của doanh nghiệp.
3.2.1.1. Phương pháp đo lường các biến
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết cũng như các nghiên cứu về mối quan hệ
giữa giới tính và kết quả kinh doanh đã trình bày ở chương Tổng quan nghiên cứu, đề
tài sử dụng các biến như sau:
a) Biến phụ thuộc – Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Yit)
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một biến số rất khó để đo lường toàn diện nếu chỉ sử dụng một thước đo duy nhất. Các nghiên cứu trước đây đều sử dụng ít nhất hai thước đo kết quả khác nhau để tăng tính chắc chắn cho nghiên cứu.
Có rất nhiều các chỉ tiêu được dùng để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu hay được các nhà nghiên cứu sử dụng nhất có thể chia làm 2 loại: (i) các chỉ tiêu đo lường về tài chính; (ii) các chỉ tiêu đo lường về
kinh tế - xã hội.
Các chỉ tiêu đo lường về tài chính có thể kểđến là:
- Doanh thu: Các thước đo về khả năng sinh lợi (Doanh thu, ROA, ROE, ROI, ROS), các thước đo về giá trị thị trường (chỉ số Q của Tobin, tỉ số M/B) hoặc các thước đo liên quan đến tỉ suất sinh lợi cổ phiếu (tỉ suất sinh lợi thô, tỉ suất sinh lợi điều chỉnh rủi ro bằng các phương pháp khác nhau). Loscocco và Robison (1991), Robert và Robb (2009) sử dụng thước đo Doanh thu thuần để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong Luận án, chỉ tiêu Doanh thu được tính là Doanh thu tiêu thụ
từ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
- Lợi nhuận: Robert và Robb (2009), Coleman (2007), Salim (2013), Duc Vo và Thuy Phan (2013) sử dụng chỉ số ROA, ROE. Nhìn chung, hai chỉ số ROA và ROE
được các nhà nghiên cứu sử dụng nhất. Tuy nhiên, giá trị của 2 hệ số này lại phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Có những nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận chỉ đơn giản là lợi nhuận thuần (Sun & Zou, 2009), cũng có nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận được tính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Wang &Xiao, 2011), và cũng có những nghiên cứu được tính là lợi nhuận thuần công với lãi vay (Butt & Saeed, 2011). Với mỗi một cách tính lợi nhuận khác nhau thì ý nghĩa tài chính cũng sẽ khác nhau. Việc có nhiều cách tính lợi nhuận khác nhau này có thể xuất phát từ ý nghĩa khoa học mà các nhà nghiên cứu muốn truyền tải, nhưng cũng có thể là do sự hạn chế về nguồn cơ sở dữ liệu sử dụng.
Trong khá nhiều trường hợp, vì cơ sở dữ liệu không đầy đủ buộc các nhà nghiên cứu phải có những cách tính lợi nhuận khác nhau. Trong Luận án này, với dữ liệu thu thập
được, lợi nhuận sẽ được hiểu là Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, và được tính bằng cách:
Lợi nhuận = Doanh thu (bao gồm Doanh thu bán hành và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính) - Giá vốn hàng bán - Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp + Lợi nhuận khác - Thuế TNDN phải nộp
- ROA và ROE: Để kiểm tra các giám đốc sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu và các khoản đầu tư vào doanh nghiệp một cách hiệu quả như thế nào, Luận án sử dụng 2 chỉ tiêu ROA và ROE. Trên cơ sở tính lợi nhuận như trên, các chỉ tiêu ROA và ROE
được tính bằng công thức:
Trong đó:
Chỉ tiêu Tổng tài sản được tính vào thời điểm cuối năm, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Chỉ tiêu Tổng vốn chủ sở hữu được tính vào thời điểm cuối năm
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Bên cạnh ROA và ROE, một chỉ tiêu khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Smith & công sự, 2006; Sabarwal & Terell). Nếu như ROA và ROE đểđo lường mức sinh lợi của một doanh nghiệp so với chính tài sản hay vốn chủ sở hữu của nó thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được dùng
để tính mức sinh lợi của doanh nghiệp trên doanh thu của mình.
Ngoài các chỉ tiêu đo lường về tài chính, cũng có một số nghiên cứu (mặc dù rất ít) có đề cập đến các chỉ tiêu mang tính kinh tế - xã hội khi đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Sigh & cộng sự (2001) cũng đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ
tăng trưởng việc làm hàng năm, tổng số lao động của doanh nghiệp để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Welter & Smallbone (2003) có quan tâm đến số tiền
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu
thuế mà doanh nghiệp nộp. Trong phạm vi Luận án này, với dữ liệu hiện có, tác giả sử
dụng một số chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mô tả cụ thể hơn, toàn diện hơn sự khác biệt giữa doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ. Đây cũng là một điểm mới của Luận án mà chưa có nghiên cứu nào trước đây đề cập đến. Cụ thể:
- Tổng số lao động: nhằm so sánh sự khác biệt về quy mô của doanh nghiệp. Trong số liệu của VEC có số liệu về tổng số lao động ở hai thời điểm: đầu năm và cuối năm. Trong Luận án, chỉ tiêu Tổng số lao động được tính là trung bình cộng của tổng số lao động ở hai thời điểm đó
- Số tiền lương hàng năm: nhằm so sánh sự khác biệt về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
- Tỷ lệ lao động nữ: nhằm so sánh sự khác biệt về khả năng tạo việc làm cho lao động nữ của giám đốc nam và giám đốc nữ
- Tỷ lệ lao động đóng BHXH, số các doanh nghiệp nộp thuế, số thuế phải nộp: nhằm so sánh sự tuân thủ pháp luật giữa giám đốc nam và giám đốc nữ
- Tỷ lệ thuế trên doanh thu: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng doanh nghiệp có được doanh thu cao càng lớn, và vì vậy số thuế phải đóng cũng từđó mà cao hơn. Chính vì vậy, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu số thuế phải nộp thì chưa chính xác
để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của các giám đốc. Tác giả xét thêm chỉ tiêu Tỷ lệ
thuế trên doanh thu để so sánh tính tuân thủ luật pháp của các giám đốc.
Nói tóm lại, để tăng tính chắc chắn cũng như đảm bảo tính toàn diện của nghiên cứu, kế thừa những nghiên cứu trước cũng như dựa vào nguồn số liệu đang có, Luận án sử dụng một hệ thống các thước đo đểđo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, được chia làm hai nhóm: nhóm thước đo về khả năng tài chính của doanh nghiệp, và nhóm thước đo về kinh tế - xã hội (lao động, tiền lương, thuế). Cụ thể:
Về thước đo tài chính (6 chỉ tiêu): log doanh thu, doanh nghiệp có lợi nhuận dương, log lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, ROE, ROA
Về thước đo kinh tế - xã hội (7 chỉ tiêu): log số lao động, log số tiền lương hàng năm, tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ lao động có BHXH, các doanh nghiệp nộp thuế, log số
thuế, tỷ lệ thuế trên doanh thu.
Sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu sẽ giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện và khái quát hơn về sự ảnh hưởng của nữ giới đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin mô tả và đo lường các biến được đề cập trong Bảng 3.1.
b) Biến độc lập – Giới tính giám đốc (Femaleit)
Biến độc lập là biến giả thể hiện giới tính giám đốc, nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có giám đốc là nữ và nhận giá trị bằng 0 nếu doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Bảng 3.1. Mô tả biến phụ thuộc
Tên biến Cách đo lường
Logarit doanh thu Lấy logarit cơ số 10 của doanh thu
Doanh thu: được tính là tổng doanh thu từ bán lẻ và dịch vụ
Những doanh nghiệp có lợi nhuận dương
Bằng 1 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận dương và bằng 0 nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận dương (<=0)
Logarit của lợi nhuận Lấy logarit cơ số 10 của lợi nhuận của những doanh nghiệp có lợi nhuận dương (Lợi nhuận > 0)
Lợi nhuận là lợi nhuận sau thuế
(= Doanh thu - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý, bán hàn… - Thuế TNDN phải nộp)
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận / Doanh thu ROE (Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu)
Lợi nhuận / Tổng vốn chủ sở hữu (x100%)
ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản) Lợi nhuận / Tổng tài sản (x100%) Logarit của tổng số lao động Lấy logarit cơ số 10 của Tổng số lao động Tổng số lao động = (Tổng số lao động ởđầu năm + Tổng số lao động cuối năm)/2 Logarit số tiền lương hàng năm Lấy logarit cơ số 10 của Tiền lương hàng năm
Tiền lương hàng năm: Lương công nhân / Tổng số lao động Tỷ lệ lao động nữ Tổng số lao động nữđược tính ở cuối năm /Tổng số lao động
được tính ở cuối năm Tỷ lệ lao động có BHXH Số lao động có đóng BHXH được tính ở cuối năm / Tổng số lao động được tính ở cuối năm Các doanh nghiệp có nộp thuế
Bằng 1 nếu doanh nghiệp có nộp thuế và bằng 0 nếu doanh nghiệp không nộp thuế
Logarit số thuế Thuế: Tổng số thuếđã nộp trong năm Tỷ lệ thuế trên doanh
thu
c) Biến kiểm soát (Xit)
Theo giả thuyết trung tâm của lý thuyết cấp trên thì đặc điểm của người quản lý như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm ảnh hưởng lớn đến cách giải thích của họ đối với các tình huống mà họ phải đối mặt, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ, và vì vậy ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà họ quản lý (Hambrick và Mason, 1984; Hambrick, 2007). Đối với phụ nữ, có 1 số những yếu tố
tác động vào việc khởi sự và vận hành kinh doanh của phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp do phụ nữ là giám đốc, những yếu tố đó có thể chính là đặc điểm của bản thân người phụ nữ như trình độ, tuổi, giới tính, kinh nghiệp (UNIDO và VCCI, 2012). Rất nhiều các nghiên cứu trước đây (ví dụ như
Hundley (2001); Sigh $ cộng sự (2001); Huang và Kisgen, 2013; Facio et al., 2016; T Jalbert & công sự, 2013) đều nhận định rằng ngoài những đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số
khác nữa như việc chọn ngành kinh doanh, doanh thu, số lao động (quy mô doanh nghiệp), cổ tức hay loại hình doanh nghiệp…. Do đó, với nỗ lực giảm bớt sự thiên lệch tiềm ẩn do các biến bị bỏ qua, trong mô hình phân tích cần kiểm soát các biến này. Bằng cách đó, có thể tin tưởng rằng nghiên cứu đã bao gồm hầu hết các biến kiểm soát cần được xác định khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giới tính giám đốc và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các biến kiểm soát được sử dụng trong Luận án được chia thành 4 nhóm: (i) đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc doanh nghiệp; (ii) loại hình sở
hữu của doanh nghiệp; (iii) ngành kinh doanh của doanh nghiệp; (iv) tính chất địa lý và thời gian. Cụ thể:
Nhóm 1: Đặc điểm nhân khẩu học của giám đốc doanh nghiệp
- Tuổi của giám đốc, tuổi bình phương của giám đốc
- Sắc tộc của giám đốc: được sử dụng để thể hiện dân tộc của giám đốc. Các nhóm dân tộc được xét gồm 3 nhóm: Dân tộc thiểu số, dân tộc Kinh, người nước ngoài. Nhóm giám đốc có dân tộc là người thiểu sốđược chọn làm nhóm cơ sở.
- Bằng cấp của giám đốc: được sử dụng để thể hiện trình độ học vấn của giám
đốc doanh nghiệp. Các nhóm bằng cấp được xét gồm 3 nhóm: không có bằng THPT và đào tạo nghề; có bằng THPT và đào tạo nghề; có trình độ cao đẳng và đại học. Nhóm giám đốc không có bằng THPT và đào tạo nghềđược chọn làm nhóm cơ sở.
Bao gồm có 5 loại hình sở hữu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân được lựa chọn làm nhóm cơ sở
Nhóm 3: Ngành kinh doanh của doanh nghiệp
Thomsen và Pedersen (trích dẫn trong Nguyễn Văn Tuấn, 2015, trang 94) cho rằng yếu tố ngành cần được tính đến khi ước lượng tác động của giới tính giám đốc. Lý do có thể là mức độ lợi nhuận, tăng trưởng và dòng tiền tự do của các công ty có khả năng bịảnh hưởng bởi sự khác biệt trong cạnh tranh và mức độ trưởng thành của ngành mà các công ty hoạt động. Vì lý do này, các tác động của các đặc điểm cụ thể
của ngành cần được kiểm soát. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm 9 ngành: Nông nghiệp, Khai khoáng, Chế biến, Gỗ và chế biến từ gỗ, Sản xuất, Dệt mau, Xây dựng, Thương mại, Dịch vụ. Nghề nghiệp cụ thể được xếp vào mỗi nhóm được quy định trong Bảng chuyển đổi trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết
định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Ngành nông nghiệp được chọn làm nhóm cơ sở.
Nhóm 4: Tính chất địa lý và thời gian
Biến giả thành thị: Bằng 1 nếu ở thành thị, bằng 0 nếu ở nông thôn
Biến giả thời gian (Yeart): Bằng 1 nếu là năm 2013, bằng 0 nếu là năm 2011
3.2.1.2. Mô hình hồi quy
Để kiểm tra xem liệu các doanh nghiệp có nữ giới làm giám đốc có kết quả kinh doanh khác biệt so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam hay không, tác giả sử
dụng mô hình kinh tế lượng sau đây:
log(Yit)=α+Femaleitβ +Xitγ +Yeartθ+ui+vit, (1) Trong đó:
)
log(Yit là log của chỉ số kết quả hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, số lao động, tiền lương, tiền thuế) của doanh nghiệp i vào năm t.
it
Female là biến giả thể hiện giới tính của chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc điều hành (nữ = 1, nam = 0)
X là các biến kiểm soát, bao gồm đặc điểm của giám đốc doanh nghiệp, loại hình sở hữu của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, và biến giả chỉ thành phố.
t
Year là biến giả chỉ thời gian, với giá trị là năm 2013 = 1, năm 2011 = 0 Sai số của mô hình được tách ra làm 2 phần: uivà vit
i
u là những biến không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng, không thay
đổi theo thời gian.
it
v là những biến không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng, thay đổi theo thời gian.
Mô hình (1) giả định rằng các biến kinh tế vĩ mô có tác động tương tự đối với các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ. Nếu không có giả định này, các ước tính có thể bị sai lệch. Tuy nhiên, vì trong mô hình đã kiểm soát hiệu ứng xu hướng thời gian (Yeart) và tất cả các biến bất biến theo thời gian (ui) nên tác giả hy vọng độ lệch này không đáng kể.
Tác giả sẽ khảo sát ảnh hưởng của giới tính giám đốc đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được dùng trong mô hình để đo lường kết quả hoạt
động của doanh nghiệp là: doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA), lao động, tiền lương và thuế. Tác giả chạy mô hình hồi quy tương tự lần lượt cho các chỉ tiêu trên.
Ảnh hưởng giới tính của giám đốc điều hành được đo bằng hệ số β của biến
it
Female . Giới tính của giám đốc không phải là biến ngoại sinh. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có giám đốc điều hành là nam và các doanh nghiệp có giám đốc điều hành là nữ có thể khác nhau không chỉ bởi các đặc điểm quan sát được như ngành kinh doanh hay là vốn, mà còn bởi những đặc điểm không quan sát được như thể chế, hệ
thống, hay có thể là những thành kiến đối với phụ nữ. Ngoài ra còn có một vấn đề về