/2017):

Dự án nhằm mục đích nâng cao nhận thức của phụ nữ với tư cách là chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp sáng suốt của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Mục tiêu của dự

án đến năm 2025 bao gồm 90% cán bộ hội phụ nữ các cấp tham gia dự án được trang bị các phương pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh doanh, 70% phụ nữ tiếp cận truyền thông nâng cao nhận thức về việc làm, hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi nghiệp hoặc khởi nghiệp. , thành lập 1.200 hợp tác xã do phụ nữ quản lý và hỗ trợ 100.000 doanh nghiệp mới do phụ nữ làm chủ.

- Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2018 / NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV; Nghị định số 38/2018 / NĐ-CP quy định chi tiết đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Nghị định số 39/2018 / NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV. Đặc biệt, Nghịđịnh số 39/2018 / NĐ-CP có quy định

đảm bảo ưu tiên hỗ trợ, ưu tiên tiếp cận các gói hỗ trợđối với doanh nghiệp do phụ nữ

làm chủ và sử dụng nhiều lao động. phong trào nữ. Theo đó, DNNVV do nữ làm chủ, DN sử dụng nhiều lao động nữ nộp hồ sơđáp ứng điều kiện được ưu tiên hỗ trợ. Chính phủ có thể hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: học viên của DNNVV ở

vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, DNNVV do nữ làm chủ được miễn học phí tham gia các khóa đào tạo. tạo ra. Tiếp đó, ngày 29/3/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ban hành Thông tư số 05/2019 / TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV, cụ thể tại Khoản 2, Điều 2, “Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100 % học phí đối với cán bộ, nhân viên DNNVV ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học viên DNNVV do nữ làm chủ khi tham gia khóa đào tạo khởi sự kinh doanh. kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên ngành ”.

- Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ): Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam, có mục tiêu số 5 là “Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ

nữ và trẻ em gái”. Nội dung của mục tiêu số 5 là “đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội; Đảm bảo tất cả phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số có quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, được tiếp cận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật quốc gia”.

Ngoài ra, Việt nam cũng tham gia vào nhiều công ước, chương trình khác như: Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ICERSC (1982), Công ước về các quyền dân sự và chính trị ICCPR (1982), Công ước về các quyền của trẻ em (1990); Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển ICPD (1994)… Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (2000), Tuyên bố về việc xóa bỏ nạn bạo lực

đối với phụ nữở khu vực ASEAN (2004), Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến BĐG; Các ông ước của ILO và một số

cam kết quốc tế khác

(ii) Cơ sở thực tiễn:

Ngày nay, với sự phát triển về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ nâng cao kiến thức và năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp. Số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng cao ở tất các nước, trong đó lượng sinh viên nữ cũng đông lên rất đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa phụ nữ ngày nay có

đầy đủ năng lực và trình độđể tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý, cùng nam giới giải quyết các bài toán của tổ chức và xã hội. Hơn nữa, sự phát triển của công nghiệp 4.0 góp phần giải phóng con người ra khỏi hình thức lao động thủ công và cơ bắp. Người lãnh đạo hiệu quả không dựa vào sức mạnh thể chất hay sức mạnh quyền lực mà chủ

yếu là sử dụng sự thông minh, quan tâm, chia sẻ và tinh thần trách nhiệm. Tri thức và cảm xúc sẽ giúp con người đưa ra những quyết sách hiệu quả hơn cho sự phát triển.

Đây chính là thế mạnh, “quyền lực mềm” của phụ nữ hay còn gọi là đặc trưng của phụ

nữ. Sự nhạy cảm, thông hiểu, dịu dàng giúp phụ nữ thành công hơn so với nam giới trong vai trò lãnh đạo và quản lý. Trong khi nam giới tỏ ra mạnh mẽ, quyết đoán, thích kiểm soát và cạnh tranh thì phụ nữ tỏ ra mềm mại, linh hoạt, thường chọn con đường thuyết phục và hợp tác. Vì thế, trong vị trí lãnh đạo, người phụ nữ thể hiện khả năng tương tác tốt hơn bởi phần lớn phụ nữ có xu hướng khuyến khích sự tham gia của nhân viên, chia sẻ quyền lực, cố gắng phát huy năng lực của cấp dưới.

Trong các tổ chức, sự mềm dẻo trong quản lý, phân chia công việc theo nhóm, chia sẻ thông tin giữa các đồng nghiệp đang thay thế các cơ chế cứng nhắc của chủ

nghĩa cá nhân cạnh tranh, sự kiểm soát và bí mật. Nhà quản lý hiệu quả là người biết lắng nghe, thúc đẩy và ủng hộ nhân viên. Nhiều phụ nữ làm các công việc này tốt hơn nam giới. Các nhà khoa học cho rằng phụ nữ có thể đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau. Họ có thể vừa là người mẹ, người vợ vừa là nhà khoa học, nhà chính trị và nhà quản lý. Từ đó, phụ nữ có thể lựa chọn, quyết định và làm tốt vai trò của mình trong gia đình và xã hội với tinh thần trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp tốt. Đây cũng là nét khác biệt đáng chú ý trong cách thức lãnh đạo và quản lý giữa nam và nữ. Tri

thức và “quyền lực mềm” của phụ nữ hiện đại chính là sức mạnh để họ được bình

đẳng, tự tin và tham gia cùng nam giới trong các quyết sách của tổ chức. Một tổ chức quản lý với sự cân bằng tiếng nói nam và nữ trong các quyết định quan trọng sẽ đem

đến môi trường làm việc thân thiện, hòa bình, hiệu quả và thúc đẩy cùng tiến bộ. Bên cạnh đó, như kết quả ở những chương trước đã chứng minh được rằng các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có kết quả kinh doanh không hề thua kém so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam. Thậm chí, xét ở một số tiêu chí trong lĩnh vực kinh tế - xã hội thì các giám đốc nữđã thực hiện tốt hơn hẳn so với các giám đốc nam, ví dụ như: việc tạo thêm công ăn việc làm cho các lao động nữ, ít trốn thuế hơn, tỷ trọng

đóng thuế trên doanh thu cao hơn, số lao động trong doanh nghiệp được đóng BHXH nhiều hơn, … Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ làm giám đốc chỉ chiếm tỷ

trọng vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng gần 25% tổng số doanh nghiệp, kém hơn rất nhiều so với số các doanh nghiệp có giám đốc là nam. Khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, chủ yếu phụ nữ lại chọn cho mình quy mô nhỏ và siêu nhỏ (quy mô doanh nghiệp), chọn những ngành nghề cần ít vốn, rủi ro thấp hơn, hình thức sở hữu doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, dường như phụ nữ rất khó để tiếp cận được

đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Khi xét theo độ tuổi, tỷ lệ giám đốc nữ và độ tuổi có quan hệ ngược chiều, tuổi càng cao thì tỷ lệ nữ giám đốc càng giảm và bắt đầu giảm mamhj ở khoảng 30 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể là do khi phụ nữđến tuổi lập gia đình, họ đã dành nhiều thời gian và sức lực của mình cho việc chăm lo gia đình, nên họ đã không còn thời gian và sức lực để dành cho việc khác, trong đó có việc tham gia vào kinh doanh.

Những phân tích trên cùng với những bằng chứng thu được từ kết quả hồi quy tác giả thấy cần thiết phải khuyến khích và hỗ trợ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, tạo điều kiện cho phụ nữ có vị trí lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp để từđó nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, cả cơ sở lý thuyết, cơ sở pháp lý hiện hành và cơ sở thực tiễn đều khẳng định sự cần thiết việc khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh tế, làm chủ doanh nghiệp, tăng cường vai trò của các doanh nghiệp này, tăng cường vị thế của phụ nữ, giúp nền kinh tế tận dụng được tối đa nguồn lực, sử dụng nguồn lực hiệu quả, góp phần vào thúc đẩy bình đẳng giới, thực hiện các mục tiêu trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Vì vậy, khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, giúp họ gạt bỏ những khó khăn, những rào cản mà bản thân doanh nhân

nữ gặp phải, giúp tăng cường cả vai trò và vị thế của các doanh nghiệp do phụ nữ làm giám đốc, cũng như vai trò và vị thế của phụ nữ trong xã hội là hoàn toàn phù hợp với xu thế thế giới và thực tiễn ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 151 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)