Theo một bài viết “Vietnam records high female executive rate in Asia” trên HR Asia thì vào năm 2017, có khoảng 25% tổng giám đốc điều hành hoặc giám đốc điều hành tại Việt Nam là phụ nữ, vượt xa số liệu của Malaysia, Singapore và Indonesia. Ở
Malaysia tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí tổng giám đốc điều hành hoặc các vị trí cấp cao là 14%, ở Singapore là 10% và cuối cùng, Indonesia có tỷ lệ này là thấp nhất trong bốn quốc gia, ở mức 6%.
Theo một nghiên cứu khác của Deloitte vào tháng 6/2017, 17,6% thành viên hội
đồng quản trị trong một cuộc khảo sát của 50 công ty Việt Nam là phụ nữ - cao gấp
đôi mức trung bình của châu Á là 7,8%.
Ở Việt nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI - Vietnam Chamber of Commerce and Industry) và Tổ chức lao động quốc tế (ILO –
International Labour Organization) đã có những nghiên cứu hiếm hoi đề cập đến vấn
đề này. VCCI và ILO đề cập đến những khó khăn mà các chủ hộ kinh doanh có nữ
giới làm chủ thường gặp phải. Nghiên cứu này cho rằng những trở ngại chính đối với những hộ kinh doanh của phụ nữ là những vấn đề có liên quan đến gia đình và thời gian dành cho công việc còn hạn chế. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, vấn đề
bình đẳng giới và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế cũng đã được quan tâm ở
Việt Nam.
Ngoài ra cũng có một số nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của giới tính trong quản lý đến kết quả hoạt động của các công ty, các doanh nghiệp. Cụ thể:
Năm 2013, Duc Vo và Thuy Phan đã sử dụng mẫu gồm 77 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán, thuộc 7 ngành nghề kinh doanh khác nhau: (i) Sản xuất; (ii) Khai thác mỏ, khai thác đá và dầu khí; (iii) Xây dựng; (iv) Bán buôn và bán lẻ; (v) Nông lâm ngư nghiệp; (vi) Phục vụ công cộng; và (vii) Vận tải kho bãi. Số
liệu được lấy trong khoảng thời gian 6 năm, từ năm 2006 đến năm 2011. Mục đích của nghiên cứu là định lượng mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, quản trị doanh nghiệp
được coi là bao gồm các yếu tố sau: (i) quy mô của hội đồng quản trị; (ii) sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị nữ; (iii) tính hai mặt của CEO; (iv) trình độ học vấn của các thành viên hội đồng quản trị; (v) kinh nghiệm làm việc của hội đồng quản trị; (vi) sự hiện diện của giám đốc độc lập (bên ngoài); (vii) quyền sở hữu của hội đồng quản trị. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả
thi (FGLS) để ước lượng mối quan hệ này. Để đo lường kết quả hoạt động, nhóm nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu ROA. Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng các yếu tố quản trị doanh nghiệp như sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị
nữ, tính hai mặt của CEO, kinh nghiệm làm việc của các thành viên hội đồng quản trị, có tác động tích cực đến hiệu suất của các doanh nghiệp, được đo lường bởi chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự xuất hiện của các thành viên nữ trong hội đồng quản trị góp phần làm đa dạng về giới trong Ban quan lý, và chính sự đa dạng này đã đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chủ tịch Hội đồng quản trịđồng thời cũng là giám đốc điều hành của doanh nghiệp sẽ làm cho hiệu quả của doanh nghiệp được cải thiện hơn khi hai vị trí này do hai người khác nhau đảm nhận.
Năm 2014, Tuan Nguyen và cộng sự đã có nghiên cứu mô tả mối quan hệ giữa giới tính của người quản lý đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây có thểđược coi là nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa giới tính của người quản lý
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các kết quả về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã khảo sát 120 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam, trong khoảng thời gian 4 năm từ năm 2008 đến năm 2011. Bài nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa đa dạng giới tính và
đã dùng chỉ tiêu Tobin’s Q là biến phụ thuộc đểđánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết Hệ số q của Tobin cho rằng nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu Tobin’Q lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đó có cơ hội tăng trưởng tốt và các nhà đầu tư sẽ quan tâm
đến doanh nghiệp đó hơn. Về biến độc lập, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số chỉ
tiêu đề thể hiện sự đa dạng giới: tỷ lệ phụ nữ trong Hội đồng quản trị (female), Blau index, d1woman (phân biệt các doanh nghiệp mà trong Hội đồng quản trị có ít nhất 1 phụ nữ hoặc ít nhất 2 phụ nữ). Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quán (GMM) để kiểm tra mối quan hệ này. Sau khi kiểm soát quy mô doanh nghiệp (fsize), độ tuổi(lnfage), thời gian (time), đòn bẩy tài chính (leverage), cơ
cấu sở hữu (block), các yếu tố không quan sát được và các đặc điểm khác, nhóm tác giả
đã đưa ra kết luận về mối quan hệ tích cực giữa sựđa dạng giới tính và kết quả hoạt
động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lượng phụ nữ
trong Hội đồng quản trị cũng tạo ra sự khác biệt. Hội đồng quản trị có ít nhất một nữ
giới thì kết quả của doanh nghiệp dường như tốt hơn những doanh nghiệp mà Hội
đồng quản trị không có phụ nữ, và với sự xuất hiện của ít nhất hai phụ nữ trong Hội
đồng quản trị lại có ảnh hưởng mạnh hơn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với việc Hội đồng quản trị chỉ có ít nhất một phụ nữ. Cuối cùng, nhóm tác giả còn tìm ra
được tác động tích cực của sựđa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ dừng lại khi tỷ lệ phụ nữ trong Hội đồng quản trị sẽđạt đến
điểm gãy là 20%. Phát hiện này cho rằng mối quan hệ giữa sự đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có hình chữ U ngược.
Nguyễn Quang Khải (2015) với nghiên cứu của mình đã chỉ ra những nhân tốảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 112 doanh nghiệp được niêm yết trên hai sàn chứng khoán việt nam (bao gồm 63 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và 49 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX), mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên, dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2014. Thông qua các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã được công bố hàng năm, thông qua những thông tin trên các website của công ty và sở giao dịch, tác giảđã thu thập được những số liệu để sử dụng vào việc phân tích mô hình cho đề tài. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng FEM (fixed effects model) với dữ liệu bảng.
Biến phụ thuộc mô tả hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được sử dụng trong mô hình là Tobin’Q (bài viết đã sử dụng hàm log của Tobin’s Q để giảm độ thiên lệch). Biến độc lập là Tỷ lệ nữ giới trong bộ phận quản lý doanh nghiệp. Biến kiểm soát bao gồm các biến tuổi doanh nghiệp, đòn bẩy Hệ số CapEx (được đo lường bằng tỷ lệ chi phí sử dụng vốn trên tổng tài sản kỳ trước), lợi nhuận quá khứ của DN và cuối cùng là quy mô DN. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ sốước lượng thể hiện mối tương quan giữa tỷ lệ nữ giới trong bộ phận quản lý và hiệu quả DN là dương và bằng 0.0375 với mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa là, nếu tỷ lệ nữ trong bộ phận quản lý của doanh nghiệp tăng thêm 1% thì hiệu quả hoạt động (được đo bằng hệ số Tobin’s Q) sẽ
tăng lên 0.0375%.
Năm 2017, Lê Hoàng Long và cộng sự đã có nghiên cứu nhằm mục đích điều tra sự khác biệt về giới trong tiếp cận tài chính đối với trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra khảo sát các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam, bao gồm các cuộc điều tra năm 2005, 2007, 2009, 2011 và 2013. Đây là một trong số ít các cuộc điều tra chính thức quy mô lớn tại Việt Nam, cuộc khảo sát đã được thực hiện hai năm một lần trên mẫu của khoảng 2.500 doanh nghiệp. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu 7 ngành nghề kinh doanh lớn nhất chiếm 77% tổng số doanh nghiệp trong cuộc khảo sát năm 2013. Chúng bao gồm thực phẩm và đồ uống, may mặc, chế biến gỗ, sản phẩm cao su và nhựa, sản phẩm kim loại chế tạo và sản phẩm điện tử. Dữ liệu bảng không cân bằng cuối cùng bao gồm 8.688 quan sát, đại diện cho 3.532 doanh nghiệp.
Biến phụ thuộc là Số lượng các khoản vay chính thức bị từ chối. Biến độc lập là biến giả nữ giám đốc (Female). Các biến kiểm soát là trình độ học vấn (Dedu), tuổi của doanh nghiệp (Fage), log số lao động (Logemp).
Dựa trên những dữ liệu, nhóm nghiên cứu chia các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mẫu thành 2 nhóm: các doanh nghiệp nộp đơn xin khoản vay chính thức và các doanh nghiệp không nộp đơn xin khoản vay chính thức. Tập trung vào nhóm đầu tiên, nghiên cứu này điều tra xem các doanh nghiệp có giám đốc là nữ có bị từ chối nhiều lần hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam hay không khi họ áp dụng cho một khoản vay chính thức. Về nhóm thứ hai, nhóm nghiên cứu xác định sự khác biệt về giới trong lý do tại sao họ không áp dụng cho khoản vay chính thức.
Kết quả chỉ ra rằng có tồn tại sự phân biệt đối xử trong khả năng tiếp cận tài chính, trong đó các doanh nghiệp có giám đốc là nữ phải đối mặt với khả năng cao hơn bị từ chối các khoản vay so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra sự phân biệt đối xử này không diễn ra trong tất cả các ngành
mà chỉ diễn ra ở một số ngành. Cụ thể, trong các ngành Thực phẩm & Đồ uống, ngành May mặc, nơi có tỷ lệ lao động nữ và lãnh đạo nữ cao hơn, không có bằng chứng về
phân biệt đối xử trong việc tiếp cận vốn. Trong khi đó, trong các ngành như chế biến gỗ, sản phẩm kim loại, điện tử, cao su và nhựa, các doanh nghiệp có giám đốc là nữ phải đối mặt với khả năng bị từ chối cao hơn.
Phan Bùi Gia Thủy và cộng sự (2017) đã sử dụng mẫu dữ liệu gồm 120 công ty
được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, số liệu được lấy thủ công từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán và báo cáo thường niên của 120 công ty này trong vòng 7 năm liên tiếp, từ năm 2009-2015, tổng cộng là 840 quan sát. Nghiên cứu của Phan Bùi Gia Thủy và cộng sựđược thực hiện với mục đích đo lường tác động của đặc điểm Tổng giám đốc điều hành (Chief Executive Officer - CEO) đến hiệu quả hoạt động công ty ở Việt Nam.
Biến phụ thuộc thể hiện hiệu quả hoạt động công ty được sử dụng là chỉ số tài chính ROA. Biến độc lập là các đặc điểm của tổng giám đốc điều hành bao gồm: độ
tuổi (CEOAge), tỷ lệ sở hữu (CEO Own), quyền kiêm nhiệm (CEO NonMember, CEO Member, và CEO Dual), trình độ học vấn (CEO Edu), và nữ giới (CEO Female). Các biến kiểm soát biểu thị đặc điểm công ty bao gồm: tỷ lệ nợ (Debt), tổng tài sản (Firm Size), và số năm thành lập công ty (Firm Year).
Đầu tiên nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê về đặc điểm của CEO và đặc điểm công ty, bao gồm: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất, và độ lệch chuẩn. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các biến, kết quả cho thấy rằng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình không nghiêm trọng. Cuối cùng, tác giả sử dụng phân tích hồi quy theo phương pháp
ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model - FEM) để ước lượng mức độảnh hưởng của
đặc điểm của Tổng giám đốc điều hành (độ tuổi, tỷ lệ sở hữu, quyền kiêm nhiệm, trình
độ học vấn, và giới tính) đến hiệu quả hoạt động của công ty (ROA). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của mỗi biến độc lập khác nhau lên biến phụ thuộc là khác nhau, có những mối quan hệ tuyến tính, phi tuyến, nhưng cũng có biến độc lập không có mối quan hệ gì với biến phụ thuộc. Cụ thể, ảnh hưởng của độ tuổi và tỷ lệ sở hữu vốn của Tổng giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động công ty là phi tuyến. Khi độ
tuổi của tổng giám đốc điều hành gia tăng đến khoảng 44 hay 45 tuổi, hiệu quả hoạt
động công ty gia tăng. Nhưng khi tuổi của tổng giám đốc vượt qua ngưỡng tuổi này,
đồng nghĩa tuổi đời của tổng giám đốc càng cao, sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động công ty; Về tỷ lệ sở hữu vốn thì nghiên cứu cho thấy rằng nếu mức tỷ lệ sở hữu vốn của Tổng giám đốc điều hành nhỏ hơn 30,18% thì khả năng sinh lợi của công ty giảm khi
tỷ lệ sở hữu vốn của tổng giám đốc tăng, nhưng khi vượt qua mức tỷ lệ này, hiệu quả
hoạt động của công ty sẽ gia tăng trở lại; Ngoài ra, những công ty có CEO kiêm nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ có hiệu quả tốt hơn so với các công ty không duy trì cấu trúc này. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả không tìm thấy mối quan hệ
giữa giới tính cũng như trình độ của Tổng giám đốc điều hành đến hiệu quả của công ty, hay nói cách khác, kết quả về sự tác động của Tổng giám đốc điều hành nữ và trình độ
học vấn của Tổng giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động công ty vẫn chưa rõ ràng. Nói tóm lại, hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích về mối quan hệ giữa giới tính của người quản lý với kết quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi dạng mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng và được cụ thể hóa vào
điều kiện nghiên cứu cụ thể của từng khu vực, của từng nước . Các tác giảđã đưa ra sự
khác biệt về giới tính của người quản lý trong việc thành lập doanh nghiệp, vận hành và quản lý doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp do nam giới sở hữu chiếm ưu thế hơn nhiều so với doanh nghiệp do nữ giới sở hữu tại rất nhiều khu vực trên thế giới. Các doanh nghiệp do nam giới sở hữu và mặt khác do nữ giới sở hữu thường tập trung vào các lĩnh vực khác nhau, giám đốc nữ thường tham gia nhiều hơn vào các ngành sử
dụng nhiều lao động như thương mại và dịch vụ, và ít tham gia vào các ngành sản xuất cần đầu tư vốn lớn. Một số nghiên cứu đưa ra một số khác biệt về giới tính nhất định trong các mô hình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và đa phần ở hầu hết các nghiên cứu, các tác giả thường so sánh sự khác biệt về kết quả hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ, kết quả
hoạt động kinh doanh thông thường được đo lường bằng các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu, ROA, ROE.
Còn một số nghiên cứu lại chỉ ra được một số sự khác biệt tiềm năng trong hành vi kinh doanh khi chủ doanh nghiệp là nam và chủ doanh nghiệp là nữ, và cũng đã cố
gắng đi tìm nguyên nhân cho sự khác biệt đó, những rào cản mà các doanh nhân nữ
thường gặp phải.