Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 66 - 72)

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu. Dựa vào việc đánh giá kết quả hoạt động (thành tích), doanh nghiệp có thể

hiểu rõ được thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài chính của mình, biết mình đang ở vị thế nào trong ngành và thực hiện các điều chỉnh cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai (Nguyễn Thế Hùng, 2012).

Kết quả hoạt động kinh doanh có thể được mô tả như là bản chất của sự tồn tại của toàn bộ doanh nghiệp. Nó được liên kết chặt chẽ với sự lựa chọn của một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi doanh nghiệp phải theo dõi và phân tích các chỉ tiêu để hiểu được tình hình của doanh nghiệp, từ đó xác định các cơ hội để cải thiện và phát triển. Các chỉ tiêu đó cũng có thể được sử dụng để so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc yêu cầu của thị trường.

Theo quan điểm của các nhà đầu tư thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp chính là giá trị mà họ nhận được từ việc họ đầu tư vào doanh nghiệp, từ việc so sánh

giữa những gì mà họ nhận được so với những gì mà họđã bỏ ra (Alchian & Demsetz, 1972; Jensen & Mecking, 1976). Giá trị được tạo ra đó bao gồm cả giá trị tài chính và giá trị phi tài chính.

Hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh là tổng hợp các số liệu (có thể

là tài chính và/hoặc phi tài chính, dài hạn và/hoặc ngắn hạn, nội bộ và/hoặc bên ngoài),

được thu thập, xử lý và phân tích định lượng (Bisbea, Malagueno, 2012; Gimbert và cộng sự, 2010).

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường bởi nhiều phương pháp, có những phương pháp đơn giản nhưng cũng có những phương pháp tinh vi và phức tạp. Tuy nhiên việc đo lường hiệu quả nên bao gồm ba nội dung chính,

đó là: tài chính, thị trường và khách hàng, phát triển nhân viên. Nội dung tài chính

được phản ánh qua các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận và lợi tức về đầu tư. Nội dung quy mô của thị trường và khách hàng được phản ánh qua sự hài lòng của khách hàng, duy trì và chất lượng dịch vụ. Nội dung của phát triển nhân viên được đánh giá thông qua các tiêu chí như các lựa chọn của nhân viên, động lực của họ và năng lực của hệ thống thông tin. (Maltz, 2003)

Cách tiếp cận truyền thống để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp (tập trung vào việc sử dụng phân tích tài chính) bao gồm chủ yếu các chỉ tiêu tuyệt đối (lợi nhuận/lỗ ròng trong kỳ, doanh thu), chỉ tiêu thể hiện dưới dạng tỷ lệ (lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nợ, năng suất) và các chỉ tiêu khác biệt (tăng/giảm lợi nhuận, tăng/giảm doanh thu), (Wagner, 2009).

Như vậy có thể hiểu, kết quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế đo lường sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp thông qua giá trị mà doanh nghiệp tạo ra. Giá trị doanh nghiệp tạo ra là giá trị tăng thêm từ các khoản đầu tư của cổđông hay chính là giá trị tăng thêm từ những nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ ra. Giá trị có thể là sự kết hợp cả mục tiêu tài chính và mục tiêu phi tài chính.

Sau nhiều năm nghiên cứu, Cameron (1986) đã chỉ ra rằng khi tính toán đo lường kết quả hoạt động phải xem xét trong từng hoàn cảnh. Tùy thuộc đặc điểm của từng ngành, gắn liền với mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có hệ thống đo lường kết quả hoạt động khác nhau.

Hult và các cộng sự (2008) cho rằng có ba loại kết quả hoạt động được sử dụng,

đó là: kết quả tài chính (finance performance), kết quả kinh doanh (operation performance), và kết quả tổng hợp (overall performance).

Kết quả tài chính trong các nghiên cứu trước đây bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, tốc độ

tăng doanh thu và chỉ số Tobin’Q.

Kết quả kinh doanh trong các nghiên cứu thường được đo lường bởi các chỉ tiêu như: thị phần, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng, tần suất giới thiệu sản phẩm mới, và duy trì lực lượng lao động.

Kết quả tổng hợp trong các nghiên cứu lại bao gồm: uy tín, khả năng tồn tại của doanh nghiệp, mức độđạt được mục tiêu, khả năng có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành.

Cũng vẫn theo nghiên cứu của Hult và cộng sự (2008), đểđo lường kết quả tài chính thì phổ biến nhất là chỉ tiêu doanh thu (44%) và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA (40%); đểđo lường kết quả kinh doanh thì phổ biến nhất là chỉ tiêu thị phần (47%); và để đo lường kết quả tổng hợp thì phổ biến nhất là chỉ tiêu uy tín (30%). Hult và cộng sự cũng đã thống kê được có đến 44,8% các nghiên cứu tập trung sử dụng và khảo sát dữ liệu ở cấp doanh nghiệp và sử dụng chỉ tiêu tài chính để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong các nghiên cứu khoa học, kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện bằng kết quả tài chính thường được đo lường thông qua 3 cách tiếp cận: tiếp cận từ thị

trường (tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI), tiếp cận từ nguồn báo cáo tài chính của doanh nghiệp (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản - ROA, tỷ suất lợi nhuận trên vốn - ROE), và tiếp cận kết hợp (chỉ số Tobin’Q – hệ số Q của Tobin).

Kết quả tài chính được tiếp cận từ thị trường được xem là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (tài sản đầu tư) của doanh nghiệp đang nghiên cứu. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) còn được gọi là lợi tức đầu tư cho biết lãi hoặc lỗ trên một khoản đầu tư so với khoản tiền vốn đã bỏ ra và chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả của một khoản

đầu tư hoặc so sánh hiệu quả giữa các khoản đầu tư khác nhau. ROI = Lợi nhuận hoạt động / Tài sản đầu tư. (Lợi nhuận hoạt động: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay)

Tuy nhiên, qua thời gian thì việc sử dụng chỉ số ROI để đánh giá kết quả của một doanh nghiệp đã bộc lộ một số những khuyết điểm. ROI rất dễ bị sai lệch vì lợi ích riêng của một số giám đốc bộ phận, và ROI đã không quan tâm đến chi phí sử

dụng vốn. Những điều này đã dẫn đến việc đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp không còn chính xác.

Kết quả tài chính được tiếp cận từ nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp, mà chủ yếu là các báo cáo tài chính. Với cách tiếp cận này, các chỉ tiêu thường được dùng đểđo lường kết quả thể hiện kết quả tài chính là: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu. Trong đó chủ yếu là hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản – ROA và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE.

ROA = Lãi ròng/Tổng tài sản

ROA cho ta biết khả năng sinh lợi trên tổng tài sản. Các nhà cung cấp vốn gồm người cho vay (ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các trái chủ) và người góp vốn (các cổ đông) đều quan tâm đến hệ số này. ROA là tỷ suất sinh lợi dành cho cả người cho vay vốn chứ không chỉ dành cho các cổ đông. Chỉ tiêu ROA thể hiện khả năng khai thác toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ROA có thểđược coi là thước đo tổng hợp đánh giá về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

ROE = Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu.

ROE là thước đo về khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của các cổđông và được coi là hệ số quan trọng nhất trong việc đánh giá về kết quả hoạt động của các nhà quản lý. Để tạo ra giá trị cho các cổ đông, hệ số này cần phải lớn hơn chi phí vốn chủ sở

hữu của công ty

Theo Hu & Izumida (2008) thì ROA và ROE là chỉ số mô tả kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt

được trong quá khứ. Hay nói cách khác, chỉ tiêu ROA và ROE giúp cho các nhà nghiên cứu có cách nhìn về quá khứ và đánh giá khả năng lợi nhuận trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu này có quan hệ với nhau vì ROE khuếch đại ROA thông qua đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, khi tiếp cận từ nguồn thông tin này, để tính

được các chỉ tiêu một cách chính xác thì phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy và tính chân thực của các báo cáo tài chính.

Kết quả tài chính được tiếp cận từ cách kết hợp cả hai khía cạnh thị trường và doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số

Tobin’Q.

Theo Bauer và cộng sự (2004) thì chỉ tiêu Tobin’Q được tính cụ thể như sau: Giá trị

thị trường của tài sản = giá sổ sách của tài sản + giá thị tường của cổ phiếu đang lưu hành – giá sổ sách của cổ phiếu đang lưu hành; Giá trị thay thế của tài sản = giá sổ

sách của tài sản.

Chỉ tiêu Tobin’Q phụ thuộc vào giá trị vô hình của doanh nghiệp, phụ thuộc vào niềm tin của thị trường đối với tình hình tương lai của doanh nghiệp và phương pháp hay độ chính xác của việc hạch toán giá trị sổ sách của tài sản.

Như vậy nếu chỉ tiêu ROA và ROE phản ánh, mô tả kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại thì chỉ tiêu Tobin’Q sẽ cho biết dự đoán được tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Chỉ tiêu Tobin’Q sẽ là cơ sở giúp dự đoán được đánh giá của thị trường về tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Ưu điểm của chỉ tiêu này là dễ tính toán, giúp đánh giá được giá trị vô hình của doanh nghiệp, điều mà không thể hiện được trong báo cáo tài chính; nhưng nhược điểm của nó là phụ thuộc lớn vào tâm lý của nhà đầu tư và khả

năng tuân thủ chuẩn mực kế toán.

Bên cạnh các thước đo về khía cạnh tài chính, kinh doanh, hay thị trường thì kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể được đo dưới góc độ kinh tế

xã hội. Theo Nguyễn Thành Độ và cộng sự (2012), các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được xét dưới nhiều khía cạnh: xã hội, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh. Trong đó, kết quả mang tính kinh tế - xã hội được tác giả định nghĩa là “Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định” (Nguyễn Thành Độ, 2012, tr 101). Các mục tiêu kinh tế - xã hội bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; Thu nhập quốc dân; vấn

đề việc làm của người lao động; Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động; Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường… Các kết quả kinh tế - xã hội thường gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô. Theo đó, những kết quả mang tính kinh tế – xã hội là sự đóng góp của chính doanh nghiệp vào xã hội, nghĩa là mang lại các lợi ích công cộng cho xã hội như: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách, tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất…

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với sự phát triển của xã hội, của quốc gia có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại lẫn nhau. Các mục tiêu mà Chính phủ đặt ra để phát triển đất nước chỉ có thểđạt được trên cơ sở các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Mỗi một doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần vào hiệu quả chung của nền kinh tế. Ngược lại, tính hiệu quả của bộ

máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là nền tảng tốt cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

đạt hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, trong hoạt

động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến kết quả

dưới góc độ kinh tế – xã hội, bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp hài hoà với lợi ích của xã hội.

Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:

Tăng thu ngân sách Nhà nước: Một trong các nhiệm vụ của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước (ví dụ như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…). Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu từ thuế này dùng vào các lĩnh vực phi sản xuất, nhằm phục vụ cho mục tiêu nhằm phát triển nền kinh tế, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

Tạo thêm việc làm cho người lao động: Để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp sẽ phải thuê lao động – một trong các yếu tốđầu vào quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh, đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng phát triển, càng mở rộng quy mô sản xuất sẽ càng tạo được nhiều việc làm cho người lao động, giúp cho xã hội ổn định và phát triển bền vững hơn.

Nâng cao đời sống người lao động: Không những giúp cho xã hội có thêm

được nhiều việc làm, giúp cho người lao động có thu nhập để ổn định cuộc sống, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả còn góp phần nâng cao mức sống của người lao động hơn, giúp xã hội ngày càng văn minh và phát triển hơn. Việc nâng cao mức sống của người dân xét dưới góc độ kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…

Như vậy, có rất nhiều chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Tùy thuộc vào đối tượng khảo sát, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, cũng như tùy thuộc vào nguồn dữ liệu mà nghiên cứu có, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng những chỉ tiêu khác nhau. Theo tác giả, trong thời đại ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, để đánh giá một cách chính xác và toàn diện một doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải được đánh giá cả về mặt tài chính và mặt kinh tế - xã hội. Thông qua việc đánh giá kết quả hoạt động bằng các chỉ tiêu tài chính cũng như các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, có thể đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, cũng như đánh giá được sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp việt nam (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)