Vào đầu thế kỷ 20, Tarde (1902) – một nhà tâm lý học người Pháp đã bắt đầu nghiên cứu về việc ứng dụng tâm lý học vào khoa học kinh tế. Ông chính là người đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của kinh tế học hành vi. Tiếp theo, vào năm 1979, Daniel Kahneman và Amos Tvsersky đã trình bày ý tưởng được gọi là lý thuyết triển vọng , và đến năm 1992 học thuyết được phát triển toàn diện.
Trước đây, khi nghiên cứu về kinh tế học hành vi, các nhà nghiên cứu hàn lâm sử dụng Lý thuyết lợi ích kỳ vọng (expected utility theory) để mô tả sự thỏa mãn và tin chắc rằng ai cũng muốn lựa chọn cái tối đa hóa lợi ích cho bản thân. Lý thuyết lợi ích kỳ vọng nói rằng mỗi người đều đánh giá đúng về xác suất, và con người cảm nhận về
những điều tốt hay cảm nhận về những điều xấu với cùng cường độ như nhau: ví dụ
mức độ thú vị khi tìm thấy 50 đô la trên đường phố bằng với mức độ tiếc nuối khi để
Lý thuyết triển vọng không đồng ý với hai giả định này. Những người ủng hộ
nó đã sử dụng một loạt các bài kiểm tra tâm lý để tìm đến kết luận của mình. Lý thuyết cho rằng con người trên thực tế rất kém khi đánh giá xác suất. Và đặc biệt, theo lý thuyết triển vọng thì thua lỗ gây tác động cảm xúc nhiều hơn so với lợi nhuận tương
đương. Ví dụ, theo cách suy nghĩ thông thường, số lợi nhuận trong việc nhận được 50 USD thì cũng tương đương với số lợi nhuận trong trường hợp nhận được 100 USD xong lỗđi 50 USD. Trong cả 2 trường hợp, kết quả cuối cùng đều là tổng lời 50 USD. Tuy nhiên, mặc cho sự thật là như vậy, hầu hết mọi người đều nhìn nhận việc lời 50 USD thì tốt hơn lời 100 USD xong lỗ lại 50 USD. Vì vậy, nếu một người được nhận 2 lựa chọn ngang nhau, một cái nhấn mạnh vào lợi ích có thể và một cái nhấn mạnh đến rủi ro có thể, thì con người hay chọn cái đầu - ngay cả khi họ đạt được kết quả và giá trị kinh tế như nhau. Điều này cũng giống như việc bị mất 50 đô sẽ gây ra sự tiếc nuối nhiều hơn so với sự vui mừng khi phát hiện ra 50 đô trên đường phố.
Theo Ackert và Deaves (2010), lý thuyết triển vọng đã đưa ra một mô hình ra quyết định dưới điều kiện rủi ro. Nếu lý thuyết lợi ích kỳ vọng sử dụng hàm lợi ích và
được đo bằng mức tài sản, thì lý thuyết triển vọng sử dụng hàm giá trị và được đo bằng việc được hoặc mất so với một điểm tham chiếu. Bằng việc tiến hành các thí nghiệm, Ackert và Deaves (2010) đã đưa ra một số nội dung chính của Lý thuyết triển vọng. Cụ thể:
- Lý thuyết triển vọng mô tả sự phản ánh tỷ trọng lớn đối với xác suất thấp,
điều này còn hàm ý rằng con người luôn lo ngại rủi ro, con người sẽước định tỷ trọng lớn đối với những kết quả chắc chắn, hay ưu tiên cho những lựa chọn có kết quả chắc chắn hơn.
- Lý thuyết triển vọng đưa ra các trọng số khác nhau cho các khoản được và mất cùng giá trị, sựđau khổ khi bị mất một khoản giá trị sẽ lớn hơn nhiều so với niềm vui do được một khoản giá trị tương ứng. Điều này hàm ý rằng con người luôn sợ thua lỗ, các khoản thua lỗ bao giờ cũng đem đến những tác động mạnh hơn những khoản lãi thu về.
Cũng theo tổng hợp của Ackert và Deaves (2010) thì một trong các khía cạnh cần đề cập đến khi nhắc đến khoa học hành vi là sự tự tin quá mức. Sự tự tin quá mức là xu hướng con người tự đề cao năng lực, đề cao kiến thức của bản thân, quá tin vào tính chính xác trong thông tin của mình, tin tưởng quá đà vào tương lai và sự kiểm soát tình thế của mình (Glaser và Weber, 2007). Chính vì vậy, sự tự tin quá mức có thể dẫn
đến 1 số những kết quả trong quá trình hoạt động như: ước lượng sai vì quá tin vào kiến thức của bản thân cũng như tính chính xác về thông tin của mình; ảo tưởng về
kiểm soát tình thế cũng như lạc quan quá mức bởi họ thường xuyên ước lượng quá cao cho xác suất những kết quả thuận lợi và ước lượng quá thấp cho xác suất những kết quả bất lợi.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giám đốc là người cuối cùng ra quyết định cho mọi hoạt động cũng như chiến lược của doanh nghiệp. Khi đưa ra các quyết định đó, ngoài các yếu tố như kiến thức chuyên môn, tuổi, kinh nghiệm, giới tính, …thì giám đốc cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố thuộc về yếu tố tâm lý như sự quá tự tin, thái độđối với rủi ro,… Những giám đốc có sự tự tin quá mức, không lo ngại rủi ro (yêu thích rủi ro) thường có xu hướng quyết định đầu tư quá mức, những lựa chọn khác với những giám đốc khác, dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ khác.
Một vấn đề quan trọng là thái độ đối với rủi ro cũng như tâm lý tự tin rất khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Nhìn chung, phụ nữ thường được cho là sợ rủi ro hơn so với nam giới (Croson và Gneezy, 2009). Đã có những nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới dễ gặp nguy cơ rủi ro hơn là phụ nữ. Các cuộc điều tra trước đó về kinh tế (Eckel và Grossman, 200C) và về tâm lý (Byrnes et al 1999) đều cho những kết luận giống nhau: phụ nữ thường được cho là sợ rủi ro hơn so với nam giới trong phần lớn các môi trường và hoạt động.
Ben David và cộng sự (2007) sử dụng thước đo trực tiếp của sự tự tin để kiểm tra xem liệu sự tự tin thái quá của người quản lý có thể hiện trong chính sách của doanh nghiệp hay không. Nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu của hơn 6.500 dự báo thị trường chứng khoán hàng quý bởi Giám đốc tài chính (CFO) trong hơn sáu năm. Phần lớn, các CFO đã tính toán sai khá nhiều giữa lợi nhuận nhận được với lợi nhuận dự kiến. Kiểm soát các đặc điểm của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có CFO quá tự
tin đầu tư nhiều hơn, có đòn bẩy nợ cao hơn, trả cổ tức ít hơn, sử dụng tỷ lệ dài hạn hơn so với nợ ngắn hạn. Ngoài ra, thông báo sáp nhập của các doanh nghiệp có CFO quá tự tin được các nhà đầu tưđón nhận một cách tiêu cực.
Abor và Biekpe (2007) cho rằng các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ít sử
dụng nợ vì nhiều lý do, bao gồm phân biệt đối xử và sợ rủi ro lớn hơn. Kết quả phù hợp với Faccio et al (2012), người đồng ý rằng các công ty do CEO nữ điều hành có
đòn bẩy thấp hơn, thu nhập ít biến động hơn và cơ hội sống sót cao hơn so với các công ty do CEO nam điều hành.
Lý thuyết triển vọng là cơ sở để giải thích cho sự tác động của những hành vi, thái độ của các giám đốc, các nhà quản lý đến các quyết định của doanh nghiệp, mà cụ
thể trong phạm vi đề tài này lý thuyết triển vọng sẽ là cơ sởđể giải thích một trong các nguyên nhân dẫn đến các quyết định khác nhau, những lựa chọn khác nhau, những phương án chiến lược khác nhau, từ đó sẽ có những kết quả hoạt động kinh doanh khác nhau giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nam và giám đốc là nữ.
Như vậy, dựa vào các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước có thể thấy giới tính của người quản lý có thể ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực tới kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Phụ nữ thường có cách nhìn toàn diện hơn với nhiều khía cạnh hơn của vấn đề nên với tư cách là người quản lý, phụ nữ có thể giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với bản tính lo ngại rủi ro của mình, phụ nữ có thể sẽ làm mất đi nhiều cơ hội trong kinh doanh, và từđó lại làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.